Động Lực Chạy Bộ

Bruce Vu

“Tôi có một giấc mơ!” Đó là câu mở đầu trong bài diễn văn bất hủ của lảnh tụ da đen Martin Luther King. Giấc mơ của ông là người da đen và da trắng đoàn kết thành một khối. Còn giấc mơ của tôi và của bạn là hoàn thành một chương trình luyện tập căng thẳng kéo dài bốn tháng để đạt được kết quả tốt nhất ở cuộc đua sau quá trình luyện tập.

Đó là chúng ta có một động lực để luyện tập, để vượt lên chính mình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều runner với tài năng vô biên nhưng động lực thì giới hạn, họ sẽ không bao giờ thể hiện hết tiềm năng bản thân. Theo giải thích của các nhà khoa học thì những yếu tố tâm lý sau đây đóng góp cho việc giới hạn động lực

1) Chủ nghĩa cầu toàn

Nói chung, những người lúc nào cũng muốn đạt sự hoàn hảo sẽ là những người sớm bị nản chí sau những bài tập căng thẳng. Biết rằng đòi hỏi cầu toàn sẽ giúp runner đạt được thành tích chạy nhanh rất mau, nhưng cái giá phải trả cho sự vinh quang là luyện tập quá độ, chấn thương và lúc nào cũng không thỏa mãn với thành tích đạt được.

Những kẻ cầu toàn không bao giờ hài lòng sau mỗi cuộc đua, bất kể thành tích thời gian đạt được. Vì thế, những người này không bao giờ tìm thấy niềm vui chạy bộ và sẽ mau chóng mất hứng thú với bộ môn này.

2) Chạy vì người khác

Thêm một đặc tính của người chạy bộ bất mãn là họ thường chạy để làm vừa lòng người khác. Họ muốn được hoàn hảo dưới mắt của những kẻ xung quanh và nghĩ rằng HLV, gia đình, và bạn bè mong đợi những điều tuyệt vời nhất từ họ. Sự lo lắng sẽ làm HLV hay người thân thất vọng quá nặng nề khiến chạy bộ trở thành áp lực lớn.

Chạy bộ chỉ vì người khác là một thái độ nguy hiểm bởi vì bạn không thể nào chiến thắng mọi cuộc đua và gây ấn tượng hết mọi người. Một runner chỉ chạy để thỏa mãn người khác sẽ chuốc lấy thất bại và sẽ bỏ chạy vì sự thất vọng.

3) Chạy vì giải thưởng

Nhiều runner muốn khoe khoang thứ hạng cũng như các cúp giải thưởng mà họ đạt được. Có nhiều runner chỉ chạy các cuộc đua nhỏ ở địa phương vì họ nghĩ rằng sẽ được xếp hạng cao. Tuy nhiên, chỉ tập trung vào giải thưởng và coi đó là động cơ để chạy bộ thường dẫn đến kiệt sức. Thay vì quá điên cuồng đến chuyện thắng thua, runners sẽ đạt được nhiều niềm vui hơn nếu biết hưởng thụ cảm giác và không khí đua.

Động lực hiệu quả nhất là thái độ chạy bộ của bạn, chỉ nên tập trung vào việc thử thách cơ thể tiến xa hơn, nhanh hơn ngày hôm nay so với ngày hôm qua hay tuần lễ này so với tuần lễ trước, đồng thời đừng quên cái cảm giác khỏe mạnh mà chạy bộ mang lại cho bạn. Với thái độ này, những chiến thắng và giải thưởng chỉ là chuyện bên lề. Chuyện quan trọng là nỗi đam mê chạy bộ đi đôi với sự hưởng thụ, sức khỏe, và niềm vui.

Để tạo động lực chạy bộ thì bạn nên:

(1) Chịu khó luyện tập đều đặn nhưng không đòi hỏi cầu toàn. Nên hiểu trên đời không có ai hoàn hảo và đừng có tự phạt mình sau một cuộc đua không được như ý. Thay vì vậy cứ nghĩ đó là bài học, “thất bại là mẹ thành công”.

(2) Chạy cho chính bản thân chứ không phải để làm ai đó hài lòng.

(3) Đừng có để ý quá nhiều về giải thưởng hay thứ hạng. Thay vì vậy, tập trung vào cái cảm giác vui sướng mà chạy bộ mang lại và cơ hội chạy bộ mang lại cho bạn; đó là thúc đẩy bản thân và khám phá ra tiềm năng chính mình.

Một khi áp dụng được 3 điều trên thì bạn sẽ thấy chạy bộ nó dễ dàng biết dường nào.

Chúc bạn đầy động lực chạy bộ!

 

About the Author Bruce Vũ

Bruce Vũ là khoa học gia với công việc nghiên cứu toàn thời gian ở trung tâm vũ trụ Hoa Kỳ (NASA Kennedy Space Center) và là giáo sư bán thời gian, phụ trách giảng dạy các môn kỹ thuật động lực học. Ngoài giờ làm việc hành chánh, Bruce dành phần lớn thời gian trên những cung đường chạy bộ vào sáng sớm trước khi đi làm và trong phòng gym sau giờ làm việc. Sở thích hiện tại của anh là nghiên cứu, dịch thuật, và sáng tác các bài viết có liên quan đến đề tài chạy bộ.

  • […] Động Lực Chạy Bộ […]

  • […] ta cũng phải tự hỏi mình về động lực chạy bộ. Sẽ không có bảng kết quả nào ghi nhận […]

  • >
    19 Shares