Làm cách nào bạn có động lực lâu dài trong chạy bộ?

Tôi làm quen với chạy bộ đến nay được 10 năm. Có lẽ là một số ít những người đầu tiên hình thành phong trào chạy bộ này. Mặc dù đến với nó khá muộn khi bước sang tuổi tứ tuần. Lý do ban đầu của tôi là do sức khỏe khi cân nặng 78kg, mỡ nhiều, đường huyết cao. Đó là lý do mang tính phương tiện (instrumental reason). Sức khỏe thường là một lý do phổ biến. Các lý do khác có thể là tò mò, ham vui, theo phong trào, muốn chứng tỏ bản thân. Tất cả lý do này đều từ bên ngoài với động cơ ngoại tại (extrinsic motivation).

Nhưng rồi bạn đã đạt được các mục tiêu như giảm cân nặng, chỉ số sức khỏe về mức bình thường hoặc đã đạt các thành tích như hoàn tất 10km, 21km, 42km hay 100km, đứng trên bục nhận thưởng. “Công thành danh toại”, đời bước sang trang và có thể tạm ngừng chạy như một công việc đã hoàn thành, một giai đoạn đã vượt qua. Đến bây giờ sẽ có 2 lựa chọn: Dừng lại và đi tiếp.

Trong bài “Triết học và người chạy bộ nghiêm túc” là cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Jonathan Beverly của Tạp chí Running Time với Mark Rowlands, tác giả của sách “Chạy với Đám đông” (Running with the Pack) mà tôi dịch cách đây 5 năm có một câu hỏi quan trọng về vấn đề này. Mark Rowlands giải đáp:

“Nếu có một viên thuốc vạn năng có thể mang lại cho anh tất cả các lợi ích của việc chạy bộ như sức khỏe, ngoại hình, kể cả niềm vui, anh có tiếp tục chạy không?” Và theo kinh nghiệm bản thân, một người chạy càng lâu thì khả năng trả lời là Có, cho việc họ sẽ tiếp tục chạy.

Điều đó khiến tôi nghĩ rằng chạy bộ đã tác động lên anh khác với, hầu như độc lập với những lợi ích mà sức khỏe đem lại, tác động của nó đến vòng eo, lên sáu múi, kể cả cái cách nó mang lại niềm vui cho anh khi chạy. Cuối cùng, nếu anh chạy đủ lâu, đủ khó khăn vất vả, anh sẽ khám phá ra một giá trị của việc chạy: một giá trị mà việc chạy cho chính nó (chạy bộ “vị” chạy bộ). Đó chính là giá trị nội tại (instrinsic value) của việc chạy.”

Như thế chỉ có giá trị mang tính nội tại mới giúp bạn gắn bó với bộ môn này lâu dài. Bạn cần phải đồng nhất nó với bản thân, với lối sống của mình trong một khẳng định:

Tôi là một người chạy bộ, I am a marathoner. Chạy bộ là lối sống của tôi.

Người chạy bộ được 10 năm và nay 50 tuổi vẫn còn tiếp tục chạy

Khi ấy bạn mới có thể vượt qua những cơn buồn chán (running blue) hay những chấn thương dai dẳng do chạy bộ.

About the Author Đào Trung Thành

follow me on:
  • […] tiết lộ điều khó khăn nhất là tìm động lực kéo bản thân xỏ giày ra kh&#788… và chạy quãng đường marathon mỗi […]

  • >
    0 Shares