Đào Trung Thành
Đây là phỏng dịch của tôi bài phỏng vấn “Philosophy and the Serious Runner” của Tổng biên tập Jonathan Beverly của Tạp chí Running Time với Mark Rowlands, tác giả của sách “Chạy với Đám đông” (Running with the Pack-RWTP).
Nếu như bạn đã và đang chạy bộ đủ dài, cỡ chừng 20 km trở lên hay đủ lâu, khoảng 2 năm thì việc tìm hiểu lý do tại sao bạn quần quật chạy ngoài công viên, ngoài đường như một kẻ điên, bất chấp mưa nắng và những trải nghiệm không dễ chịu là rất cần thiết. Điều này cũng giải thích nhiều vấn đề mà một người không chạy bộ ít có cơ hội trải nghiệm.
RunningTime (RT): Ông nhận thấy có một tương quan (correlation) giữa một người chạy bộ đủ dài và đủ “nghiêm túc” với sự hiểu những khái niệm mà ông mô tả?
MarkRowlands (MR): Nói ngắn gọn là Có. Còn trả lời dài thì…
Khi người ta bắt đầu chạy bộ, họ thường có những lý do mang tính phương tiện (instrumental reason). Sức khỏe thường là một lý do phổ biến. Họ không muốn cái cách mà thiên hạ nhìn họ như béo mập, lười vận động, ..là lý do khác. Bản thân tôi có một lý do khá đặc biệt đó là tôi có chung nhà với một chú chó tham lam, bạ đâu cũng ăn những thứ đồ trong nhà cho đến khi mệt lử. Bất kể lý do nào, mọi người khi chạy đều có một lý do và lý do đó thường là một điều gì đó bên ngoài việc chạy; một điều gì đó mà việc chạy sẽ giúp họ đạt được. Đó là điều tôi muốn nói khi nói về lý do mang tính phương tiện: Chạy bộ, với họ, là một phương cách, một phương tiện để đạt mục đích.
Một cách khác để biết một người chạy với lý do mang tính phương tiện hay không là hỏi họ như sau:”Nếu có một viên thuốc vạn năng có thể mang lại cho anh tất cả các lợi ích của việc chạy bộ như sức khỏe, ngoại hình, kể cả niềm vui, anh có tiếp tục chạy không?” Và theo kinh nghiệm bản thân, một người chạy càng lâu thì khả năng trả lời là Có, cho việc họ sẽ tiếp tục chạy.
Điều đó khiến tôi nghĩ rằng chạy bộ đã tác động lên anh khác với, hầu như độc lập với những lợi ích mà sức khỏe đem lại, tác động của nó đến vòng eo, lên sáu múi, kể cả cái cách nó mang lại niềm vui cho anh khi chạy. Cuối cùng, nếu anh chạy đủ lâu, đủ khó khăn vất vả, anh sẽ khám phá ra một giá trị của việc chạy: một giá trị mà việc chạy cho chính nó (chạy bộ “vị” chạy bộ). Đó chính là giá trị nội tại (instrinsic value) của việc chạy.
Anh sẽ thấy sự tương quan, ít nhất là với kinh nghiệm của tôi, giữa những giai đoạn của việc chạy.
Một người chạy được một dặm (1,6km) có thể hiểu được giai đoạn mà tôi gọi là “giai đoạn Descartes”, theo tên của một triết gia người Pháp thế kỷ thứ 17 tên là Descartes. Đó là giai đoạn mà tâm trí mặc cả với thân thể, lừa phỉnh ít nhiều. Hãy chạy đến góc ở đằng kia, chỗ nọ rồi anh có thể đi bộ một chút. Liên quan đến giai đoạn kinh nghiệm này là một dạng như tách biệt giữa thân thể và tâm trí trong đó tâm trí chịu trách nhiệm chính. Đó cũng là cách mà Descartes nghĩ về con người nói chung (theo hướng nhị nguyên, phân biệt cơ thể và tâm trí).
“Giai đoạn Hume”- gọi theo tên nhà triết học người Scotland thế kỷ 18, David Hume – là trạng thái khó đạt hơn. Đó là giai đoạn mà tâm trí dường như biến mất thay vào đó là những ý nghĩ có vẻ như từ hư không. Nghĩa là giai đoạn mà chỉ có những ý nghĩ mà không có người nghĩ. Đó cũng là cách thức mà Hume nghĩ về chúng ta: chỉ là một mớ, một tập hợp những suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc, vân vân, mà không có chủ thể suy nghĩ nằm sau mớ suy nghĩ đó. Giai đoạn này, theo kinh nghiệm của tôi là sản phẩm của hai vấn đề: Sự mệt mỏi và nhịp độ. Lúc này chúng ta đã mệt nhưng vẫn có khả năng duy trì nhịp độ bất chấp mệt mỏi. Điều này cũng liên quan đến kỹ năng hay sự phát triển của cá nhân người chạy mà không phải ai cũng đạt tới.
Giai đoạn cuối cùng,“giai đoạn Sartres”- gọi theo tên triết gia hiện sinh người Pháp J.P.Sartres, rất khó đạt tới. Tôi chỉ đạt tới trạng thái này khi tham gia cuộc chạy marathon khi đó bắp chân gần như xé rách, xảy ra ở nửa chặng khiến tôi muốn chết đi cho xong. Để đến giai đoạn này, anh cần phải trải qua “giai đoạn Hume” và tiến vào “vùng nước sâu”. Trong “vùng nước sâu” này, anh sẽ nếm trải kinh nghiệm tự do hay đại loại thế. Tự do song hành với việc nhận ra rằng lý trí không hề còn thẩm quyền đối với anh nữa. Anh có nhiều lý do để bỏ cuộc- những kinh nghiệm không thú vị, cực kỳ đau đớn hay đại loại vậy. Thế nhưng, không lý do nào có thể dừng anh lại được. Anh đã vượt qua thẩm quyền của lý tính. Triết gia Sartres gọi nó là sự “khắc khoải tự do”. Với tôi, tôi phải thừa nhận là nó còn hơn niềm vui.
Mỗi giai đoạn theo thứ tự tuần tự mỗi lúc một khó đạt. Theo kinh nghiệm của tôi thì số lượng người chạy bộ hiểu được các khái niệm này giảm dần theo từng giai đoạn, nhiều người hiểu được “giai đoạn Descartes” nhưng rất ít người hiểu “giai đoạn Sartres”. Tuynhiên, tôi nghĩ rằng những vận động viên có tinh thần thi đấu đa phần đều hiểu tất cả các giai đoạn này.
RT: Ông có thấy rằng thi đấu được coi như một khía cạnh khác của giá trị nội tại của việc chạy không? Hay ông cho rằng thi đấu cũng đơn giản chỉ là một giá trị bên ngoài đủ để được đánh giá là giá trị nội tại mà đám đông (pack) mang lại.
MR: Có một sự hiểu lầm về quan điểm mà tôi bảo vệ trong sách RWTP rằng tôi chống lại việc thi đấu thể thao. Thật là khác xa với sự thật. Tôi so sánh việc chạy với trò chơi (game) – một loại hoạt động mang giá trị tự thân. Lý do thực sự của việc chạy chỉ đơn giản là chạy, cũng như lý do thực sự của chơi game chỉ đơn giản là chơi game. Nếu anh thực hiện nó với lý do khác, ví dụ như thắng game để mang lại cho anh nhiều tiền thì đó không còn là chơi nữa mà anh làm việc. Nhưng trò chơi, ngay cả bỏ qua mục đích tiền bạc, thì đầy những mục đích. Không có mục đích thì cũng không có trò chơi.
Ở đây, ví dụ như tôi có một trò chơi trong vài tuần. Tuần này, tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ chạy từng đó km giống nhau trong năm ngày và mỗi ngày tôi sẽ chạy nhanh hơn ngày hôm trước. Đó là một trò chơi thú vị. Tương tự như vậy, một người quyết định chơi trò chơi theo kiểu này: năm nay tôi sẽ chạy nhanh nhất trong nhóm cùng lứa tuổi trong cuộc marathon do địa phương tổ chức. Theo tôi hiểu thì đó cũng là một trò chơi thú vị. Hoặc tiếp nữa, anh đang lên kế hoạch cho việc chạy marathon với thành tích 3 giờ 45 phút và anh sẵn sàng để thực hiện điều đó cũng là một trò chơi thú vị. Tôi không chống đối việc chơi game và gọi một cái gì đó là trò chơi không phải là giảm giá trị của nó. Trái lại, trò chơi khiến cuộc sống đáng sống hơn.
Quan điểm của tôi thực ra là nhấn mạnh vào quan hệ lành mạnh giữa các mục tiêu của chúng ta. Luôn luôn có trò chơi khác vào ngày hôm sau. Thất bại trong việc hoàn thành một mục tiêu hay mục đích trong một trò chơi không quan trọng bởi vì người ta có thể chơi trò khác vào ngày hôm sau.
Thất bại trong việc hoàn thành một mục tiêu không làm giảm giá trị của chúng ta. Trái lại, chính chúng ta lựa chọn các mục tiêu, chúng ta quyết định và định hình chúng chứ không phải những mục tiêu định hình chúng ta.
RT: Ông có thể bình luận tại sao rất nhiều người khó chấp nhận rằng việc chạy có giá trị nội tại? Dường như người ta rất dễ chấp nhận những lĩnh vực khác có giá trị nội tại như nghệ thuật, âm nhạc, các trò thi đấu khác như võ thuật, kiếm… trong khi gán cho chạy bộ giống như công việc hay phải có giá trị bên ngoài?
MR: Câu hỏi hay. Anh biết rằng có những khi anh chạy mọi việc đều suôn sẻ, những lúc đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên, chạy không luôn luôn thế. Hay ít nhất với một số người trong chúng ta nó không luôn luôn thế. Chạy bộ là công việc cực nhọc, khó khăn, đôi khi khó tàn nhẫn. Do đó, tôi nghĩ là người ta luôn có những thời điểm khó khăn khi mà người đó đang thực hiện công việc khó, những trải nghiệm không dễ chịu mà không cần phải che dấu cảm xúc, động cơ. Nếu người nào thấy tôi cùng với chú chó đau khổ Hugo của tôi, chiến đấu với cái ẩm gần 100% của Miami, họ chắc phải nghĩ tôi có một lý do nào để dấn thân vào đó. Họ đã nhầm lẫn giữa việc xứng đáng hay giá trị của một hoạt động với sự vui thích của hoạt động đó. Và đó cũng là sự nhầm lẫn trong thế giới ngày nay.
RT: Tôi không nhớ có đề cập đến việc “chạy từ thiện ” trong cuốn sách không, nhưng tôi thường cảm thấy điều đó làm giảm đi mức độ giá trị nội tại của việc chạy.Anh chạy không chỉ vì những hệ quả tự nhiên của hành động (sức khỏe, thể thao,lành mạnh) mà vì một nguyên nhân chủ ý mà anh đã gán cho nó. Và tôi cảm thấy rằng đây là lý do chính mà những người chạy “truyền thống” thường lảng tránh. Suy nghĩ của ông thế nào?
MR:Tôi muốn phân biệt giữa các hệ quả tự nhiên và mục tiêu chủ ý. Và tôi nghĩ rằng có thể là quan trọng ít nhất là về mặt tâm lý. Tuy nhiên, tôi có hai ý kiến sau.
Đầu tiên, cái tiêu đề của Running with thePack (RWTP) được thiết kế để phản ánh ý tưởng rằng có hai điều trong cuộc sống mà về bản chất có giá trị nội tại – giá trị vì lợi ích riêng chính nó và không (chỉ) cho bất cứ điều gì khác mà nó có thể mang lại cho anh. Một là chạy bộ, dùng như là một ví dụ điển hình của điều chúng ta làm vì lợi ích riêng của nó (chạy vị chạy bộ). Cái kia là đám đông, mà tôi sử dụng để chỉ những người khác (người hoặc chó). Ý tưởng cho rằng mọi ngườicó giá trị nội tại được chấp nhận rộng rãi. Vì vậy, rõ ràng, tôi tập trung nhiều hơn vào các hoạt động. Tuy nhiên, rất khó để phản đối những người khác là có giá trị nội tại. Chạy vì từ thiện là một cách tôn trọng giá trị của người khác.Và như vậy, nó không có bất cứ điều gì khác hơn là một điều tốt.
Thứ hai, một hoạt động là công việc không phải vì nó là gì nhưng vì lý do tại sao anh làm điều đó. Một hoạt động và các hoạt động tương tự có thể, trong những bối cảnh khác nhau, là công việc hoặc trò chơi. Điều khiến cho khác biệt là lý do tại sao anh làm điều đó. Rõ ràng, nếu anh đang đứng ở vạch xuất phát nghĩ rằng mìnhkhông thực sự cảm thấy thích cuộc đua này, nhưng mình phải làm điều đó bây giờ vì đã nhậnđược tài trợ này, và anh có một vài giờ làm việc khó chịuphía trước. Đó là công việc. Nhưng nếu anh có thể đặt tất cả những lý do này ra khỏitâm trí của mình mộtkhi đang ở vạch xuất phát, và chỉ xem chạy đơn giản là để chạy, anh có một vài giờ chơi phía trước. Đó là trò chơi. Đối với tôi, một nhà văn, nó giống như sự khác biệt giữa viết cái gì bởi vì anh đã đồng ý làm điều đó và đã được trả tiền trước, và viết một cái gì đó bởi vì anh có một ý tưởng tuyệt vời mà anh muốn khám phá cái cách ý tưởng đó dẫn mình đi đâu. Tất nhiên, chấp nhận những cam kết từ người khác trả cho mình: đó là công việc. Nhưng, thường xuyên, làm việc là để tôn trọng các giá trị nội tại của những người xung quanh chúng ta, cho dù họ là gia đình hoặc người lạ, mà chúng ta chưa bao giờ gặp. Đó là lý do tại sao hầu hết trong chúng ta dành phần lớn cuộc sống của chúng ta làm những việc chúng ta thực sự không biết phải làm gì: chúng ta có những người có giá trị nội tại ở xung quanh mà chúng ta cần quan tâm.
RT:Tôi tò mò xem ông nghĩ về Ipods hay những thứ tương tự thế nào?
MR:Tôi thấy rằng nó(Ipods) khá hữu ích, đặc biệt là trong việc từ giai đoạn 2 (giai đoạn Descartes) đến giai đoạn 3 (giai đoạn Hume trongđó những suy nghĩ đó dường như đếntừ hư không). Tôi nghĩ rằng điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên như có vẻ khi anh nghĩ về những chuyển đổi qua các giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn1 đến 4. Về cơ bản, chúng ta đang nói về một hình thức thiền định dựa trên sự cohẹp (shrink) của cái tôi. Cái tôi bắt đầu (giai đoạn 1) như một cái tôi tự thể hiện đầy đủ, cảm giác của cái tôi sâu sắc hài hòa với bất kỳ dấu hiệu của rối loạn cơ thể (ví dụ như cơ bắp chân tái phát). Tiếpđến, cáitôi co lại (giai đoạn 2) với một tâm trí dỗ dành cơ thể đểtuân theo nó. Sau đó (giai đoạn 3), cái tôi có thu nhỏ hơn nữa với những suy nghĩ quay cuồng dường như đến từ hư không: có những suy nghĩ nhưng khôngcó nhà người suy nghĩ. Cuối cùng, ít nhất lànhư tôi đã trải nghiệm-Tôi (trong giai đoạn 4) trống rỗng, hư không. Tất cả những lý do tôi phải tiếp tục là đặt một chân phía trước chân kia hoặc ngừng làm điều này, tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và vân vân không có thẩm quyền đối với tôi. Chúng không thể làm cho tôi dừng lại, chúng cũng không thể làm cho tôi tiếp tục. Điều này là bởi vì tôi không còn xem chúng như là một phần của tôi. Vì vậy, nếu chúng ta đang nói về sự co lại và biến mất đột ngột, của bản ngã, của cái tôi có lẽ không có gì ngạc nhiên khi âm nhạc lớn (từ Ipods) có thể đẩy nhanh hoặc tạo điều kiện cho quá trình này.
RT: Ông có thể cho tôi biết về việc chạy của ông bây giờ thế nào? Điều gì đã xảy ra kể từ khi cuộc marathonmà ông mô tả?
MR: Gần đây, một tai nạn bất ngờ võ thuật (tôi cũng chơi môn này) đã dẫn đến một chấn thương cột sống khá đau đó làm tôi không ra khỏi nhà trong mười ngày qua. Hy vọng (chấn thương) không quá lâu. (cả chú chó Hugo và tôi đang ngứa ngáy lắm rồi). Điều đó đã tiết lộ cột sống/vấn đề lệch khung chậu cơ bản mà tôi bây giờ có một cơ hội vàng để giải quyết và cải thiện việcchạy của mình khi khỏi bệnh.
Sáu tháng vừa qua, tôi đã ở châu Âu với gia đình, tôi chạy hầu hết các ngày. Điểm nổi bật là chạy hai mươi dặm dọc theo bờ sôngWye ở xứ Wales với chú chó Hugo khi tôi ở đó để nói chuyện tại Liên hoan Văn học.
Vậy là tôi đã qua cuộc marathon Miami trong tháng Giêng năm nay năm (5) ngày rồi. Việc huấn luyện đang cực tốt, và tôi đã thiết lập mọi thứ để chạy những gì cần thiết, đối với tôi, thời gian nhanh nhất có thể. Bỗng dưng, chỉ chạy nhẹ nhàng năm dặm, tôi bị trật chân, gân kheo đau và mất ba tuần không tập. Tôi đã không còn quan tâm về việc bỏ lỡ cuộc đua này, thậm chí sau khi ba tháng tập luyện căng thẳng.
Nói tóm lại, thực sự là tôi đã làm việc cần làm của mình.
RT: Ông có nghĩ rằng cuốn sách của ông là thích hợp cho dộc giả dài hạn, dành riêngvà có tinh thần thi đấu của Running Time không?
MR: Cuốn sách này sẽ không làm cho bạn chạy nhanh hơn. Nhưng nếu bạn là một người chạy bộ, một người muốn hiểu được giá trị của những gì bạn đang dành một phần lớn cuộc đời để thực hiện, thì việc đọc này rất có ích.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.