Tại sao nước tiểu đỏ sau khi chạy

Tại Sao Nước Tiểu Đỏ Sau Khi Chạy Bộ Đường Dài?

Nước tiểu đỏ sậm là điều bất thường. Nếu nước tiểu của bạn đỏ sậm sau khi chạy bộ, câu hỏi đầu tiên là có phải bạn đi tiểu ra máu hay không. Có hai loại tiểu máu: tiểu máu đại thể (có thể quan sát máu bằng mắt thường) và tiểu máu vi thể (chỉ nhìn thấy máu trên kính hiển vi).

Những nguyên nhân bệnh lý của tiểu máu bao gồm: nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương đường niệu, sỏi thận hay sỏi niệu quản, ung thư, do thuốc. Nếu bạn đau nhiều khi đi tiểu máu, và nước tiểu đỏ sậm xuất hiện cả trước khi chạy lẫn trong nhiều lần đi tiểu sau khi chạy, bạn cần đến khám bác sỹ ngay lập tức. Bác sỹ sẽ xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, cũng như làm siêu âm và những thăm dò cần thiết khác để chẩn đoán bệnh cho bạn. Đừng chủ quan và nên đi khám đầy đủ để hoàn toàn yên tâm rằng mình không mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Ngược lại, nếu bạn không bị đau khi đi tiểu, và nước tiểu đỏ sậm chỉ xuất hiện vài lần sau buổi chạy đường dài (cộng thêm các xét nghiệm hoàn toàn bình thưởng – trong trường hợp bạn lo xa vẫn đi khám bệnh), bạn có thể yên tâm hơn một chút. Nước tiểu đỏ sậm không phải là dấu hiệu hiếm gặp khi tập luyện thể thao với cường độ cao.

Lý do đầu tiên: bạn bị mất nước trầm trọng. Thông thường nước tiểu của chúng ta có tỉ trọng trung bình và nhạt màu. Trong trường hợp cơ thể thiếu nước, nước tiểu cô đặc hơn và có thể có màu đỏ sậm. Đừng hoảng hốt, hãy uống đủ nước khi chạy.

Những lý do khác có cơ chế chưa rõ ràng lắm. Một giả thuyết là khi vận động mạnh, các hồng cầu (tế bào máu) sẽ bị vỡ và những mảnh vỡ này đi vào nước tiểu. Sự vận cơ mạnh, dẫn đến thành bàng quang cọ sát vào cơ và xây xước, cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu máu. Căn cứ hỗ trợ cho giả thuyết này là nếu bạn nhịn đi tiểu trong vòng 20-30 phút trước khi chạy (đồng nghĩa với bàng quang có nước tiểu), thì nguy cơ tiểu máu sau khi chạy sẽ giảm đi.

Chấn thương hay những vấn đề về sức khoẻ khi chạy bộ là không thể tránh khỏi. Chay365.com hy vọng rằng những kiến thức giản lược trên sẽ giúp bạn chạy bộ an toàn và thoải mái hơn.

About the Author Đinh Linh

Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25

  • Tran Minh Khoi says:

    Bài viết rất có ích.

  • Nguyễn Vũ Hải says:

    Bài viết hữu ích

  • >
    8 Shares