Liệu chị em có thể “chén” anh em ở cự ly siêu dài không?

Một nghiên cứu khoa học mới tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và kết luận của nghiên cứu này được trình bày trong bài viết dưới đây.

Tháng 10 năm ngoái, cô nàng Courtney Dauwalter vô địch giải đấu Big’s Backyard Ultra tại Bell Buckle, Tennessee và “tiện chân” lập luôn kỷ lục đường đua. Trong khoảng gần 3 ngày, cô nàng đã chạy được 283,33 dặm (khoảng 454km) và qua đó bỏ lại toàn bộ các vận động viên nam ở phía sau. Đây có thể được coi là một bước nhảy vọt đối với chị em trong cuộc tranh luận không hồi kết về khả năng sức bền của nam và nữ.

Trong một diễn biến khác, anh chàng Karel Sabbe thì vẫn tiếp tục chạy tại thời điểm đó trong một sự kiện tương tự diễn ra tại Antwerp và cuối cùng kết thúc với thành tích 312,5 dặm (tức khoảng 500km). So sánh thành tích của hai người, chúng ta có thể thấy anh Sabbe trội hơn chị Dauwalter khoảng 10%. Chúng ta tạm thời cứ nhớ con số này.

Quay ngược thời gian lại vài chục năm trước: vào khoảng những năm 1970, thời điểm chị em bắt đầu chạy marathon nhiều hơn, một số có thành tích marathon rất tốt và thậm tốt cả với cự ly siêu dài. Vài chuyên gia khi đó dự đoán chị em sẽ sớm tiến bộ vượt anh em.

Năm 1992, tạp chí Nature, một tạp chí khoa học hang đầu đã đăng tải một bức thư từ hai chuyên gia sinh lý học nổi tiếng trong đó dự báo chị em sẽ bắt kịp và vượt anh em ở cự ly marathon vào năm 1999. Chúng ta ai cũng biết thời gian đã chứng minh hai chuyên gia này sai vì tính đến năm 2021, thời gian kỷ lục thế giới ở cự ly này của hai giới vẫn chênh nhau đúng 10% (2:01:39 với 2:14:04), vẫn đúng như thời điểm năm 1999 và vẫn đúng như kết quả của giải đấu Backyard Ultra nêu trên. Mười phần trăm chứng tỏ là con số khá cứng đầu.

Dù những con số biết nói nhưng cuộc tranh luận vẫn không có hồi kết vì đơn thuần nó có sức hút mạnh mẽ và thú vị và thực chất còn tồn tại một số cơ sở về sinh lý phía sau và vì còn tồn tại những trường hợp nhu cô Courtney Dauwalter tại giải Backyard Ultra.

Vận động viên Courtney Dauwalter

Trong một nghiên cứu tổng hợp công bố trên tạp chí Y học thể thao, chuyên gia nghiên cứu sinh lý học và chân chạy siêu dài Nicholas Tiller đã đào sâu hơn vào chủ đề này qua nghiên cứu dài 21 trang với 217 nguồn tham khảo. Ông Tiller không quan tâm nhiều tới số liệu mà chỉ cố gắng tìm ra được một quan điểm cân bằng về các cơ chế sinh lý tiềm năng. Dưới đây là nội dung tổng hợp các kết quả của nghiên cứu cùng những ý kiến của ông và của hai cây đa cây đề chạy siêu dài của Hoa Kỳ là Camille Herron và Michael Wardian.

Thấy gì qua các con số?

Một nghiên cứu được tiến hành đối với 92.000 kết quả chạy marathon cho tahays, tốc độ bình quân giữa nam và nữ lần lượt là 4:28 và 4:54: chênh lệch 10%. Số lượng tương tự các kết quả chạy siêu dài cho thấy chênh lệch nhỏ hơn 10% một chút. Khi xét tới môn triathlon, các vận động viên nam thường có thành tích tốt hơn nữ khoảng 10%, trừ ở nội dung cuối cùng là chạy marathon, khi thành tích chỉ chênh lệch 7%. Ở các cuộc đua xe đạp cự ly 400-500 dặm, vận động viên nữ có thành tích tương đương với nam và ở các cuộc đua bơi đường siêu dài, thành tích của nữ vượt nam giới 14%. Nói cách khác, các môn thể thao khác nhau cho chúng ta các kết quả khác nhau do nền tảng của các môn này dựa trên các đặc điểm sinh lý và cơ học khác nhau (khung xe, dụng cụ trượt tuyết…).

Đặc điểm cơ cho thấy điều gì?

Tính trung bình, phụ nữ có lợi thế so với nam giới về tỷ lệ sợi cơ Nhóm 1, cụ thể là 44% so với 36%. Do cơ Nhóm 1 có thế mạnh về vận động hiếu khí lâu dài nên theo ông Tiller đây là dữ kiện khá thú vị. Ở các vận động viên nam, việc các sợi cơ có đường kính lớn hơn nhiều khi hạn chế máu lưu thông tới động mạch và điều này có thể giới hạn các nỗ lực sức bền ở các vận động viên nam. Các cơ hô hấp của các vận động viên nữ cũng có khả năng chịu đuối mỏi tốt hơn.

Não bộ

Đây là khía cạnh hóc búa vì nó bao gồm cả hai khía cạnh nhỏ hơn là tâm lý và xã hội. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới có tâm lý cạnh tranh và chấp nhận rủi ro cao hơn. Nhưng liệu tâm lý này có phải lúc nào cũng có lợi? Câu trả lời là không và đặc biệt là đối với cự ly marathon và ở cự ly này các vận động viên có khả năng điều tốc tốt hơn nam giới. Kết luận tương tự được đưa ra trong một nghiên cứu tương tự đối với cự ly siêu dài.

Đốt mỡ tốt hơn

Từ những năm 1970, khả năng lưu trữ và đốt mỡ nhiều hơn của phụ nữ lần đầu được đưa ra làm cơ sở lý giải cho việc phụ nữ có khả năng vận động siêu dài tốt hơn. Tất nhiên, đặc điểm sinh lý này từ đó cho tới nay vẫn chưa thay đổi. Đối với một người chạy bộ, mỡ chỉ là gánh nặng mà không tạo được lợi thế nào như ở các môn xe đạp hoặc cụ thể hơn là bơi lội (lợi thế nổi lên mặt nước).

Beth Pascall vô địch nội dung nữ của giải Western States 100 và đứng thứ 7 chung cuộc. Cô cùng 2 vận động viên nữ khác về đích trong top 10 chung cuộc

Chuyên gia Tiller cho rằng lợi thế đốt mỡ không có nhiều tác dụng và ở các sự kiện siêu dài càng ít tác dụng vì các vận động viên có thể bổ sung năng lượng trên đường chạy và không phải mang toàn bộ năng lượng bổ sung theo bên mình. Mặt khác, ông này cho rằng phụ nữ có lợi thế về việc cơ thể có nhu cầu tiêu thụ calo thấp hơn (chủ yếu do cân nặng thấp hơn) so với nam giới. Điều này đồng nghĩa với việc họ không phải ăn nhiều như nam giới khi thi đấu các cự ly siêu dài vì việc bổ sung nhiều thực phẩm, đặc biệt là chất có đường, có thể khiến hệ tiêu hóa khó chịu.

Khó chịu hệ tiêu hóa

Đây là khía cạnh phức tạp và có nhiều hướng thảo luận. Vận động viên nữ có thể cần tiêu thụ ít thực phẩm và nước hơn (do tốc độ thoát mồ hôi thấp hơn so với nam giới) ở các sự kiện siêu dài nhưng dạ dày của phụ nữ cũng nhỏ hơn và tốc độ tiêu hóa chậm hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ gặp vấn đề về tiêu hóa nhiều hơn nam giới.

Sức mạnh hiếu khí

Rõ rang nhờ có lượng testosterone cao hơn, nam giới có cấu trúc cơ lớn hơn, nhiều hồng cầu hơn và VO2max cao hơn nên thành tích các cự ly 100m, 1 dặm, marathon và dài hơn tốt hơn nữ. Xét cho cùng, vận động kéo dài đòi hỏi bổ sung thêm dưỡng khí khi cần thiết. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các cự ly chạy, thành tích của phụ nữ đều kém hơn nam giới ở ngưỡng 10% nêu trên.

Tuy nhiên, khi cự ly thi đấu chuyển sang ngưỡng siêu dài, đặc điểm này không còn quá quan trọng mà khía cạnh “tốc độ đuối mỏi của cơ” lại trở nên quan trọng hơn. Đáng tiếc là hiện nay chúng ta chưa có đáp án về vấn đề này.

Bao giờ chân chạy nữ nhanh nhất có thể bắt kịp chân chạy nam nhanh nhất ở các cuộc đấu siêu dài?

Theo ông Nicholas Tiller thì “đây không phải câu hỏi có thề có đáp án cụ thể. Chúng ta cần phân biệt giữa vận động viên chuyên nghiệp và phong trào và giữa các môn thể thao khác nhau. Ở các cuộc bơi ngoài trời siêu dài, thành tích của các vận động viên nữ thường bỏ xa các vận động viên nam. Ở bộ môn chạy siêu dài, tôi cho rằng thời gian hoàn thành trung bình của 10 chân chạy nam nhanh nhất sẽ luôn nhanh hơn 10 chân chạy nữ nhanh nhất. Dù vậy, chúng ta cần khuến khích thêm nhiều chị em tham gia chạy siêu dài để đạt số lượng kích thước mẫu cho phép chúng ta so sánh.”

Các vận động viên nữ tham gia giải Westen States 100 năm 2021

Theo anh Michael Wardian, người đang nắm kỷ lục thời gian nhanh nhất của sự kiện World Marathon Challenge (7 marathon trong 7 ngày tại 7 châu lục): “tôi đã chứng kiến các vận động viên nữ có thành tích chạy siêu dài xuất sắc và tôi rất hy vọng các chân chạy nữ có thể vươn lên cạnh tranh ở các cự ly chạy siêu dài đòi hỏi tâm lý cứng rắn, lên kế hoạch chu toàn và thực thi hiệu quả. Phụ nữ đều nhanh và mạnh như nam giới. Thực tế nhiều sự kiện tôi còn chứng kiến các chân chạy nữ đánh bại các chân chạy nam như tôi. Nói vậy nhưng khi thi đấu đối đầu với một vận động viên nữ, tôi vẫn sẽ thi đấu hết mình.”

Theo vận động viên Camille Herron, nhà vô địch giải đấu Comrades Marathon 2017 và các giải đấu quốc tế cự ly 50K, 100K và 24 giờ: “Thành tích của tôi cho thấy tôi tiến gần hơn tới thành tích của các vận động viên nam tốt nhất khi cự ly chạy càng dài. Tôi hoàn toàn tin tưởng sẽ có thể tiếp tục thu hẹp khoảng cách và có thể xô đổ thời gian kỷ lục thế giới của vậ động viên nam. Tôi tin rằng có thể thực hiện điều này nếu là các cuộc đua dài hơn 48 giờ, có thể là 1000K hoặc 6 ngày.

Cô nói tiếp: “lợi thế của tôi là gì? Có vẻ tôi chịu đuối mỏi tốt hơn hầu hết mọi người: tôi cũng có thể nạp thêm rất nhiều năng lượng trong khi thi đấu; tôi có thể tranh thủ ngủ để giúp não bộ hồi phục; và tôi có tinh thần cứng rắn, thông minh và tích cực. Về thể chất tôi là người mạnh mẽ, bền bỉ và có thể duy trì khối lượng tập luyện cao trong thời gian dài. 14 năm qua tôi luôn duy trì khối lượng tập luyện bình quân 100 dặm/tuần và sẽ đạt con số 100.000 dặm cộng dồn vào khoảng năm sau (năm nay tôi 39 tuổi).”

Tác giả Amby Burfoot viết cho Podium Runner

About the Author Phạm Thao

  • […] Liệu chị em có thể “chén” anh em ở cự ly si&… […]

  • >
    0 Shares