Gần đây, nhiều người tỏ ra băn khoăn về những bài đăng tuyển người chạy bộ trên mạng xã hội với thu nhập rất cao. Không ít người lo ngại đây là một hình thức lừa đảo trá hình.
Các hội nhóm trên mạng xã hội gần đây đang nở rộ hình thức tuyển người chạy bộ. Theo quảng cáo của người đăng bài, việc chạy bộ vừa có sức khỏe vừa có tiền. Tiền thưởng 300.000-1.000.000 đồng/ngày và có thể nhận ngay sau buổi chạy hoặc nhận theo tuần.
Vì sao bạn nên có một huấn luyện viên chạy bộ
Chạy cùng cún yêu: Giống chó nào thích hợp đồng hành cùng dân chạy bộ?
Người đăng bài khẳng định đây không phải hình thức lừa đảo hay hoạt động đa cấp. Tuy nhiên, người tham gia phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: Có kỹ năng chạy bộ từ trước; Chạy đều với tốc độ 8-20 km/h; Chạy vào thời gian cố định trong ngày và lâu dài; Quãng đường 20 km. Người chạy có thể lập nhóm 5-7 người để chạy tiếp sức.
Ngay sau khi các bài đăng tuyển người chạy nổ ra trên mạng xã hội, rất nhiều người đã quan tâm và đăng ký chạy thử.
Anh Phan Duy Khánh (Gia Lâm, Hà Nội) là một người đăng ký tham gia chạy thử. Thế nhưng, do thể lực không đảm bảo yêu cầu nên anh Khánh đã bỏ cuộc.
“Bạn tôi thường xuyên chạy bộ cũng chỉ đáp ứng được mức 8 km/h và nhận được 300.000 đồng. Tuy nhiên, chúng tôi khó có thể chạy lâu dài và thường xuyên do bận công việc”, anh Khánh nói.
Tìm hiểu thực hư nguồn gốc của việc thuê người chạy bộ, PV liên hệ với anh Lương Gia Huy (Hoài Đức, Hà Nội) – một người làm về tiền điện tử. Anh Huy phân tích, đây là một hình thức kinh doanh gắn với việc đầu tư tiền “ảo”.
“Thuê người chạy bộ là một hình thức khác của “đào coin”. Người thuê mua một loại giày trong game và phải chạy bộ để… đào ra coin. Do máy tính không thể biết được người chạy là người chơi game hay người khác nên người chơi có thể thuê người chạy bộ thay với mức giá trả công cao” – anh Huy nói.
Cũng theo anh Huy, tùy loại giày người chơi game mua sẽ có yêu cầu sẽ khác nhau. Giày có giá trị càng cao, yêu cầu càng “ngặt”. Theo đó, loại giày đắt tiền buộc người chơi phải chạy với vận tốc cao 15-20 km/h. Người chơi chỉ phải chạy 8-10 km/h nếu mua giày rẻ.
“Tuy nhiên, giày càng đắt thì lượng coin đào được càng nhiều. Đây là trào lưu mới, người chơi sẽ bị giám sát vận tốc và quãng đường thông qua điện thoại”, anh Huy thông tin thêm. Người chơi chỉ nhận được “coin” khi chạy đủ quãng đường và vận tốc yêu cầu.
Trò chơi này, theo anh Huy, nổi lên ở nhiều quốc gia từ khoảng 1 tháng trước, giờ mới về Việt Nam. “Với những người ít vận động, đi chậm, người chơi mua giày với giá khoảng 22 triệu đồng, sau 3 tháng có thể gỡ lại vốn và bắt đầu có lãi (nếu giá coin giữ nguyên). Nếu may mắn hơn, giá đồng coin tăng thì người chơi có thể lãi gấp nhiều lần” – chuyên gia tiền điện tử chỉ rõ.
Tận dụng mô hình trên, nhiều người chơi đang tuyển người chạy bộ với số lượng lớn. Thậm chí, người chơi sẵn sàng chi trả 50.000 đồng/km cho những người có thể chạy được quãng đường từ 6 km trở lên. Người chạy không phải đóng tiền cọc, không mất chi phí. Những người tham gia chạy bộ còn được miễn phí suất ăn nhẹ, nước bù khoáng.
“Những người chưa đạt yêu cầu về thể lực vẫn có thể tham gia và có người hướng dẫn kỹ thuật chạy bền cơ bản. Sau 1-2 tuần, người chạy đủ thể lực sẽ có lương tối thiểu 8-10 triệu đồng/tháng” – một bài đăng trên mạng xã hội viết.
Trào lưu chạy bộ nhận tiền đang nở rộ, nhưng theo những người hiểu biết về tiền điện tử, khi có quá nhiều người chơi thì đồng coin đào được từ việc chạy bộ có thể bị lạm phát, mất giá. Tuy nhiên, hiện tại dự án vẫn đang tiềm năng nên nhiều người chơi sẵn sàng chi đậm thuê người chạy.
(Theo Dân trí)
Một newbie trong làng chạy bộ, thích leo núi hơn là chạy vượt núi
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.