Chuột rút: lỗi có phải vì điện giải?

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng tập bổ trợ đóng vai trò quan trọng hơn bổ sung điện giải trong việc phòng tránh chuột rút

Trước khi vào nội dung chính, chúng ta cùng ôn lại câu chuyện phỏng vấn vận động viên bóng chày Munenori Kawasaki về cách anh này “né” được các cơn chuột rút liên tục khiến anh phải tập tễnh ra sân ngày hôm trước.

Kawasaki: Khỉ không bao giờ bị chuột rút vì mỗi ngày chúng ăn ít nhất 2 quả chuối.

Phóng viên: Hôm nay anh đã ăn mấy quả?

Kawasaki: 3 quả.

Câu chuyện này xuất phát từ cách tiếp cận truyền thống về hiện tượng chuột rút liên quan đến các hoạt động thể thao, trong đó người ta cho rằng nguyên nhân chính là do mất nước và thiếu các chất điện giải như natri và kali (trong khi chuối rất giàu hai chất này) từ quá trình mất mồ hôi kéo dài. Lý thuyết này đã tồn tại gần một thế kỷ và tới nay vẫn có ảnh hưởng lớn: một cuộc khảo sát có sự tham gia của 344 vận động viên sức bền công bố năm ngoái cho thấy 75% người tham gia cho rằng bổ sung natri giúp tránh được tình trạng chuột rút.

Vấn đề ở đây là khoa học ngày càng thiếu bằng chứng củng cố cho thuyết này. Hơn một thập kỷ trước đây, một loạt các nghiên cứu đã so sánh những người bị và không bị chuột rút tại các giải marathon, ba môn phối hợp và các cuộc đua sức bền khác và không tìm ra được sự khác biệt về mức độ mất nước hay mức điện giải giữa các vận động viên. Thay vào đó, một lý thuyết khác lại cho rằng chuột rút là do “khả năng kiểm soát cơ thần kinh thay đổi” do Martin Schwellnus, một chuyên gia y học thể thao đưa ra vào đầu những năm 1990 cũng đã tạo được chỗ đứng trong giới khoa học. Ý tưởng cơ bản của thuyết này là: đây là vấn đề thần kinh ở các nhóm cơ bị mỏi quá mức và khiến tạm thời làm kẹt “công tắc” xử lý của các nhóm cơ này.

Nhưng bản thân lý thuyết này cũng có lỗi hổng: không giống như lý thuyết về điện giải, lý thuyết này không đưa ra bất kỳ giải pháp hay biện pháp đối phó cụ thể nào để phòng tránh chuột rút. Giải pháp khả dĩ nhất cho tới nay là sử dụng sản phẩm mang tên HotShot, một loại đồ uống nhiều vị của công ty Flex Pharmaceuticals giúp kích hoạt một vài thụ thể thần kinh tương tự, có tác dụng như nước dưa muối (tương truyền giúp chữa trị chuột rút) và ớt. Một nghiên cứu do HotShot tài trợ được các nhà nghiên cứu của Penn State công bộ năm 2017 cho thấy một vài bằng chứng về tác dụng của sản phẩm này, giúp cơ chống chọi với hiện tượng chuột rút tốt hơn và rút ngắn tời gian bị chuột rút khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhưng đây vẫn chưa phải là thần dược chữa chuột rút vì tất cả những người tham gia nghiên cứu này cuối cùng vẫn bị chuột rút. Bản thân Schwellnus thì cảnh báo rằng chuột rút là hiện tượng phức tạp và có nhiều nguyên nhân nên đừng hy vọng có một giải pháp đơn giản và gọn nhẹ cho hiện tượng này.

Tập bổ trợ giúp giảm nguy cơ chuột rút?

Do đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải xác định được những yếu tố có ảnh hưởng tới hiện tượng chuột rút và nằm trong  khả năng kiểm soát của chúng ta. Đây cũng là mục đích của một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Sức bền và Tập luyện của một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Valencia và Đại học Jaume I tại Tây Ban Nha. Nghiên cứu có sự tham gia của 98 chân chạy đang tập luyện cho giải marathon Valencia, thực hiện một loạt các thử nghiệm trước và sau khi thi đấu để tìm kiếm sự chênh lệch và khác biệt giữa nhóm bị và không bị chuột rút. Một số kết quả không ngoài dự đoán của nhóm nghiên cứu nhưng cũng có những kết quả khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Điểm tích cực, từ góc nhìn của nghiên cứu này là 20 chân chạy bị chuột rút trong hoặc ngay sau khi thi đấu. Tổng cộng 84 chân chạy (72 nam và 12 nữ) đã hoàn thành tất cả các thử nghiệm trước và sau thi đấu và điều này có nghĩa 24% số chân chạy bị chuột rút trong đó tỷ lệ giữa nam và nữ tương đương nhau. Đây là kết quả khá tương đồng với số liệu từ các cuộc đua khác. Một lần nữa, các xét nghiệm nước tiểu và máu không cho thấy sự khác biệt về mức độ mất nước hay mức điện giải trước, trong và sau khi thi đấu.

Thay vào đó, sự khác biệt lớn nhất là nồng độ hai enzyme creatine kinase và lactate dehydrogenase, hai chỉ dấu của hiện tượng hưu hại cơ tăng rất mạnh ngay sau khi thi đấu và 24 giờ sau thi đấu ở nhóm những vận động viên bị chuột rút. Ví dụ, nồng độ creatine kinase ở ngày hôm sau ở mức trung bình 2.439 đơn vị quốc tế mỗi lít ở nhóm bị chuột rút so với 1.167 ở nhóm không bị chuột rút. Kết quả này nhất quán với các nghiên cứu trước đây và cho thấy hiện tượng chuột rút xảy ra ở những nhóm cơ bị mỏi tới ngưỡng hư hại.

Câu hỏi hóc búa hơn là điều gì khiến một số chân chạy lại dễ bị hư hại các nhóm cơ hơn. Một nghiên cứu trước đó cho rằng những người bị chuột rụt thực tế khi bắt đầu cuộc đua cơ đã bị hư hại nhiều rồi, có thể do không giảm khối lượng tập luyện một cách hợp lý. Ở nghiên cứu này, các xét nghiệm trước khi thi đấu cho thấy những người tham gia không có biểu hiện hư hại cơ nặng trước khi thi đấu và thời gian nghỉ từ bài tập cuối cùng cho tới khi thi đấu không có sự khác biệt.

Trên thực tế, hầu hết các biến số tập luyện mà nhóm nghiên cứu đánh giá như kinh nghiệm chạy marathon trước đó, khối lượng tập luyện hàng tuần…đều giống nhau ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, sự khác biệt duy nhất là: 48% những người không bị chuột rút cho biết thường xuyên tập kháng lực các nhóm cơ chân so với con số này ở nhóm bị chuột rút là 25%.

Một yếu tố nguy cơ khác thường được nhắc tới là tốc độ chạy. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những người bị chuột rút thường xuất phát nhanh hơn so với tốc độ trung bình cả cuộc đua của mình và do đó phải trả giá vì đánh giá sai thể lực của mình. Tuy nhiên, vấn đề đối với phân tích này là chuột rút có thể khiến chúng ta giảm tốc độ ở đoạn cuối cuộc đua chứ không phải ngược lại.

Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu của Đại học Valencia đã kiểm tra chỉ số VO2max của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu trước khi thi đấu. Mục đích là đánh giá tốc độ chạy khi xuất phát so với thể lực thực tế của từng người thay vì so với thời gian hoàn thành cự ly. Biểu đồ dưới đây minh họa tốc độ bình quân cho từng đoạn 5km ở nhóm bị chuột rút (vòng tròn đen) và không bị chuột rút (vòng tròn trắng) theo tỷ lệ với chỉ số VO2max:

(Minh họa: Tạp chí Nghiên cứu Sức bền và Tập luyện)

Hai nhóm không có quá nhiều chenh lệch cho tới mốc 25km. Nếu có, nhóm bị chuột rút bắt đầu hơi chậm so với khả năng thể lực của nhóm này khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Kết quả này cho thấy quan điểm cho rằng điều tốc không tốt là nguyên nhân dẫn tới chuột rút là không có căn cứ. Vậy nên, chúng ta có lẽ chỉ có lỗi gây ra tình trạng chuột rút khi chúng ta lười tập bổ trợ các nhóm cơ thân dưới. Bài học hiển nhiên mà chúng ta có thể bỏ túi từ nghiên cứu mới này là tác dụng bảo vệ của các bài tập kháng lực. Một nghiên cứu trước đó cũng chứng minh rằng các bài tập chân như squat với tải trọng tới 80% trọng lượng tạ tối đa có thể nâng giúp bảo vệ cơ chân khỏi hư hại.

Chúng ta cũng nên lưu ý cảnh báo của Schwellnus. Chúng ta bị chuột rút vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ chấn thương chưa phục hồi, bệnh lý cho tới tác dụng phụ của thuốc. Chuột rút khi vận động trong quá trình chạy có thể phần nào xuất phát từ những nguyên nhân thứ cấp này. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể là đặc điểm di truyền: một trong những chỉ báo giúp dự báo hiện tượng chuột rút tốt nhất là trước đây chúng ta đã bị chuột rút hay chưa. Và mặc dù hiện nay chưa có nhiều cơ sở chứng minh thực tế nhưng một số yếu tố nguy cơ truyền thống như sụt giảm điện giải cũng có thể góp phần dẫn tới hiện tượng chuột rút. Vậy nên, trước khi quá vui mừng với giải pháp squat và nếu bạn là một trong những người thường xuyên bị chuột cắn khi thi đấu, không có lý do gì chúng ta nên thử dành vài tháng tập bổ trợ để thử sai về giải pháp này.

Tóm lại, dù thực tế loài khỉ có bị chuột rút hay không bị chuột rút do ăn chuối và dù chuột rút có phải do thiếu nước và thiếu điện giải hay không, chuối vẫn luôn là món không thể thiếu trong các “bữa tiệc chạy bộ” của dân chạy bộ.

Theo OutsideOnline

About the Author Phạm Thao

>
4 Shares