Rạn Xương Ống Đồng

Phần xương ở giữa đầu gối và bàn chân gọi là xương ống chân, ống đồng, hay ống quyển. Phần này bao gồm hai khớp xương chính đó là xương mác (fibula) và xương chầy (tibia). Hai khớp xương này chịu phần lớn lực tạo ra khi chạy bộ, do đó rất dễ dẫn đến chấn thương.

Hôm nay chúng ta hãy bàn đến chấn thương ở xương mác, mặc dù nó không phổ thông bằng chấn thương xương chầy vì nhiệm vụ của nó là hổ trợ nên ít chịu tác động lực hơn, nhưng nó cũng là mối lo lắng không nhỏ đối với dân chạy bộ. Tìm hiểu rõ về chấn thương này sẽ giúp chúng ta bớt hoang mang và yên tâm luyện tập.

Trước tiên, chấn thương xương ống chân xảy ra khi có một vết rạn rất nhỏ, bằng sợi tóc, trên phần xương. Triệu chứng bao gồm đau buốt và có thể cảm nhận được rõ ràng ở phần xương mác. Phần phía dưới của chân là phần chịu nhiều lực hơn cho nên chấn thương thường xảy ra ở đó.

Chấn thương xương mác không đau đớn như bị rạn xương chầy. Thông thường thì nó sẽ tự lành và cơn đau sẽ biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên nó sẽ tồi tệ hơn nếu tiếp tục luyện tập.

Nguyên Nhân:

Chức năng chính của xương mác là làm điểm nối của các cơ thuộc phần dưới của chân. Xương chầy là phần xương chủ yếu chịu lực và phần xương mác thì bao gồm nhiều cơ bắp hơn. Việc này dẫn đến hiện tượng kéo căng và tăng lực xoắn trên phần xương mác từ nhưng cơ bắp bao quanh, và lâu ngày sẽ đưa đến rạn xương.

Những người chạy bộ có bàn chân nghiêng vào phía trong khi tiếp đất thì dễ bị chấn thương xương ống đồng hơn, lý do là các cơ bắp quanh xương ống đồng phải làm việc căng hơn và lâu dài hơn ở giai đoạn bàn chân đẩy thân mình về phía trước.

Cách Điều Trị:

Nghỉ ngơi, tạm ngưng luyện tập và thi đấu cho đến khi không còn đau nhức ở phần xương mác nữa. Vết rạn thường rất khó thấy từ hình chụp phóng xạ (X-ray) cho đến hai hoặc ba tuần sau, khi quá trình hồi phục diễn ra. Các phương pháp hiện đại hơn như thăm dò xương (bone scan) và MRI cung cấp nhiều chi tiết hơn là X-ray. Nhiều bác sĩ khuyên runner nên nghỉ chạy khoảng 6 tuần lễ.

Runner cũng nên mang một giá đỡ giữ nhiệt bao quanh phần bắp vế để bảo vệ các cơ bắp và tránh áp lực nhiều quá lên trên phần xương mác. Trước khi trở lại các hoạt động chạy bộ bình thường chúng ta nên thực hiện các bài tập căng cơ và tăng cường sức mạnh, và cố gắng duy trì các bài tập này thường xuyên hơn.

Những kỹ thuật mát-xa thể thao trên phần cơ bắp ở phía dưới của chân cũng giúp tăng nhanh quá trình hồi phục; mát-xa giúp các cơ trở lại tình trạng trước chấn thương và làm chúng linh hoạt cũng như dẻo dai hơn. Dục tốt bất đạt, nôn nóng quá đôi khi làm chấn thương tồi tệ hơn, điều quan trọng là cần phải kiên nhẫn và trở lại luyện tập từ từ.

Happy Running!

(nguồn: http://www.sportsinjuryclinic.net/…/a…/fibua-stress-fracture)

About the Author chay365

follow me on:
>
2 Shares