Tuần trước, Garmin bị sập hệ thống và tính tới thời điểm hiện tại tất cả mọi thứ vẫn chưa hoàn toàn trở về bình thường. Hệ thống của Garmin bị tấn công đòi tiền chuộc từ ngày 23/7 và người dùng không thể truy cập và cập nhật hoạt động qua các dịch vụ như Garmin Connect.
Đây là sự việc vô cùng khó chịu, và khó chịu nhất có lẽ là Garmin. Sản phẩm Garmin được sử dụng rộng rãi trong giới chơi thể thao chuyên và không chuyên như chạy bộ, đạp xe, ba môn phối hợp… Cứ quan sát newsfeed trên Facebook thì có thể thấy, dân tình đang kêu trời vì sự cố này.
Đối với nhiều người, một phản xạ có lẽ đã thành tự nhiên trong những ngày này là vô thức bấm vào app Garmin Connect trên điện thoại để rồi lại đóng lại. Chúng ta bấm không chỉ để kiểm tra xem ngày hôm nay mình đã tập luyện được bao nhiêu, chạy được bao xa, đốt bao nhiêu calo, các chỉ số tập luyện có cải thiện hay không mà một phần còn muốn xem Garmin đã xử lý xong sự cố này hay chưa.
Đối với tác giả bài viết này, dù đang dùng cùng một lúc 2 nền tảng là Garmin và Coros, mình thấy rằng sự cố này ở góc độ nào đó lại có lợi cho người chơi thể thao nói chung và các chân chạy nói riêng.
Lý do?
Mục lục
Chạy vốn là bản năng của con người. Chúng ta chạy để vui chơi, chúng ta chạy để sinh tồn. Với sự nở rộ của các mạng xã hội, chạy bộ cũng bắt đầu mang trong mình những màu sắc đa dạng khác. Sự ra đời của Strava đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của giới chơi thể thao trong đó những “kudos” của cộng đồng là động lực rất lớn để chúng ta duy trì tập luyện và lan tỏa phong trào.
Nhưng mặt tối của Strava nói riêng và mạng xã hội nói chung là nhiều khi chúng ta thường cố chạy nhanh hơn ngưỡng nên chạy vì đơn giản chúng ta không muốn thấy mình là người chạy chậm hoặc chạy cho thật nhiều thay vì điều tiết khối lượng tập luyện cho hợp lý hoặc bắt đầu tập luyện quá sớm, quá nặng sau khi mới trở lại sau chấn thương… Với việc Garmin bị sập hệ thống, đây là cơ hội để chúng ta quay lại, chạy với chính mình, vì chính bản thân mình.
Tham khảo: Có nên chia sẻ kết quả tập luyện lên mạng xã hội?
Có lẽ một thông số thực sự cần thiết là khoảng cách chạy. Sự cố của Garmin không ảnh hưởng tới hoạt động của các sản phẩm đồng hồ. Khi nào sự cố được giải quyết, các bài tập sẽ vẫn được tải lên hệ thống để chúng ta thu thập và phân tích thông số.
Tuy nhiên, tất cả những thông số mà Garmin cung cấp cho chúng ta đều rất thú vị nhưng lại không hoàn toàn cần thiết. Chúng ta không cần nhìn đồng hồ cũng có thể cảm nhận được hiệu quả bài tập và có thể nhận biết cơ thể đang ở tình trạng mệt mỏi hay không. Điều duy nhất chúng ta lo lắng, có lẽ là việc theo dõi tổng khối lượng quãng đường tập luyện nhưng với một cây bút và một quyển sổ, chúng ta có thể thực hiện dễ dàng việc này.
Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để chúng ta quay lại với bản năng, chạy bằng bản năng hay chính xác hơn là bằng cảm nhận cơ thể. Chúng ta có thể thực hiện các bài tập không có cấu trúc cố định như fartlek. Chạy nhanh 2 cột đèn, chạy nhẹ nhàng 2 cột đèn và đừng nhìn vào đồng hồ.
Xét cho cùng, việc thu thập được các thông số để phân tích cũng khá thú vị nhưng bản thân chạy bộ đã là bộ môn thú vị rồi. Thay vì để sự cố này ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý tập luyện, chúng ta hãy quay trở về và kết nối chạy bộ với thân và tâm. Hãy chạy và để tâm lắng nghe, cảm nhận từng nhịp thở, từng bước chân tiếp xúc mặt đất, từng giọt mồ hôi chảy xuống trong sự tĩnh lặng và bình yên. Đừng liếc nhìn đồng hồ, đừng quan tâm xem mình đang chạy pace bao nhiêu, mà hãy chạy với chính ta, vì chính ta, vì chính niềm vui mà chạy bộ mang lại.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]
Bài viết rất hay.
[…] Đọc thêm: Sự cố Garmin và mục đích của chạy bộ […]
[…] nhiều vào các con số xuất hiện trên mặt đồng hồ, được tổng kết thành bảng biểu, đồ […]