• You are here:
  • Home »
  • Giày »

Vai Trò Của Giày Chạy Đối Với Tư Thế Chạy Bộ

Giày chạy là quan trọng đối với tư thế chạy, trong hai điểm chính.

Thứ nhất và là cơ bản nhất, nếu bạn đi giày không vừa thì dáng chạy của bạn cũng sẽ bị hỏng.

Bạn không muốn bàn chân của mình có cảm giác khó chịu hoặc bị kích khiến bạn phải thay đổi cách chạy của mình. Điều này đúng không chỉ ở lúc bắt đầu chạy mà còn trong quãng đường chạy tiếp theo. Đó là khi các giày chật khiến bạn bị rộp da, và bạn buộc phải tiếp đất khác với cách mà cơ thể bạn thường tự nhiên vẫn làm.

Giày vừa, không bị kích là đặc biệt quan trọng với các vận động viên marathon. Chân của ta sẽ bị sưng phồng lên trong quãng đường chạy dài của cự ly marathon. Điều này sẽ gây ra các điểm rát và rộp, vào đúng lúc mà chạy với dáng chạy tốt trở nên khó khăn hơn nhiều, kể cả không có vấn đề về giày.

Thứ hai, đặc trưng của giày nên ủng hộ chứ không phải chống lại tư thế chạy tự nhiên của bạn. Giày của bạn nên là một phần gắn liền với chân khi bạn chạy. Một cách nói khác là đôi giày nên không gây cản trở gì và để cho bạn chạy. Bạn không nên thường xuyên nghĩ về chúng, như kiểu “Giày này cứng quá” hoặc “Đi giày này khiến mình cảm giác như đang nhảy trên gậy lò xo vậy.” Mỗi vận động viên chạy bộ có nhu cầu khác nhau về độ ổn định và đồ dày phần đệm; bạn nên cùng với nhân viên có chuyên môn ở cửa hàng đồ chuyên dùng chạy bộ tìm ra loại giày phù hợp nhất với dáng chạy và cơ thể của bạn.

Tuy vậy, tôi nghĩ hầu hết các vận động viên chạy bộ đều có thể dùng loại giày neutral (không quá cứng, không quá mềm), nhẹ với phần đệm với đế tốt nhưng không quá dày. Chiếc giày sản xuất bởi nhà tài trợ của tôi, Skechers, đạt các yêu cầu đó là chiếc Meb Strada. Đó là một ví dụ về giày chạy neutral có đế đệm hiện đại – nó có đế vừa phải và cảm giác dễ chịu giúp bạn vượt qua rất nhiều dặm, chỉ nặng khoảng 280 gram, nhẹ hơn đáng kể so với các loại giày tương đương 5 năm trước, nhờ có các tiến bộ về vật liệu và quy trình sản xuất. Tất cả các hãng giày đều có ít nhất một loại giày kiểu như thế này.

Giày Meb Strada cũng là một ví dụ tốt về việc, trong 5 năm qua, độ dốc gót-mũi (là sự chênh lệch từ điểm cao nhất ở phía gót giày và điểm cao nhất ở phần mũi giày) đã giảm đi ở hầu hết các đôi giày như thế nào. Tôi nghĩ đây là một bước phát triển tốt. Độ dốc gót-mũi quá lớn sẽ khiến bạn đổ người về phía trước, dễ dẫn đến việc bạn phải chạy tiếp gót, và còn ảnh hưởng đến dáng chạy ở nhiều vấn đề khác nữa.

Các giày dạng độ dốc gót – mũi tối thiểu (minimalist) đã được chú ý đến nhiều hơn trong những năm gần đây. Chênh lệch độ cao gót – mũi đã trở thành một phần của thiết kế chiếc giày mà những ai quan tâm đến cách chạy minimalist. Như tôi đã nói, việc các đôi giày chạy tiêu chuẩn có độ lệch gót – mũi thấp hơn so với 10 năm trước đây là một điều hay. Nhưng tôi không đồng tình rằng khoảng vài milimét trong độ chênh lệch gót – mũi, hoặc trong chiều cao tổng thể của đế giày (giày làm cho bàn chân bạn cao lên bao nhiêu so với mặt sàn), sẽ ảnh hưởng đến dáng chạy của bạn nhiều đến mức bạn bất thình lình chạy nhanh hơn nhiều so với trước. Tóm lại, chỉ có cam kết và chăm chỉ luyện tập mới đưa bạn về đến đích.

Tôi cho rằng, các đôi giày có độ dốc gót – mũi tối thiểu tốt nhất nên được dùng trong các buổi chạy ngắn hoặc khi đang sải bước để thu thập thông tin về dáng chạy của bản thân và để có thêm một vài ích lợi của kiểu chạy chân đất mà không phải lo lắng bị sứt chân. Nhưng tôi khuyên bạn không nên đi những đôi giày “gần như không” này cho tất cả các buổi chạy, đặc biệt là khi bạn đã vượt qua ngưỡng khoảng 55 đến 65 kilômét một tuần. Bạn có thể không bị ảnh hưởng gì khi chạy các quãng đường khoảng từ 15 đến 25 kilômét với những đôi giày như vậy trong khoảng một, hai năm, nhưng cuối cùng thì các va đập và sự thiếu hụt lớp đệm có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến gân bàn chân (là dây chằng chạy dọc dưới gan bàn chân, nối giữa gót chân và các ngón chân), gân gót chân, và xương bàn chân.

Tôi thì thích các vận động viên chạy bộ đạt được những yếu tố cơ bản của dáng chạy tốt nhờ có sức mạnh đặc trưng cho môn chạy bộ cùng với độ dẻo dai và bằng cách thường xuyên thực hiện các bài tập dáng chạy mô tả ở phần tiếp theo.

About the Author Mr Marathoner

  • […] hợp lý, giày chạy sẽ là thứ tạo nên sự khác biệt. Chay365 cũng hiểu rằng mỗi người lại phù hợp với một loại giày khác nhau và không có chuẩn chung cho tất cả. Hy vọng bài viết này của Chay365 hữu ích […]

  • >
    3 Shares