Một nghiên cứu mới công bố đã tìm hiểu mức độ suy giảm thành tích thi đấu nếu chúng ta tập luyện không liên tục trong quá trình chuẩn bị cho một giải đấu marathon thông qua dữ liệu của 292.323 chân chạy marathon trên Strava
Những ai từng nghiêm túc tập luyện chuẩn bị cho một giải đấu marathon trong thời gian từ 12-18 tuần đều hiểu rằng việc tập luyện đều đặn là điều hầu như không tưởng. Dù là chấn thương, bệnh vặt hay đơn giản các vấn đề đời sống hàng ngày chắc chắn sẽ bất ngờ tìm tới khiến chúng ta phải bỏ một hoặc một vài buổi tập.
Vậy nếu chúng ta bỏ lỡ hoàn toàn một hoặc hai hay thậm chí ba tuần tập luyện thì sao?
Đây chính là vấn đề được các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Dublin tìm hiểu trong nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Thể thao và Cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu tập luyện do 292.323 vận động viên đăng tải lên trang Strava và nhóm này đã hoàn thành 509.979 lần chạy marathon trong giai đoạn 2014–2017. Độ tuổi trung bình của các chân chạy là 38 đến 40 tuổi với khối lượng tập luyện bình quân 40km mỗi tuần. Thành tích trung bình của nữ là 4:24 trong khi thành tích trung bình của nam là dưới 4 giờ.
Nhóm nghiên cứu xác định được 43.933 chân chạy đã hoàn thành một cuộc đua marathon sau thời gian tập luyện không đều đặn (tối thiểu bỏ 7 ngày liên tục trong thời gian 12 tuần trước khi thi đấu) và đã hoàn thành một giải đấu marathon khác sau khi tập luyện đều đặn liên tục không ngắt quãng.
Nhóm nghiên cứu sau đó tính toán mức suy giảm thành tích sau khi tập luyện ngắt quãng, tức tỷ lệ phần tram giữa thành tích marathon khi tập luyện không đều và thành tích marathon khi tập luyện đều.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh tần suất và hệ quả của việc tập luyện không đều theo giới tính, độ tuổi và năng lực của mỗi chân chạy và việc ngắt quãng tập luyện diễn ra vào đầu hây cuối giai đoạn tập luyện.
Kết quả cho thấy những chân chạy bỏ từ 7 đến 13 ngày trong thời gian tập luyện 12 tuần sẽ chạy chậm hơn 4,25% so với khi việc tập luyện của họ không bị ngắt quãng liên tục quá 6 ngày.
Nếu các chân chạy nghỉ tập 14-20 ngày, thành tích marathon kéo dài them hơn 6%. Và nếu số ngày ngắt quãng là 21-27 ngày, thành tích sẽ kéo dài them khoảng 7,5%. Ở ngưỡng trên 28 ngayf, thành tích kéo dài thêm gần 8%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành tích của nam suy giảm mạnh hơn (5%) so với nữ (3.5%) và nhiều hơn đối với các chân chạy nhanh (5,4%) so với các nhóm chân chạy chậm hơn (2,6%). Chân chạy có độ tuổi trẻ hơn có mức suy giảm lớn hơn.
Thời điểm ngắt quãng tập luyện cũng là một yếu tố tạo ra sự khác biệt. Khi thờ điểm ngắt quãng gần với ngày thi đấu, mức độ suy giảm thành tích sẽ cao hơn (5,2%) so với khi thời gian ngắt quãng tương tự diễn ra vào đầu giai đoạn tập luyện (4,4%).
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, hơn 50% các chân chạy có thời gian ngắt quãng tập luyện ngắn khoảng 6 ngày trở lại nhưng số trường hợp phải ngắt quãng tập luyện dài hơn lại ít hơn trong số những người thực tế có thi đấu.
Mặc dù nghiên cứu này còn nhiều điểm hạn chế như có thể các chân chạy không đưa toàn bộ bài chạy lên Strava nhưng cũng giúp chúng ta có một cái nhìn sâu hơn về vai trò của việc điều chỉnh chế độ tập luyện và mục tiêu thành tích trong trường hợp kế hoạch tập luyện không diễn ra theo ý định ban đầu.
Theo Runner’s World
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.