Khi chạy bộ chưa bao giờ là con đường thẳng

Người Nhật có câu “7 lần ngã, 8 lần đứng dậy.” Hay người Việt chúng ta có câu “Sông có khúc, người có lúc.” Không phải lúc nào sự việc cũng xảy ra như chúng ta mong muốn. Có thể chúng ta mường tượng, lập ra kế hoạch rằng mình sẽ đi từ điểm A, qua các bước và sẽ tới đích ở điểm B. Nhưng dù là kế hoạch được chuẩn bị tỉ mỉ nhất cũng gặp phải những khúc quanh hoặc ngạc nhiên, cả tốt và xấu, mà cuộc đời ban tặng. Người viết bài này cũng vậy, khi vào bếp dù đã chuẩn bị hết công thức nấu, nguyên liệu nhưng nhiều khi vẫn bị khê, cháy. Đây chính là sự vô thường của cuộc sống và chạy bộ cũng vậy.

Chúng ta hình dung ra kế hoạch tập luyện và thi đấu như hình dưới đây:

Nhưng cuối cùng, sau tất cả những thăng trầm và điều chỉnh, kế hoạch của chúng ta lại thành ra như thế này:

Chạy bộ cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhiều khi chúng ta tưởng chân chạy đang rất bon và chúng ta đang trên đỉnh cao phong độ, đột nhiên nhìn xuống thấy dây giày bị tuột hoặc đột nhiên phải dừng chạy vì một cơn đau bụng. Không may hơn nữa, chúng ta có thể dính chấn thương ống chân hoặc viêm cân gan bàn chân khi đang vào đoạn giữa giáo án chuẩn bị cho một giải đấu lớn.

Tất cả chúng ta đều có lý do để chạy bộ nhưng không có lý do nào trong đó nhằm mục đích khiến cơ thể rơi vào trạng thái tồi tệ hơn. Tất cả chúng ta đều muốn cải thiện và tiến bộ dù là chạy nhanh hơn hay chạy dài hơn hoặc chỉ là cố gắng duy trì chạy đều mỗi tuần để giải tỏa căng thẳng trong công việc và cuộc sống.

Khi có mục tiêu trong đầu, thường chúng ta sẽ nghĩ mình sẽ tiến bộ như thế này:

Nhưng hầu như không một mục tiêu lớn nào lại có thể dễ dàng đạt được bằng một con đường phẳng, thẳng và trực tiếp. Sẽ có những nút thắt, trở ngại dù lớn hay nhỏ xuất hiện. Khi đó, chúng ta thường sẽ có 2 hướng phản ứng. Hướng thứ nhất là từ bỏ:

Tất nhiên, nếu chúng ta đầu hàng và từ bỏ mỗi lần gặp phải trở ngại dù lớn hay nhỏ, chúng ta sẽ có một cuộc đời gần phủ đầy khó khăn và thất bại. Lựa chọn thứ hai là xem trở ngại đó chỉ là một nút dừng trên đường chinh phục mục tiêu của bản thân và sẽ giống như thế này:

Tất nhiên, không mấy ai vui vẻ khi gặp chấn thương. Bị bệnh/ốm vào ngay tuần trước khi giải đấu cũng không hề dễ chịu. Cũng không có ai cảm thấy vui thú khi phải hoãn lại mục tiêu hoặc giải đấu lớn của mình sang năm sau chỉ vì bị chấn thương ống chân hoặc phải sắp xếp lại công việc. Trước tiên, việc điều chỉnh kế hoạch và dự định không bao giờ là dễ chịu cho tới khi chúng ta nhìn lại và nhận ra rằng việc điều chỉnh đó bản thân nó đã tạo cho chúng ta một cơ hội khác hoặc chính là điều cần thực hiện hoặc dạy cho chúng ta một vài bài học nào đó mà trong một hoàn cảnh khác chúng ta không bao giờ có thể học được/được học.

Đối với hầu hết các chân chạy, chạy bộ là một niềm vui lâu dài. Việc phải điều chỉnh kế hoạch hoặc trì hoãn thi đấu sang năm sau, tháng sau, giải sau sẽ giống như gờ giảm tốc. Nếu là một gờ giảm tốc cao, bất ngờ thay đổi hoàn toàn kế hoạch cả năm chạy bộ của chúng ta thì cảm giác nó sẽ giống thế này:

Quả thực đó là một quãng thời gian không nhỏ trong một năm chúng ta phải rời xa đường chạy và là một sự khó chịu không hề nhẹ. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục chạy trong 5 năm, những trở ngại đó sẽ chỉ còn như thế này:

Trở ngại không còn quá lớn nếu chúng ta nhìn vào bức tranh chạy 5 năm hoặc lâu hơn nữa. Đến khi bước sang năm thứ 5, nhiều khi chúng ta còn khó có thể nhớ chính xác mình đã gặp trở ngại đó khi nào và chỉ có thể nói đại khái “bốn hay năm năm trước tôi từng bị chấn thương…”.

Nếu ai đó trong chúng ta chỉ gặp một lần trở ngại trong thời gian 5 năm, quả thực người đó là người may mắt. Nếu như gặp phải nhiều lần trở ngại, đừng hoảng loạn (hay bỏ cuộc). Không phải vì chúng ta không có tố chất chạy bộ mà bởi vì đây là một việc hoàn toàn bình thường. Chạy bộ, giống như mọi thứ khác chúng ta trải qua, đều là một quá trình học hỏi và chúng ta học trong khi chạy. Nếu bị chấn thương hoặc gặp khó khăn nào khác, chúng ta cũng vẫn học nhưng trong khi chúng ta không chạy: làm cách nào để hạn chế chấn thương khi chạy lại, làm cách nào để giữ thể lực và chuẩn bị tập trở lại hoặc thực sự nhận ra rằng mình đang rất nhớ cảm giác được chạy. Lúc đó sẽ giống như thế này:

Chấn thương có thể khiến chúng ta cảm thấy mình đang xa rời chạy bộ, đặc biệt trong thời gian mới bị chấn thương hoặc chấn thương không quá dài. Khi bầu trời trong xanh, đồng run rủ nhau chạy hay tham gia giải đấu trong khi vì chấn thương mà chúng ta phải ở nhà. Cảm giác chung giống như chúng ta bị bỏ lại phía sau và rơi vào quên lãng. Nhưng hãy bình tâm lại, dành thời gian để chấn thương hồi phục hoàn toàn hoặc bình tĩnh trước những rào cản mà cuộc sống tạo ra khiến chúng ta phải tạm dừng chạy và đây là cách chúng ta rèn luyện được sự bền bỉ để tiếp tục chạy về lâu dài. Một năm không may mắn là một năm bỏ đi nếu chúng ta chỉ chạy một năm. Nhưng nếu chúng ta chạy trong nhiều năm, một năm không may mắn không đồng nghĩa với việc cả thế giới quanh ta đã hoàn toàn sụp đổ. Hãy bình tâm lại và chuẩn bị cho một ngày chúng ta quay lại mạnh mẽ hơn, lâu bền hơn và khôn hơn.

Lược dịch từ cuốn sách “Why I Hate Running” của tác giả Brendan Leonard.

About the Author Phạm Thao

>
0 Shares