Đánh Giá Một Giải Chạy

Đánh giá một giải chạy

Đánh giá một giải chạy

Chẳng sớm thì muộn, dân chạy đường dài lâu năm cũng tìm đến các giải chạy bộ.Tham gia giải chạy nghĩa là chúng ta phải đầu tư không chỉ tiền bạc mà cả thời gian, công sức, nó cũng như mua một món hàng hay vào một quán ăn. Không ai muốn sự đầu tư của mình trở nên phí hoài.

Có nhiều loại race khác nhau, như đường trail, đường nhựa, chạy đêm, 10K, HM, FM, ultra,… Để đánh giá một giải chạy có đáng tham gia hay không, cần dựa theo nhiều tiêu chí. Dưới đây là cách phân loại cá nhân của mình, dựa theo hai tiêu chí hàng đầu: có dễ đạt thành tích cao (PR) hay không, và có đem lại các trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy cho người tham gia hay không.

1. Công tác tổ chức

Công tác tổ chức là yếu tố quan trọng nhất. Nó phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của Ban tổ chức. Một giải chạy là một sự kiện thi đấu chứ không phải buổi fun run của cả ngàn người. Vì thế đường chạy phải đủ cự ly và việc tính toán thời gian phải chuẩn xác. Các yếu tố khác có thể tính đến: website thân thiện hay không, mua bib dễ dàng không, buổi triển lãm, cách phân phát số bib và đồ thi đấu (race kit), sự hỗ trợ trên đường chạy (nước, gel, đồ ăn,…), các chỉ dẫn trên đường đua, đội ngũ tình nguyện viên.

Với các giải đấu được dán nhãn của IAAF (Bronze, Silver, Gold, Major), công tác tổ chức phải nói là hoàn hảo. Những giải đấu khác thì chúng ta cần tìm hiểu rất kỹ. Có những giải đấu đơn sơ, mộc mạc, như giải chạy Sông Hồng khi trước chẳng hạn, nhưng việc tổ chức tốt đem lại trải nghiệm không thể nào quên cho các vận động viên.

2. Đường chạy

Đường chạy bộ tốt là đường phẳng (flat course), ít dốc, có cảnh quan hấp dẫn. Cự ly phải chuẩn xác, tốt nhất là đạt tiêu chuẩn AIMS hay USATF (USA Track and Field Certificate), hoặc kết quả có thể dùng để tham gia Boston hay NYC Marathon.

3. Điều kiện chạy

Lý tưởng nhất là tiết trời không quá nóng, không quá lạnh, độ ẩm thấp.

4. Không khí cuộc đua

IMG_4517

Tính đến các yếu tố: race có đông người tham gia không, có nhiều người cổ vũ dọc đường hay không, có cheerleader chuyên nghiệp không? Tóm lại, lúc chạy có “phê” không.

5. Phần thưởng cho người tham gia

Gồm: áo chạy bộ, số bib (tốt nhất là in rõ logo giải chạy, nếu có in tên người chạy lại càng tuyệt), áo và huy chương khi về đích – tất nhiên đã tính vào giá tiền đăng ký. Mấy cái này là phụ, nhưng đôi khi lại có ý nghĩa quan trọng, vì là vật thể duy nhất còn giữ lại được sau mỗi giải chạy (để ngắm, để treo, để chụp ảnh và khoe trên FB).

Tổng kết

Trên đây chỉ là khung đánh giá chung, mang tính tương đối và chủ quan cao. Một tiêu chí khác rất quan trọng là chi phí, gồm phí đăng ký, di chuyển, ăn ở,… cũng như chi phí cơ hội. Nhưng mình không đưa vào danh mục đánh giá, nói chung tiền nào của nấy. Thời gian và nguồn lực có hạn, chấp nhận đầu tư chừng nào là tuỳ mỗi người chạy. Để xác định có xứng đáng đầu tư hay không thì cần dựa theo thang điểm trên.

Phần lớn thông tin có thể tìm thấy từ trang tin chính thức của giải chạy. Mình cũng hy vọng các anh chị em đã tham gia nhiều giải chạy trong nước, trong khu vực, và trên thế giới sẽ cùng đánh giá những race từng chạy, để mọi người có thêm cơ sở lựa chọn.

 

About the Author Mr Marathoner

  • […] Xem thêm: Đánh giá một giải chạy […]

  • […] Xem thêm: Đánh giá một giải chạy […]

  • […] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]

  • >
    68 Shares