Tập chạy với Power Meter

Hình 1: đồ thị nhịp tim cho thấy hiện tượng “cardiac drift”, có thể do tiết trời oi nóng. Nhịp tim tăng dần dù tốc độ chạy không cao (pace trung bình 5:22)

Hình 2: pace. 1km cuối tăng tốc

Hình 3: power, khá tương đồng với pace

Polar Vantage V là đồng hồ chạy bộ đầu tiên có tích hợp hệ thống đo cường độ chạy (power meter), nghĩa là người chạy hoàn toàn có thể biết cường độ vận đôkjng của mình mà không cần phụ kiện nào khác.

Khác với power meter ở xe đạp, đo trực tiếp lực tác động lên bàn đạp, power meter ở đồng hồ chạy bộ hoặc các thiết bị như Stryd, Garmin ngoại suy cường độ từ các thông số tốc độ, nhịp tim, độ dốc, guồng chân, thời gian tiếp đất, dao động lên xuống của người chạy bộ,… Lý thuyết là power sẽ phản ánh trung thành cường độ vận động và mức độ gắng sức của người chạy bộ.

Tóm lại thay vì chạy bộ theo nhịp tim có thể chạy bộ theo power, nguyên tắc chung vẫn là duy trì ở Zone 2. Còn nếu cứ căn nhịp tim ở zone 2 thì có thể sẽ chạy quá chậm.

Một cách tương đối khách quan, dù không mang tính định lượng chút nào, là làm “talk test” để biết mình có đang ở zone 2 hay không. Cảm nhận hôm nay của mình là cường độ vận động chỉ ở zone 2, ngoại trừ km cuối cùng. Nếu theo nhịp tim thì hôm nay nửa thời gian vận động ở zone 3. Nhưng theo power thì chủ yếu ở zone 1 và 2. Như vậy power có vẻ đáng tin cậy hơn.

Nhưng mọi lý thuyết đều chỉ là màu xám. Điều vui nhất là được xỏ giày ra đường, và không bị chấn thương.

About the Author Đinh Linh

Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25

  • […] sai số (do tiếp xúc, do mồ hôi,…) Đồng hồ Polar Vantage là loại duy nhất dùng tới 9 đèn LED đo tần […]

  • […] cần phụ kiện nào khác. Từ trước tới nay, Polar Vantage V là đồng hồ duy nhất có tính năng […]

  • […] Tham khảo: Đo công suất và nhịp tim với đồng hồ Polar Vant… […]

  • >
    0 Shares