Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai?

Thảm kịch ở Cam Túc là một tai nạn không lường trước do thiên nhiên hay nó là kết quả của sự lỏng lẻo và thiếu tiêu chí an toàn trong các giải chạy đang bùng nổ khắp Trung Quốc?

Chay365 – Ban biên tập Chay365 đăng tải series 3 bài viết tìm hiểu công phu của triathele/ultra runner Phạm Trung Linh, 100km VMM finisher, để tất cả chúng ta có cái nhìn bao quát, chi tiết hơn về Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm cự ly 100km. Những bài học rút ra ở thảm kịch này là kinh nghiệm rất quý báu cho các nhà tổ chức giải và các runner Việt Nam.

Phần 1: Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Toàn cảnh biến cố thể thao lớn nhất lịch sử Trung Quốc

Phần 3: Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng phó sự cố

Tác giả Phạm Trung Linh, triathlete, ultra runner từng hoàn thành 100km VMM

Tác giả Phạm Trung Linh, triathlete, ultra runner từng hoàn thành 100km VMM – Sa Pa. Ảnh: NVCC

Ngay sau khi xảy ra thảm kịch, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đã lên tiếng yêu cầu điều tra nguyên nhân vụ việc và làm rõ. Động thái của CCDI rất khác với mọi khi vì đây là Ủy ban của Đảng CS TQ và nó thường tập trung chú ý vào các vụ việc liên quan đến tham nhũng trong hệ thống chính trị.

Điều này cho thấy áp lực và sự bàng hoàng lớn của xã hội đối với thảm kịch này khiến CCDI không thể đứng ngoài. Nếu chúng ta ở TQ thì cũng rất dễ hiểu khi các phong trào chạy bộ đang bùng nổ khắp đất nước tỷ dân này.

Thảm kịch 21 người chết ở giải chạy ultra 100km Trung Quốc: Điều gì đã xảy ra?

Sốc: 21 người chết trong giải chạy vượt núi ở Trung Quốc

Kể từ 2015, khi Đảng CSTQ ra nghị quyết về chú trọng phát triển hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe toàn dân sau 40 năm tập trung làm kinh tế, khắp TQ đã bùng nổ các giải thể thao. Cùng thời điểm đó, Tổng cục thể thao TQ đã tự loại bỏ quyền phê duyệt tổ chức giải marathon, phân quyền cho các tỉnh tự tổ chức bằng đấu thầu thương mại.

Số lượng giải chạy ở Trung Quốc hàng năm, giai đoạn 2016-2019

Số lượng giải chạy ở Trung Quốc hàng năm, giai đoạn 2016-2019. Nguồn: CAA

Nếu như năm 2011 cả TQ chỉ có khoảng 20 giải marathon + sự kiện chạy bộ (quy mô >800 người) thì tới 2019 đã có 1.828 giải marathon và sự kiện chạy bộ, trong đó 481 giải trail. Trung bình mỗi tuần có hơn 30 giải trên khắp cả nước. Các giải marathon lớn thường có tối thiểu 30.000 người tham dự. Những con số này tăng không ngừng và doanh thu từ cho hoạt động chạy bộ vào khoảng 18 tỷ USD năm 2019 (40% là phí đăng ký, 40% là gear, còn lại là dinh dưỡng, etc..)

Miếng bánh quá lớn này khiến khắp nơi tổ chức các giải thể thao bằng việc tung giải thưởng lớn, bằng giảm thiểu các quy định để thu hút runner. Không chỉ vậy, các giải trail còn có xu hướng mở route theo cách hoang dã hơn, thách thức hơn nhưng để tiết kiệm chi phí thì các giải pháp an toàn lại không đi kèm tương xứng. Ngay sau thảm kịch, Liên đoàn điền kinh TQ ra thông báo sẽ tăng các quy định an toàn trong việc tổ chức giải. Nhưng đó sẽ là vấn đề về sau.

CP 2 - CP 3 của mùa trước

CP 2 – CP 3 của mùa trước

Còn câu hỏi đặt ra hiện nay là: Thảm kịch ở Cam Túc là một tai nạn không lường trước do thiên nhiên hay nó là kết quả của sự lỏng lẻo và thiếu tiêu chí an toàn trong các giải chạy đang bùng nổ khắp Trung Quốc?

Để trả lời câu hỏi này thực sự không đơn giản và có rất nhiều quan điểm.

Với những người cho rằng đây là thảm họa do thiên tai:

– Khu vực Cam Túc sắp vào mùa hè, nhiệt độ vùng cận sa mạc tăng lên tới 40oC là bình thường. Những năm trước cũng tổ chức thời gian này thì nhiệt độ toàn ở ngưỡng 30oC và phụ kiện là đồ chống nóng. Năm nay khi xuất phát, nhiệt độ đã xuống 10oC nhưng không ai nghĩ rằng nó có thể xuống tới 1oC lúc giữa trưa. Dự báo nhiệt độ trên tất cả các phương tiện là 6-13 oC.

Cung đường đoạn khó từ CP 2- CP3

Cung đường đoạn khó từ CP 2- CP3

– Vùng Cam Túc mưa rất ít. Tháng 5 vẫn chưa vào mùa mưa và không ai có thể hình dung sẽ có một cơn mưa đá dày đặc và gió to như vậy.

– Tất cả các yếu tố khắc nghiệt nhất như mưa đá, gió lốc, nhiệt độ thấp xuất hiện cùng lúc và tập trung cùng một địa điểm từ CP2 sang CP4. Nhiều runner sống sót nói rằng tình huống thời tiết cực đoan như này chỉ xảy ra trong 1 thế kỷ.

Với những người cho là thảm họa do nhân tai:

– BTC đã không giám sát chặt chẽ việc mang các đồ dùng bắt buộc tối thiểu cho các VĐV.

– Cập nhật thời tiết quá kém, không sẵn sàng kịch bản hủy giải khi biết thời tiết xấu như vậy. Phòng khí tượng địa phương thông báo 22h đêm trước giải là sẽ có gió to trong ngày thi đấu. Trong quá trình diễn ra giải đấu, lúc 10h sáng 22/5, họ thông báo có mưa to.

Đội cứu hỏa và cứu nạn của Cảnh Thái

Đội cứu hỏa và cứu nạn của Cảnh Thái

– Hệ thống cứu trợ quá mỏng và kém: Chỉ có khoảng 20 người. Lúc 12:30 có tín hiệu cấp cứu đầu tiên nhưng đến 14:00 vẫn chưa tiếp cận được đến điểm cần hỗ trợ. Phải đến tận 5h chiều mới được dân địa phương cứu

– Lực lượng y tế ít: Bố trí các CP (checkpoint) nằm ở các khu vực khó tiếp cận cho công tác cứu hộ. Nhiều runner đã leo đến được CP3 nhưng đây là nơi quá hoang vu giữa đỉnh núi, có mỗi lều để nước, không có chỗ tránh gió hay đồ sưởi ấm (CP4 cũng tệ không kém nhưng đỡ hơn CP3 vì cách vài km là có 1 ngôi làng). Vì vậy nhiều người đã quyết định quay trở lại CP2 là nơi có đồng bằng và gần làng mạc.

Ảnh chụp Lương Tinh lúc 10 Am sau khi qua CP1. Theo sau là đồng đội Tào Bằng Phi (PB FM là 2:30). Cả 2 đều chuẩn bị là mặc áo chống gió nhưng không chống lại được thiên nhiên.

Ảnh chụp Lương Tinh lúc 10 am sau khi qua CP1. Theo sau là đồng đội Tào Bằng Phi (PB FM là 2:30). Cả 2 đều chuẩn bị mặc áo chống gió nhưng không chống lại được thiên nhiên.

Dù bạn có theo cách lý giải nào thì thảm kịch cho 21 người sẽ là nỗi ám ảnh suốt đời của những người tổ chức, của tỉnh Cam Túc. Trước mắt toàn bộ khu danh thắng Hoàng Hà Thạch Lâm đang bị đóng cửa vô thời hạn. Ảnh hưởng của sự kiện trên khiến hàng loạt giải chạy 100km vào tuần tới trên khắp Trung Quốc đã phải tạm hoãn để rà soát lại các vấn đề an toàn trong công tác tổ chức.

About the Author chay365

follow me on:
  • […] Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai? Ron Hilll, người chạy liên tục “mỗi ngày một dặm” trong suốt hơn 52 năm qua đời ở tuổi 82 Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Toàn cảnh biến cố thể thao lớn nhất lịch sử Trung Quốc Hạ thân nhiệt khi chạy bộ Thảm kịch 21 người chết ở giải chạy ultra 100km Trung Quốc: Điều gì đã xảy ra? Sốc: 21 người chết trong giải chạy vượt núi ở Trung Quốc Chạy bộ cùng George W. Bush Nhật ký PF Chạy bộ và vắc-xin COVID-19 Lần đầu tiên chạy 42km, pacer “nhỡ chân” lên podium […]

  • […] kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng phó sự cố Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai? Ron Hilll, người chạy liên tục “mỗi ngày một dặm” trong suốt […]

  • >
    0 Shares