Khi chúng ta kiếm tìm động lực để bước chân từ giường ra đường, chúng ta đã bao giờ nghĩ Strava là một trong số đó? Một nghiên cứu của Đại học Radboud ở Hà Lan chỉ ra rằng, Strava, mạng xã hội lớn nhất của giới tập luyện thể thao, là động lực giúp chúng ta tập luyện và lưu lại bài tập.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Mạng xã hội đã phân tích hồ sơ Strava để xem các chân chạy trong cùng một câu lạc bộ chạy ảo trên Strava có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi chạy bộ của nhau. Các nhà nghiên cứu tập trung theo dõi 5 câu lạc bộ trên Strava khác nhau tại Hà Lan, là một nhánh của các câu lạc bộ chạy thực tế tại quốc gia này với 329 chân chạy.
Trong một cuộc khảo sát trước nghiên cứu, họ đã hỏi các chủ thể tham gia nghiên cứu động cơ của mỗi người khi sử dụng Strava là gì? Kết quả là 83% là để lưu lại bài tập; 78% để theo dõi tiến bộ; 31% để tương tác với các chân chạy khác trong khi 21% để chứng minh là mình có chạy.
Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng các chân chạy sử dụng hành vi của bạn tập làm chuẩn mực và có thể cố ý lặp lại hành vi đó để nâng thứ hạng của mình hoặc tránh bị bỏ lại.
Họ nghiên cứu dữ liệu ghi lại trong một năm, xây dựng một bộ dữ liệu theo thời gian về các mạng lưới và hành vi và thấy rằng những ai nhận được nhiều kudo hơn thường có xu hướng chạy nhiều hơn. Dù các biến số chạy bộ thay đổi theo thời gian trong các câu lạc bộ như minh họa tài hình 3, các nhà nghiên cứu chưa phát hiện được mô típ đồng nhất theo mùa.
Các chuyên gia nghiên cứu ban đầu cho rằng những vận động viên chạy nhiều hơn sẽ có ảnh hưởng lớn nhất. Nhưng thực tế, những người chạy ít hơn thường có xu hướng tập theo hành vi của những người chạy nhiều hơn. Theo nghiên cứu này, những người nhận được nhiều kudo là người chạy nhiều hơn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nheieuf chân chạy thay đổi hành vi chạy của bản thân để có nhiều hoạt động thu hút được kudo (như chạy xa hơn, lâu hơn, cạnh tranh thành tích ở các đoạn chạy cố định).
Ở 4 trong 5 câu lạc bộ này, hiệu ứng ảnh hưởng từ bạn chạy (tức nội dung mà những người bạn thân nhất trong câu lạc bộ thực hiện và gửi lên) có vai trò quan trọng hơn so với việc nhận được nhiều kudo. Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy chỉ đơn giản cú nhấp chuột và một biểu tượng ngón tay cái cũng có thể là động lực để ai đó bước ra khỏi giường và vận động.
Do dữ liệu chỉ được thu thập từ 5 câu lạc bộ trên Strava tại Hà Lan nên còn có nhiều hạn chế về văn hóa và địa lý. Do đó, chúng ta không thể áp dụng giả định này cho quy mô 100 triệu người dùng Strava. Các chuyên gia nghiên cứu lưu ý rằng các chân chạy còn có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bên ngoài hoặc các sự kiện khác (như những sự kiện Challenges trên Strava).
Một hạn chế khác là Strava chỉ cho phép lấy mẫu dự liệu dựa trên hoạt động của người dùng, tức thường dữ liệu của những người hoạt động tích cực sẽ được chọn hơn so với những người ít hoạt động.
Dù vậy, nghiên cứu này có lẽ là nghiên cứu đầu tiên về động lực xã hội của ứng dụng chạy bộ phổ biến nhất thế giới này.
Chúc các bạn có thêm nhiều kudo trong năm 2023.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.