Tại giải New York City Half Marathon năm 2014, đương kim vô địch Olympic 5km và 10km Mo Farah đến từ Vương quốc Anh đối đầu với Geoffrey Mutai – một trong những vận động viên marathon hàng đầu thế giới.
Mặc dù Mutai đã cán đích trước Farah 17 giây, nhưng đó chưa phải là điểm nhấn của cuộc đua. Sau khi vượt qua vạch đích, Mo Farah đã ngã gục xuống đất. Anh ngay lập tức được các nhân viên y tế tại cuộc đua chăm sóc và không lâu sau anh xuất hiện tại cuộc họp báo sau cuộc đua với thể trạng tốt nhằm trấn an dư luận. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng đó là một sự cố đáng chú ý.
Như bất kỳ vận động viên chạy đường dài lâu năm đều biết, việc các vận động viên gục ngã khi chạy, hoặc sau một cuộc đua không phải là điều hiếm thấy. Nếu bạn đã tham gia nhiều cuộc đua, chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến điều này
Có rất nhiều lý do lý giải vì sao các vận động viên kiệt sức trong ngày đua. Một số trường hợp khá lành tính, một số khác rất nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số lý do giúp bạn có thể phòng ngừa – và giảm bớt nỗi sợ hãi khi tình huống như thế này có thể gây ra.
Trong một nghiên cứu khoa học năm 2011 của Chad Asplund, Francis O’Connor và Timothy Noakes – ba nhà nghiên cứu và bác sĩ y khoa từ Hoa Kỳ và Nam Phi, đã chỉ ra những lý do khác nhau khiến người chạy bộ đổ gục trong và sau các cuộc đua.
Vận động viên bất tỉnh do bệnh tim mạch thường là tình trạng cấp cứu nặng nề, đòi hỏi xử trí nhanh. Trong những trường hợp trầm trọng nhất, chỉ có 3 đến 5 phút để kịp thời cứu sống nạn nhân.
Nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng này ở người cao tuổi là bệnh lý mạch vành. Động mạch vành là động mạch cấp máu nuôi tim, hẹp mạch vành là tình trạng không hiếm gặp ở người trung niên hay cao tuổi. Khi gắng sức, nhu cầu oxy cơ thể tăng lên, trong khi dòng máu nuôi tim vẫn bị hạn chế. Đó là căn nguyên gây đau tim, hoặc tệ hoặc là nhồi máu cơ tim cấp tính, có thể dẫn tới tử vong. Hẹp động mạch vành có thể gặp ở cả những người chạy bộ thường xuyên và khoẻ mạnh – như Dave McGillivray, giám đốc đường đua Boston Marathon.
Còn ở người trẻ tuổi, nguyên nhân bất tỉnh có thể do một tình trạng tim bẩm sinh chưa được phát hiện.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Ý, trong đó yêu cầu tất cả những người trẻ tuổi phải trải qua kiểm tra tim trước khi tham gia thể thao, cho thấy 2% trong số tất cả các vận động viên trẻ có dấu hiệu bất thường về tim mạch. Hàng năm, một số ít vận động viên trung học và đại học ngừng tim đột ngột trong các sự kiện thể thao.
Một trường hợp nổi tiếng diễn ra vào năm 2008, khi vận động viên chuyên nghiệp Ryan Shay ngã gục và chết sau khi chạy năm dặm tại Olympic Trials Marathon (Chay365 đã có bài về trường hợp này – “Trái tim thuần khiết”). Năm 2019, một giải chạy marathon ở Việt Nam cũng từng chứng kiến một vận động viên trẻ đột tử trên đường chạy.
Do vậy, chúng ta nên đặc biệt thận trọng nếu có những biểu hiện tim mạch bất thường, hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tham khảo: Nguy cơ tim mạch trên đường chạy bộ
Sốc nhiệt là một nguyên nhân tiềm tàng. Khi bạn chạy mạnh, cơ thể bạn tạo ra một lượng nhiệt lớn và nếu sẽ dẫn đến nhiệt độ cơ thể cao bất thường. Điều này lần lượt gây ra các vấn đề lớn tới toàn thân, biểu hiện là sự nhầm lẫn, chóng mặt, nôn mửa và ngã quỵ.
Mất nước có thể làm tăng nguy cơ say nắng, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Nhiệt độ bên ngoài tăng cao và tăng nhiệt độ bên trong cơ thể do hoạt động ở cường độ cao cũng có thể gây ra đột quỵ do nhiệt. Bên cạnh việc chúng ta dễ sốc nhiệt vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, sốc nhiệt có thể xảy ra ngay cả vào những ngày có thời tiết ôn hòa.
Tham khảo: Sốc nhiệt do gắng sức
Hạ natri máu, cơ chế giảm hàm lượng natri ảnh hưởng tới lưu thông máu, là nguyên nhân tiếp theo có thể khiến bạn đổ gục trong ngày chạy giải.
Thông thường, điều này xảy ra đối với những người chạy bộ uống quá nhiều nước trong một cuộc đua. Điều này làm giảm lượng natri trong máu xuống dưới mức giới hạn của cơ thể. Người chạy khi hạ natri máu cũng thường nôn, trở nên lơ mơ và suy sụp.
Vận động viên có nguy cơ cao nhất là người mới tập chạy hoặc người chạy chậm hơn có thể mất 4-5 giờ hoặc hơn để hoàn thành một cuộc đua marathon và những người uống phần lớn là nước khi chạy. Những người này thường có nhiều thời gian uống nước hơn trong khi chạy giải tốc độ chậm và cũng có nhiều thời gian và cơ hội hơn để tiếp nước liên tục. Vì vậy, điều cần nhớ là không chỉ cần bù nước mà phải bù điện giải nữa.
Khi việc tham gia chạy marathon và các cự ly đường dài khác trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều hơn của những vận động viên phong trào, nguy cơ hạ natri máu tăng.
Tuy nhiên, các tác giả Asplund, O’Connor và Noakes chỉ ra rằng phần lớn những người chạy bộ ngã quỵ sau khi về đích thường gặp phải tình trạng tương đối lành tính gọi là hạ huyết áp tư thế.
Nghe hơi có vẻ lạ kỳ một chút, nhưng điều này xảy ra một phần vì bạn đã dừng chạy!
Một khi bạn về đích, cả hai cơ chế này đều dừng lại.
Kết quả là huyết áp giảm đột ngột gây chóng mặt, ngất xỉu và ngã gục, giống như khi bạn đứng lên quá nhanh sau khi ngồi hoặc nằm một lúc.
Việc gục ngã do hạ huyết áp tư thế vẫn cần được chăm sóc y tế và Asplund, O‘Connor và Noakes cung cấp các hướng dẫn cho nhân viên y tế điều trị các vận động viên bị ngã gục. Nhưng nó có thể dễ dàng điều trị bằng cách nâng cao chân và bù nước bằng miệng và đây không phải là một tình trạng đáng báo động.
Nhiều nguồn tin cho rằng đây chính xác là những gì đã xảy ra với Mo Farah sau nửa chặng đua của mình.
Có thể nói, luôn tồn tại có một số vấn đề y tế rất nghiêm trọng đe dọa tính mạng có thể khiến một người chạy bộ ngã gục, ngay cả sau khi vượt qua vạch đích. Nhưng nghiên cứu cho thấy các vận động viên có khả năng gặp phải một vấn đề nghiêm trọng có xu hướng ngã gục trong khi chạy. Hầu hết các vận động viên về đích trước khi ngã gục sẽ trở lại ổn định ngay sau đó.
Tuy nhiên, bất kỳ người chạy bộ kiệt sức cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Việc biết các lý do khác nhau lý giải tại sao một vận động viên có thể ngã gục trong hoặc sau một cuộc đua có thể cứu sống họ, vì vậy điều này rất đáng để học hỏi!
Người dịch: Anh Tùng
Tham khảo: Chóng mặt khi chạy bộ
Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]
[…] Tại Sao Người Chạy Bộ Gục Ngã Trong Hoặc Sau Cu̕… […]