Một lần hoàn thành cự ly marathon có lẽ là giấc mơ với nhiều chân chạy, đặc biệt những chân chạy mới chơi bộ môn này. Vậy hoàn thành 100 marathon liên tục trong 100 ngày sẽ như thế nào, đặc biệt khi người đó đã ở độ tuổi U50 và phải chạy bằng chân giả? Bài viết dưới đây giới thiệu cho bạn đọc về hành trình tuyệt vời đầy cảm hứng này của chân chạy Jacky Hunt-Broersma.
Nếu bạn đã từng chay marathon, bạn biết cảm giác ngày hôm sau như thế nào: trườn ra khỏi chăn sau một giấc ngủ ngon và dài, ăn mọi thứ có sẵn trong nhà và vật vờ cả ngày trong tình trạng đuối, mỏi. Đây là điều bình thường vì bạn vừa chạy 42,195km. Còn đối với chân chạy 46 tuổi Jacky Hunt-Broersma, tiếp theo giấc ngủ sau khi hoàn thành cự ly marathon là tiếp tục chạy marathon và liên tiếp như vậy trong 100 ngày.
Đó là câu chuyện chạy 100 marathon trong 100 ngày của chân chạy siêu dài này. Nếu thành công, cô sẽ ghi tên mình lên bảng kỷ lục thế giới với danh hiệu người phụ nữ chạy liên tục nhiều lần cự ly marathon nhất (kỷ lục hiện tại là 95 lần trong 95 ngày).
Cô cho biết “cảm hứng của tôi xuất phát từ kỷ lục chạy 95 marathon trong 95 ngày và tôi tự nhủ mình có thể thực hiện 100 marathon trong 100 ngày.”
Hunt-Broersma không chỉ đang có gắng hoàn thành 1 cự ly marathon mỗi ngày trong 100 ngày liên tiếp mà còn hoàn thành nó trong tình trạng phải mang chân giả bên trái. Cô cho biết thêm: “tôi mất chân trái do bị ung thư khoảng 5 hay 6 năm trước. Rất may tôi có 2 chân giả để thay đổi vì tôi phải tính toán nhiều thứ khi tham gia thử thách này trong khi mang chân giả.”
Cô gái nhiều lần hoàn thành các cự ly siêu dài này chưa bao giờ chùn bước trước khối lượng tập luyện khủng bố. Cô kể rằng để “tập luyện” cho thử thách này, cô đã tham gia thi đấu cự ly 100 dăm khoảng 1 tháng trước đó.
Mục lục
Mặc dù tập luyện chạy siêu dài là công việc chính của Hunt-Broersma, cô còn phải chăm sóc cho hai cậu con 9 và 11 tuổi. Một ngày của cô thường bắt đầu lúc 6h sáng ngay cả khi ngày hôm trước cô vừa mới hoàn thành cự ly marathon.
Cô chia sẻ: “có những ngày khi thức dậy và tôi tự nhủ “Tiếp tục thôi nào!” Những ngày khác tôi thức dậy và nhâm nhi ly cà phê và tự nhắc bản thân mình phải hoàn thành nhiệm vụ của ngày đó.”
Buổi sáng cô dành thời gian ăn sáng với con, đưa con tới trường và khi mọi người đã đi học hoặc đi làm, cô bắt đầu chuẩn bị cho buổi chạy trong ngày. Cô cho biết “tôi vượt qua quãng đường mỗi ngày với tâm lý rằng đây là công việc của mình và tôi phải hoàn thành mỗi ngày. Tôi cho rằng mỗi chúng ta đều có tư duy rằng mình phải hoàn thành công việc của mình dù đó là tập luyện hay làm việc.”
Sau đó cô sẽ dành 5-6 giờ để chạy. Một số lần cô chạy trên máy, một số trên đường nhựa gần nhà. Quan điểm của cô là chạy ở đâu cũng được, miễn là được chạy. Đến khi các con và chồng trở về, cô đã lại tiến thêm một ngày nữa gần hơn với kỷ lục thế giới. Cô dành thời gian cho gia đình, giặt đồ và đi ngủ lúc 8h tối để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Do phải dùng chân giả để chạy nên Hunt-Broersma phải rất cẩn trọng để đảm bảo cơ thể quen với tác động của từng ngày. Việc có 2 chân giả giúp cô chuẩn bị tốt hơn cho thử thách này. Cô chia sẻ “các bạn có thể liên tưởng giống như việc có 2 đôi giày và có thể thay đổi luân phiên tùy thuộc vào kích thước và mức độ vừa chân. Chân giả cung như vậy.”
Hunt-Broersma cho biết việc chạy khối lượng quãng đường lớn khiến vùng chân cô sưng lên, đặc biệt khu vực khoeo chân nên chân giả rộng hơn sẽ giúp cô vượt qua những ngày vùng này bị sưng.
Giống như mọi người, cô cũng luôn lắng nghe cơ thể và đây là cách ưu tiên hành đầu để cô giữ cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng chạy liên tục trong 100 ngày. Cô chia sẻ “tôi rất ngạc nhiên trước khả năng thích nghi của cơ thể. Sau vài ngày đầu tiên, cơ thể tôi bắt đầu thích nghi và “cứng rắn” dần theo quãng đường chạy. Chế độ ăn, hệ cơ và chế độ ngủ của tôi đều điều chỉnh theo. Lời khuyên của tôi đối với những thử thách như thế này là lắng nghe cơ thể để phòng tránh chấn thương.”
Quãng đường 42.195km đòi hỏi cơ thể tiêu đốt nhiều năng lượng và việc bổ sung để cơ thể có thể tiếp tục ở trạng thái khỏe mạnh để vận động là đòi hỏi thiết yếu. Hunt-Broersma hiểu rằng một ngày thuận lợi khởi đầu bằng bữa sáng. Lựa chọn của cô là ăn yến mạch và nho khô và thêm một ly cà phê vào buổi sáng.
Cô duy trì chế độ bổ sung năng lượng linh hoạt trong quá trình chạy tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể như sử dụng gel tập trung vào nhóm gel năng lượng có chứa các thành phần tự nhiên để không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Cô cho biết “nếu trong quá trình chạy nếu thấy đói tôi sẽ ăn một chút bánh mì phết bơ đậu phộng và mứt. Tôi là người chỉ thích dùng thực phẩm tự nhiên vì chúng thường không gây cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa. Thỉnh thoảng tôi ăn M&M hoặc kẹo dẻo con sâu.”
Quá trình phục hồi bắt đầu ngay khi cô chạm mốc 42,195km trong đó bao gồm uống đồ uống phục hồi Tailwind sau mỗi lần hoàn thành bài chạy để bổ sung protein và bột đường cần thiết phục vụ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cô tiếp tục bổ sung protein và bột đường vào buổi tối. Cô cũng quan tâm tới việc phục hồi phụ trợ bên ngoài như ngâm chân, lăn ống và gác chân lên cao. Cô cho biết đây là những thói quen giúp cô phòng tránh chấn thương.
Điều đầu tiên chúng ta cần biết là chân giả rất đắt tiền. Theo ông Jilian Okimoto, chuyên gia chỉnh hình, “hầu hết chân giả không có bảo hiểm do đây là những vật dụng đắt đỏ. Khi đã xác định được kích thước, chân được chế tạo và gửi tới người dùng. Mức giá khoảng trên 20.000 USD.”
Mức giá này là rào cản với nhiều người mất chi muốn chạy bộ. Do đó, bên cạnh chinh phục thử thách chạy 100 marathon trong 100 ngày, Hunt-Broersma còn đang gây quỹ cho tổ chức Chạy bằng chân giả, một tổ chức gánh bớt chi phí chế tạo chân giả cho các chân chạy.
Ở thời điểm chúng tôi đăng bài này trên Chạy 365, Hunt-Broersma đã hoàn thành 22 marathon và còn 78 marathon nữa trước mắt. Chúng ta có thể theo dõi hành trình của cô trên trang Instagram cá nhân tại đây.
Theo Women Running
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.