Ngày nay, dinh dưỡng trong chạy marathon được tính toán chặt chẽ từng con số. Vận động viên chuẩn bị cho việc ăn uống trong khi chạy giải cũng y như cách họ tập luyện chạy bộ.
Một thế kỷ trước, các vận động viên không hề tính toán khi nào sẽ ăn đến gói gel thứ năm, các cửa hàng bán đồ chạy thì không tràn ngập các loại thanh dinh dưỡng, hạt và kẹo nhai hứa hẹn sẽ ngăn chặn các triệu chứng nguy hiểm. Lúc đó, họ chỉ có vài tợp brandy giữa chặng và đường đua không hề có trạm tiếp nước. Và rồi chúng ta đã đi bao xa? Hãy cùng Chay365 khám phá lịch sử của việc nạp năng lượng khi chạy, qua bản dịch của Zí Sport.
Mục lục
Vào đầu thế kỷ 20, chạy marathon khác nhiều so với ngày nay. Cuộc đua marathon tại Boston năm 1897, chỉ có 15 người đàn ông thi đấu với nhau, khác hoàn toàn với ngày nay có tới 15 ngàn người chạy mỗi năm. Phụ nữ không được phép chạy cho tới năm 1972.
Các trạm tiếp nước hiện đại là những chiếc bàn dài, có đầy nước uống thể thao Gatorade, nước, điểm của nhà tài trợ nơi phát gel, kẹo nhai hoặc kẹo ngậm lúc ấy chưa xuất hiện. Thay vào đó, mỗi vận động viên có một người tiếp nước, họ đi xe đạp hoặc trong ô tô ở đâu đó trên đường chạy để cung cấp dinh dưỡng.
Nạp năng lượng hồi ấy là vài shot rượu whiskey, brandy hoặc vài loại rượu khác. Spyridon Louis – người chiến thắng giải marathon ở Olympics 1896 đã tợp vài ngụm rượu cognac khi còn khoảng 6 dặm nữa. Paris Marathon 1924 được biết đến với trạm tiếp nước trút rượu như mưa vào những người chiến thắng.
Tiếp nước trong race chưa được hiểu một cách khoa học, những gì không phải là lòng cứng rắn trong khi chạy đều bị những người tổ chức giải cau mày. Matt Fitzgerald, một chuyên gia dinh dưỡng thể thao, tác giả và là huấn luyện viên nói “Có một kiểu tự tin nam tính trong chạy bộ, sẽ là dấu hiệu của yếu đuối khi bạn khát và uống nước khi chạy. Vì thế, mọi người sẽ cố gắng không uống nước.” Trong suốt Olympics 1904 ở St. Louis, chỉ có hai trạm nước, trạm thứ 2 ở ngay sau điểm đánh dấu nửa đường.
Tom Derderian một huấn luyện viên lâu năm ở câu lạc bộ Greater Boston Track Club và là tác giả cuốn “Boston Marathon: The history of the world’s Premier Running Event”, nhận xét đó là một ý tưởng tồi tệ.
Trong cuốn sách tựa đề “Waterlogged (Tạm dịch Úng nước): Nguy cơ của việc bù nước quá mức trong các môn thể thao sức bền”, Tim Noakes viết rằng cho đến những năm 1960 cộng đồng chạy bộ mới thấy tầm quan trọng của bù nước khi chạy dài. Sau đó, tới giữa những năm 1970, việc bù nước có tính toán mới trở nên phổ biến. Mặc dù các vận động viên và giám đốc đường đua đã không còn dùng rượu, họ vẫn chưa có khái niệm thực sự về việc bù nước bao nhiêu là đủ và duy trì mức năng lượng như thế nào trong suốt chặng đua. Không có các sản phẩm chuyển hóa nhanh và giàu dinh dưỡng khiến cho các vận động viên phải dùng cam, muối, nước sô đa không ga để thêm năng lượng. Họ sẽ uống khi khát.
Derderian – tác giả cuốn “Boston Marathon: Lịch sử giải chạy danh giá của thế giới” – nói “Kiểu như là ngẫu nhiên khi bạn có sẵn món đồ uống thì bạn uống thôi. Việc duy nhất của bạn là chắc chắn rằng món đồ uống đó không phải tiêu hóa nhiều”.
Sự thay đổi lớn đầu tiên là nước uống thể thao Gatorade được sáng tạo ra năm 1965 bởi một nhóm nhà khoa học ở trường đại học Dược Florida. Thứ nước uống điện giải mới toanh này được ra mắt lần đầu trên sân cỏ bóng đá và thành xu hướng trong chạy bộ sau khi được thử nghiệm với các vận động viên chạy dài.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các vận động viên có thể bù nước theo cách vừa giảm khát nước và duy trì lượng đường cũng như điện giải mà không cần ăn.
Năm 1983, Brian Maxwell – vận động viên marathon Olympics người Canada từng xếp hạng thứ 3 thế giới – đã có một giải đấu vất vả và ông cho rằng nguyên nhân là do đường máu thấp. Sau đó, ông bắt đầu chiến dịch để tạo ra Power Bar, sản phẩm này được trao cho các vận động viên chạy cần sức bền, mà trước tiên là vận động viên ultra. Sản phẩm thanh năng lượng này trở nên nổi tiếng sau đó.
Khi các giải đấu ngày càng cạnh tranh hơn và các vận động viên elite càng muốn tăng PR của mình thì họ không muốn lãng phí thời gian quý giá để bóc một thanh dinh dưỡng hay một quả chuối. Công ty Gu được thành lập năm 1994 cung cấp sản phẩm năng lượng cô đặc dạng gel để vận động viên có thể dễ dàng bổ sung năng lượng mà không phải dừng lại.
Ngày nay các vận động viên chạy bộ gắn các túi gel vào thắt lưng, quanh chai nước, hoặc tìm cách nào đó để mang theo gel để dễ lấy ăn và di chuyển thật nhanh. Thật hiếm khi thấy ai đó chạy với thật nhiều đồ ăn trong suốt chặng đường 42km vì bất tiện và việc ăn nhiều đồ ăn trong khi chạy có thể ảnh hưởng đến cơ thể.
Huấn luyện viên người California, Matt Fitzgerald nói nguyên tắc bình thường về ăn uống lành mạnh sẽ tuột khỏi đầu khi bạn bắt đầu chạy, bạn ăn không phải vì sức khỏe hay sống lâu mà ăn vì kết quả chạy bộ. Trong cuốn “The new rules of Marathon and Half Marathon Nutrition: A cutting edge plan to fuel your body beyond the wall”, Fitzgerald giải thích về cách dùng carb trong các bài luyện tập nặng và nhẹ. Theo ông, không cần dùng carb cho những bài chạy dưới 1 giờ, nhưng lại có thể cần carb cho bài tập 45-60 phút với tim zone 3 trở lên. Để tối đa hóa kết quả trong những bài tập khó, người tập cần dùng đến 60g carbs mỗi giờ khi chạy marathon.
Nguồn: The New Rules of Marathon and Half Marathon Nutrition: A Cutting Edge Plan, Matt Fitzgerald.
LỜI KẾT: Mỗi runner có một lý do không ai giống ai để bắt đầu chạy bộ nhưng mọi con đường đều dẫn thành Rome, ai cũng muốn có thành tích tốt lên mỗi ngày. Hiểu biết về dinh dưỡng để nạp năng lượng trong quá trình luyện tập chính là xây dựng độ bền bỉ cho cơ thể và sẵn sàng cho những cú đột phá mới của thành tích cá nhân.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] marathon. Do vậy, trước khi thi đấu hay trước các bài chạy nặng, cần phải nạp tinh bột để chuẩn bị sẵn năng lượng cho bài […]
[…] Nạp năng lượng trong chạy bộ […]
[…] công nghệ giày, cách phục hồi cho đến nạp năng lượng tới yếu tố tâm lý được chia sẻ từ […]