Đau hay chấn thương?

Các chuyên gia y học thể thao xét lại mối quan hệ giữa những tổn thương cơ thể gặp phải trong quá trình vận động, tập luyện thể thao và cảm giác mà cơ thể cảm nhận.

Bạn vừa trải qua một thời gian tập luyện hoàn hảo. Đột nhiên bạn cảm thấy đau gối. Liệu có phải bạn đã dính chấn thương không? Câu trả lời không hề đơn giản, theo như ý kiến chuyên gia trên Tạp chí Y học Thể thao Anh. Vận động viên thường xuyên phải đối mặt với cảm giác đau đơn và khó chịu, một số trường hợp chỉ qua loa, nhưng một số khác lại lặp đi lặp lại. Việc nên xem nhẹ hiện tượng nào và cẩn trọng với hiện tượng nào thực sự là một nghệ thuật hết sức tinh tế và háo ra cách chúng ta “chỉ mặt đặt tên” cho những cơn đau đó lại có thể ảnh hưởng tới hậu quả phía sau.

Một bài viết của tác giả Morten Høgh, chuyên gia vật lý trị liệu và chuyên gia khoa học về đau đớn tại Đại học Aalborge, Đan Mạch cùng với các đồng nghiệp tại Đan Mạch, Úc và Hoa Kỳ cho rằng, trong lĩnh vực y học thể thao, đau và chấn thương là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt và không nên đánh đồng chung. ông Høgh cùng đồng nghiệp cho rằng khi cơn đau được “chỉ mặt đặt tên” sai, nó sẽ tạo ra tâm lý sợ hãi và lo lắng và có thể thậm chí thay đổi cách chúng ta vận động bộ phận đó và làm vấn đề nghiêm trọng thêm.

Trước hết, chúng ta điểm qua một vài khái niệm: Chấn thương do thể thao là tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể. Biểu hiện của chấn thương luôn là tổn thương về thể chất, một cơ chế chấn thương rõ ràng và có thể bao gồm dấu hiệu sưng viêm. Nếu dây chằng chéo trước bị rách, hiển nhiên là chấn thương. Lưu ý: Nếu quan sát thật kỹ, thường chúng ta sẽ thấy điểm nào đó có vẻ giống với chấn thương. Hãy xem hình chụp X quang của một vận động viên trung tuổi bị đau gối, có thể chúng ta sẽ quan sát thấy các dấu hiệu thoái hóa sụn ở đầu gối bị đau nhưng dấu hiệu tương tự cũng xuất hiện ở đầu gối lành. Đó là dấu hiệu bình thường của lão hóa và không góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân đau gối.

Phân biệt giữa đau và chấn thương là nghệ thuật tinh tế

Trái lại, trong bài viết này, đau được định nghĩa là “cảm giác và cảm xúc khó chịu đi kèm với hoặc giống như đi kèm với khả năng hoặc thực tế mô bị hư hại.” Những chữ in nghiêng là của tác giả. Cảm giác tất nhiên giống như việc có gì đó bị hư hại trong cơ thể. Nhưng đau về cơ bản là một hiện tượng chủ quan, phát xuất từ cảm nhận của người bệnh và vẫn có thể tồn tại dù không có chấn thương rõ ràng. Một ví dụ mà bài viết nêu ra là cơn đau vùng bánh chè – đùi (patellofemoral), một hiện tượng phổ biến ở các chân chạy, tạo ra cảm giác đau nhưng không hiểu vì sao đau. Ngược lại, hiện tượng viêm gân bánh chè là một dạng đau gối có nguyên nhân lâm sàng rõ ràng (gân bị hư hại hoặc viêm).

Theo bài viết, điểm khác biệt giữa chấn thương do thể thao và cơn đau do thể thao gồm những điểm chính sau:

  • Cơn đau chịu ảnh hưởng của các yếu tố “bối cảnh, kỳ vọng, niềm tin và nhận thức” trong khi chấn thương không chịu chi phối bởi các yếu tố này.
  • Chấn thương có thể quan sát một cách khách quan, trong khi cơn đau lại không. Dù vậy, việc đánh giá chủ quan cơn đau, bao gồm cả việc đánh giá theo thang từ 0-10, có thể hữu ích và cung cấp nhiều thông tin.
  • Tiến triển của chấn thương phụ thuộc vào từng bộ phaeanj: chấn thương cơ phục hơn các chấn thương như đĩa đệm và quá trình hồi phục sẽ theo tiến trình có thể tiên liệu. Cơn đau ngược lại thường xuất hiện và biến mất một cách bất ngờ và mức độ nghiêm trọng không nhất thiết phụ thuộc vào giai đoạn phục hồi.
  • Nguyên tắc cơ bản để tập phục hồi sau chấn thương là tăng dần tải trọng lên phần mô bị hư hại cho tới khi hồi phục hoàn toàn và có thể chịu tải từ hoạt động tập luyện và thi đấu. Điểm mấu chốt đối với các cơn đau do thể thao gây ra là nâng cao khả năng kiểm soát cơn đau cho người bệnh, ví dụ như việc tránh có các phản ứng tiêu cực làm trầm trọng hóa cơn đau. Quá trình này lại không bằng phẳng như quá trình phục hồi chấn thương: chúng ta không thể cứ tăng dần tải trọng tập luyện với hy vọng rằng cơn đau sẽ hết.

Chủ đề bài viết của tác giả Høgh trùng lặp với một bài xã luận trên tạp chí Y học Thể thao Anh gần đây của bác sĩ người Úc, ông Daniel Friedman, cùng đồng nghiệp về nguy cơ của việc “chỉ mặt đặt tên” kết quả chẩn đoán. Ví dụ, việc đặt tên cho chấn thương gối là rách sụn chêm thay vì giãn sụn chêm có thể khiến người bệnh tìm tới các biện pháp phẫu thuật chỉnh hình dù đó không phải là biện pháp tối ưu nhất cho loại chấn thương này. Nhìn chung, theo tác giả Friedman, từ ngữ chúng ta dùng để mô tả chấn thương “có thể xúc tác hiệu ứng vòng lặp làm trầm trọng hóa, gây lo lăng và sợ vận động.”

Chấn thương cần trải qua quy trình phục hồi rõ ràng

Trong nhiều trường hợp, mọi việc không đến nỗi phức tạp như trên. Nếu bị gãy xương, tất nhiên cảm giác sẽ rất đau và chúng ta phải đợi cho tới khi lành hẳn, tăng dần tải trọng và cơn đau sẽ hết. Chấn thương và cơn đau đi kèm luôn là hình với bóng. Trong những trường hợp khác, mọi chuyện là không đơn giản như vậy. Những người bị đau gót chân mãn tính thường không tìm ra được mối liên hệ rõ ràng giữa hiện trạng thực tế của gân gót chân và cảm giác đi kèm nên việc giảm tải và kiểm soát chặt chẽ để phục hồi và quay trở lại tập luyện là mục tiêu hữu hiệu hơn so với việc đợi cho tới khi gân gót chân “lành hẳn.” Việc phân định được lằn ranh giữa chấn thương và cơn đau là rất khó khăn, nhưng theo ông Høgh, bước đầu tiên đơn giản chỉ là nhận thức được, cơn đau nhiều khi cũng chỉ là cơn đau.

Theo Outside

About the Author Phạm Thao

  • […] 54 lần chạy cự ly marathon. Cụ Barbara từng vài lần bị chấn thương như đau hông, bong gân mắt cá chân, đau thần […]

  • >
    0 Shares