Điền kinh VĐQG 2020: Bất ngờ 2 nhà vô địch SEA Games bị đàn em lật đổ

Ngày thi đấu thứ 2 giải VĐQG điền kinh 2020 có rất nhiều nội dung chung kết là thế mạnh của điền kinh Việt Nam tại các kỳ SEA Games: 1500m nam, nữ, 400m nam, nữ.

Trong mùa giải năm nay, nội dung tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam, nữ lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu (năm ngoái mới “thí điểm” nội dung 4x400m hỗn hợp). Không nằm ngoài dự đoán, đội tuyển điền kinh TP.HCM với lực lượng đồng đều, trong đó có đương kim vô địch và á quân 100m nữ Lê Tú Chinh, Hà Thị Thu vượt qua đoàn Hà Nội và Quân Đội để giành HCV (42.54 giây).

Lịch thi đấu giải Vô địch Điền kinh quốc gia 2020

VĐV điền kinh Việt Nam nào gần đạt chuẩn Olympic nhất?

Giải VĐQG 2020: Ngần Ngọc Nghĩa phá KLQG 100m nam, Tú Chinh giành HCV ấn tượng

Điền kinh Quân đội “làm mưa làm gió” nội dung 5000m

Ở nội dung 5000m nam, Nguyễn Văn Lai vẫn chưa bị ai đe dọa ở nội dung “tủ” của mình. VĐV đoàn Quân đội về đích đầu tiên với thời gian 14:55.01 (ngang bằng với thành tích từng giúp anh giành HCV SEA Games 2017 tại Malaysia). Đây là nội dung đầu tiên của giải VĐQG 2020 tính đến thời điểm này, một đoàn ẵm trọn cả 3 tấm huy chương. Trịnh Quốc Lượng và Nguyễn Quốc Anh giúp đoàn Quân đội “độc quyền” ở nội dung 5.000m nam.

Nguyễn Văn Lai

Nguyễn Văn Lai

Nội dung này qui tụ hầu hết các gương mặt quen thuộc đối với cộng đồng những người thích chạy đường dài: Hoàng Nguyên Thanh (ĐKVĐ marathon Việt Nam), Vũ Văn Sơn, Hà Văn Nhật, Lê Văn Tuấn, Lê Văn Thao, Lê Quang Hòa, Lý Văn Chiến, Đào Văn Chí, Nguyễn Đăng Khoa…

Dương Văn Thái bị VĐV trẻ sinh năm 2000 hạ bệ

Bất ngờ đã xảy ra ở cự ly 1500m, một thế mạnh của điền kinh Việt Nam. Ông vua cự ly 1500m Dương Văn Thái đã để đàn em Trần Văn Đảng vượt mặt. Còn nhớ ở SEA Games 2019, Dương Văn Thái giành HCV ngoạn mục nhờ áp dụng chiến thuật “ru ngủ” đố phương, chờ thời cơ chạy nước rút ở 300m cuối. Tuy nhiên, Trần Văn Đảng đã “bắt bài” đàn anh của mình ở giải này. Với lợi thế sức trẻ, chân chạy sinh năm 2000 của đoàn Hà Nội đã không cho Dương Văn Thái cơ hội bắt kịp, lật đổ nhà vô địch SEA Games để trở thành nhà vô địch quốc gia mới ở cự ly này. Dương Văn Thái thậm chí chỉ về đích ở vị trí thứ 3 (4:10.36).

Trong khi đó, nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh (Bắc Giang) vẫn giữ phong độ ổn định và bảo vệ thành công tấm HCV của mình với thời gian 4:13.88. Oanh “ỉn” quá mạnh so với Khuất Phương Anh và  VĐV trẻ Bùi Thị Ngân (SN 2000, Nam Định).

Dương Văn Thái - VĐQG2020

Nhà vô địch SEA Games Dương Văn Thái (418) bị đàn em Trần Văn Đảng lật đổ ở nội dung 1500m. Ảnh: TTXVN

Quách Thị Lan thoát khỏi “bóng” của Nguyễn Thị Huyền, Trần Nhật Hoàng “hú vía” trước Trần Đình Sơn

Các cuộc đối đầu giữa các tuyển thủ quốc gia ở cự ly 400m cũng rất sôi động: Trần Nhật Hoàng, Trần Đình Sơn, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Quách Công Lịch…

Cuộc đua 400m nam diễn ra chủ yếu giữa Trần Đình Sơn (Hà Nội) và Trần Nhật Hoàng (Khánh Hòa). VĐV người Hà Nội chủ động tấn công và dẫn trước trong phần lớn thời gian. Nhờ thể hình tốt và sức trẻ, nhà vô địch SEA Games Nhật Hoàng dần rút ngắn khoảng cách và vượt qua đàn anh trong tích tắc (6% giây) trước vạch đích. Quách Công Lịch chỉ giành vị trí thứ 3.

Quách Thị Lan vượt Nguyễn Thị Huyền

Quách Thị Lan vượt Nguyễn Thị Huyền sít sao, chỉ 3% giây trước khi ngã sóng soài. Ảnh: VTV

Xuất sắc hơn anh trai mình, Quách Thị Lan (52.46) đã lật đổ nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Huyền (52.49) ở nội dung 400m nữ. Trong nỗ lực cán đích sớm hơn đối thủ 3% giây, Quách Thị Lan đã ngã sóng xoài ngay khi vượt qua vạch đích. Chiến thắng này sẽ giúp Quách Thị Lan tự tin hơn khi đối đầu với Nguyễn Thị Huyền cũng như với các đối thủ khác trong khu vực ở các giải sắp tới.

Trong các nội dung tiếp sức 4x100m nam và 4x100m nữ, chiến thắng đã thuộc về 2 đội tuyển sở hữu các chân chạy 100m tốt nhất Lê Tú Chinh (TPHCM) và Ngần Ngọc Nghĩa (CAND). Nữ hoàng tốc độ Lê Tú Chinh là VĐV đầu tiên giành 3 HCV qua 2 ngày thi đấu: 100m nữ, 4x100m hỗn hợp, 4x100m nữ

Kết quả Top 3 5000m nam:

Họ và tên Năm sinh Đơn vị Thành tích
Nguyễn Văn Lai 1986 Quân Đội 14:55.01
Trịnh Quốc Lượng 1996 Quân Đội 14:58.40
Nguyễn Quốc Anh 2001 Quân Đội 15:00.99

Kết quả Top 3 Nhảy xa nam:

Họ và tên Năm sinh Đơn vị Thành tích
Nguyễn Tiến Trọng 1997 Quân Đội 7.58
Phạm Văn Lâm 1992 Nam Định 7.41
Trần Văn Diện 1998 Quân Đội 7.38

Kết quả Top 3 Ném lao nữ:

Họ và tên Năm sinh Đơn vị Thành tích
Lò Thị Hoàng 1997 Sơn La 50.88m
Bùi Thị Xuân 1989 Quân Đội 50.14m
Lò Thị Hằng 2001 Sơn La 44.28m

Kết quả Top 3 Tiếp sức hỗn hợp nam nữ 4x100m:

Họ và tên Năm sinh Đơn vị Thành tích
Hà Thị Thu 1997
TP Hồ Chí Minh
42.54
Lê Tú Chinh 1997
Nguyễn Đăng Khoa 1999
Lê Quyền Lợi 1994
Nguyễn Thị Oanh 1996
Hà Nội
43.47
Phùng Thị Huệ 2003
Nguyễn Bá Kiên 2003
Ngô Thế Anh 2002
Nguyễn Thị Hồng Vân 2001
Quân Đội
43.65
Trịnh Việt Tú 1995
Nguyễn Văn Đức 1999
Bùi Thị Nguyên 2001

Kết quả Top 3 1500m nữ:

Nguyễn Thị Oanh 1995 Bắc Giang 4:13.88
Khuất Phương Anh 1997 Hà Nội 4:26.77
Bùi Thị Ngân 2001 Nam Định 4:28.38

Kết quả Top 3 1500m nam:

Trần Văn Đảng 2000 Hà Nội 4:09.94
Lương Đức Phước 2002 Đồng Nai 4:10.28
Dương Văn Thái 1992 Nam Định 4:10.36

Kết quả Top 3 Nhảy sào nữ:

Trương Thị Thu 1995 Thanh Hóa 3.75m
Nguyễn Phạm Hoài Yên 2001 Đà Nẵng 3.60m
Nguyễn Thị Thu Nguyên 2002 Tây Ninh 3.00m

Kết quả Top 3 400m nữ:

Quách Thị Lan 1995 Thanh Hóa 52.46
Nguyễn Thị Huyền 1993 Nam Định 52.49
Nguyễn Thị Hằng 1997 Hà Nội 54.53

Kết quả Top 3 400m nam:

Trần Nhật Hoàng 2000 Khánh Hòa 46.91
Trần Đình Sơn 1997 Hà Tĩnh 46.97
Quách Công Lịch 1993 Thanh Hóa 47.83

Kết quả Top 3 Đẩy tạ nam:

Phan Thanh Bình 1995 TP Hồ Chí Minh 16.54m
Lê Hồng Quân 1998 Quân Đội 14.91m
Unh Ra 1992 Tây Ninh 14.01m

Kết quả Top 3 Tiếp sức 4x100m nam:

Hoàng Mạnh Cường 1997
Công An Nhân Dân
40.90
Võ Ngọc Huy 1997
Lãnh Văn Cương 1995
Ngần Ngọc Nghĩa 1999
Châu Nguyên Phú 2001
TP Hồ Chí Minh
41.12
Nguyễn Anh Bằng 1997
Nguyễn Đăng Khoa 1999
Lê Quyền Lợi 1994
Nguyễn Trọng Tâm 1996
Bình Dương
41.46
Trần Văn Hải 1995
Võ Minh Triều 1999
Nguyễn Văn Châu 1999

Kết quả Top 3 Tiếp sức 4x100m nữ:

Lưu Kim Phụng 1996
TP Hồ Chí Minh
45.59
HCV
Lê Thị Mộng Tuyền 1990
Hà Thị Thu 1997
Lê Tú Chinh 1997
Nguyễn Thị Hằng 2002
Quân Đội
46.97
HCB
Quách Thị Hồng Thúy 2002
Nguyễn Thị Hồng Vân 2001
Hoàng Dư Ý 2004
Trần Ngọc Ánh 2002
Nam Định
47.117
HCĐ
Nguyễn Thị Huyền 1993
Vũ Thị Mến 1990
Đỗ Thị Quyên 1992

Giải VĐQG điền kinh 2020 có sự tham dự của 457 VĐV ( 275 nam, 182 nữ) đến từ 49 đơn vị tỉnh, thành, ngành trong cả nước. 

Căn cứ vào kết quả của giải, Tổng cục Thể dục thể thao sẽ tuyển chọn các vận động viên xuất sắc, tập huấn và thành lập đội tuyển tham dự SEA Games lần thứ 31, tổ chức năm 2021, tại Việt Nam. Tổng cục Thể dục thể thao và Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức giải Vô địch Điền kinh quốc gia năm 2020, từ ngày 05/11 – 15/11/2020, tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Ngày thi đấu chính thức 10/11 đến 14/11/2020.

 

About the Author Nguyễn Đạt

Cây viết chuyên theo dõi điền kinh/chạy bộ, ba môn phối hợp bơi đạp chạy (triathlon), các môn thể thao sức bền. MC, bình luận viên giải chạy. Có sở thích chạy marathon trên sân thượng. PB: Marathon 3h33, Ironman 70.3 5h48, 100K VMM Finisher.

follow me on:
  • […] kinh VĐQG 2020: Lê Trung Đức về nhất 3000m vượt CNV Điền kinh VĐQG 2020: Bất ngờ 2 nhà vô địch SEA Games bị đàn em lật đổ Giải VĐQG 2020: Ngần Ngọc Nghĩa phá KLQG 100m nam, Tú Chinh giành HCV ấn […]

  • >
    0 Shares