Sifan Hassan: Từ cô bé tị nạn đến nhà vô địch Olympic xuất chúng (Phần 2)

“Không có gì oán trách cô ấy cả, tôi vẫn luôn tự hào về Hassan, rất rất tự hào”, HLV van Hoesel thổ lộ, “Tôi vui vì đã đóng góp một phần nhỏ vào con đường thành công của Hassan”. 

Để trở thành VĐV chuyên nghiệp, Hassan đã chuyển đến Arnhem. Tại đây, cô gặp HLV đội tuyển quốc gia Honore Hoedt. “Hassan là một vận động viên rất đặc biệt. Đặc biệt từ việc cô ấy cần một nơi để cầu nguyện, cho đến việc cô ấy ở lại trung tâm tất cả các ngày trong tuần vì không có gia đình để về thăm nhà”, Hoedt cho biết.

Hoedt cũng nhận ra những tố chất đặc biệt của Hassan. “Cô ấy chạy khá thông minh, mặc dù chưa được ổn định lắm nhưng có tiềm năng”. Hassan được tập tại trung tâm huấn luyện vận động viên cấp cao ở Papendal. Hassan được huấn luyện bài bản. Cô được tập trung tập các bài tập thể lực, đặc biệt là các bài tập ổn định phần thân trên và các bài tập chạy nước rút. Hassan chưa bao giờ được hướng dẫn tập luyện một cách bài bản và chuyên nghiệp như vậy. Ngay năm đó, Hassan đã chạy 1500m với thành tích rất tốt 4:05 và đặt quyết tâm sẽ chạy được dưới 4 phút. “Tôi biết khả năng của Hassan, cô ấy sẽ làm được”. 

Sifan Hassan với tham vọng lập thành tích chưa từng có trong lịch sử Olympic

Cú ngã sấp mặt khiến “quạ” Hassan vùng dậy mạnh mẽ vượt qua 12 đối thủ ở vòng loại 1500m

Sifan Hassan: Từ cô bé chạy tị nạn đến nữ hoàng chạy dài Olympic 2020 (Phần 1)

Tổng hợp các bài viết về điền kinh ở Olympic 2020

Tuy nhiên, huấn luyện Hassan không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cô thường xuyên quá căng thẳng trong các cuộc thi. Ngay trước khi bắt đầu, Hassan thường biến mất. Nếu có xuất hiện thì cô lại quên mất số bib của mình. “Cô ấy thường rất ngoan cố. Hassan không thể chịu được khi thua cuộc. Sau đó,  cô ấy tự nhốt mình nhiều ngày. Một ngọn lửa bùng cháy trong Hassan mà đôi khi thổi sai hướng.” Khi thất bại, Hassan thậm chí không liên lạc gì với cả HLV và quản lý của mình trong hàng tuần liền.

Hassan rất mộ đạo. Cô luôn dành thời gian để cầu nguyện mỗi ngày. Một lần khi cô giành chiến thắng ở cự ly 800 mét tại Bỉ, chính HLV Hoedt là người lên bục nhận giải thưởng thay cho cô vì cô không muốn chạm vào phần thưởng, nó bao gồm… sáu chai bia.

Khi Hassan bắt đầu đứng lên bục vinh quang ở những giải danh giá trong hệ thống Diamond League không lâu sau đó, HLV Hoedt nhẩm tính đến các giải đấu quốc tế, giải vô địch châu Âu, World Cup, có thể cả Olympic nữa. Phải tìm mọi cách để nhập quốc tịch Hà Lan cho Hassan. “Đó là công việc thực sự vất vả, chúng tôi đã gửi rất nhiều thư từ và luôn nhấn mạnh, đây là một tài sản của Hà Lan!”, Hoedt hồi tưởng.

Rồi cuối cùng mọi thứ cũng đến, vào tháng 11 năm 2013, tại tòa thị chính, Hassan nhận được hộ chiếu Hà Lan. “Tôi vẫn nhớ hôm đó, như một ngày hội”. Hassan đã thực sự mong đợi nó, cô rất muốn được chạy trên đất nước mới của mình.

Hoedt tiếp tục là huấn luyện viên của Hassan cho đến sau Olympic Rio 2016. Tuy nhiên, sau kết quả đáng thất vọng, Hassan đi Mỹ để gia nhập trại huấn luyện của Nike ở Oregon. HLV Hoedt trầm tư: “Đó là một nỗi buồn. Nhưng mọi chuyện phải thế”.

Sau khi giành HCV trên đường đua 5000m ở Tokyo, Hassan đã đăng bức ảnh mình choàng lá cờ Hà Lan trên người nằm dưới đường pit. Cô đã có quê hương mới của riêng mình. Ở Olympic Tokyo 2020, với 2 huy chương vàng và 1 huy chương đồng, Hassan trở thành vận động viên Hà Lan xuất sắc nhất kể từ sau Fanny Blankers-Koen. 

Kỳ tích của Hassan, không phải chỉ là đạt được huy chương ở cả 3 cự ly tham dự mà còn là việc cô “dám” đi theo tiếng gọi của trái tim mình để thử thách bản thân. Trả lời phỏng vấn sau khi nhận huy chương vàng nội dung 10000m, Hassan đã nói: “Tôi đã khóc khi lên nhận huy chương. Tôi rất hạnh phúc”. Đến lúc này cô mới thật sự nhận ra điều mình đã làm được ở Olympic.  Không chỉ là vượt qua chính mình, đó là sự dũng cảm đối đầu với thử thách. Ở Tokyo tháng 8 năm 2021, ngọn cỏ nhỏ bé từ Ethiopia đã trở trở thành viên ngọc sáng của thế vận hội. Sau khi Olympic qua đi, trước khi bước vào những thử thách mới, Hassan sẽ trở lại Hà Lan để được vinh danh. Cô hy vọng sẽ có thời gian nhiều hơn để gặp lại những người bạn cũ, để được trở về nhà, về quê hương.   

Xem phần 1 tại đây

About the Author PhamBaoTung

  • […] Sifan Hassan: Từ cô bé tị nạn đến nhà vô địch Olympic xuất chúng (Phần 2) Sifan Hassan: Từ cô bé chạy tị nạn đến nữ hoàng chạy dài Olympic 2020 Tổng hợp các bài viết về điền kinh ở Olympic 2020 Olympic Marathon: Sự trở lại của Nhà Vua Tokyo 2020: VĐV marathon tranh nước, xô đổ cả bàn không để ai uống gây phẫn nộ Cuộc khổ chiến trong “hoả lò” và sự xuất hiện của một nữ anh hùng mới Chung kết 10000m: cái kết đẹp cho Sifan Hassan Olympic Marathon: Eliud Kipchoge có bảo vệ được ngôi vương? Điểm mặt các ứng viên của đường chạy marathon nữ Đường chạy marathon ở Olympic Tokyo 2020 […]

  • >
    0 Shares