Tất tần tật về London Marathon 2020

London Marathon là giải đấu quy tụ được nhiều chân chạy hàng đầu thế giới cũng như các chân chạy phong trào nhờ đặc điểm đường chạy bằng phẳng, có nhiều điểm danh thắng lịch sử quanh khu vực đường chạy và khoản tiền thưởng khổng lồ.

Tuy nhiên, sự kiện của năm 2020 sẽ là sự kiện không có tiền lệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Giải đấu được lùi lại sang ngày 4/10 thay vì diễn ra vào cuối tháng 4 theo truyền thống và tại thời điểm ra quyết định hoãn giải đấu, dự kiến các chân chạy phong trào vẫn có thể tham gia bình thường.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, giải đấu năm nay sẽ chỉ có sự tham gia của các chân chạy thành tích cao trên cung đường vòng lặp trong một “quả cầu” được tạo riêng cho giải đấu. Với quá nhiều thay đổi so với các năm, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin cơ bản về cuộc đua năm 2020 để các bạn nắm được.

Kỹ thuật núp gió: phân tích đội hình của Bekele tại Berlin 2019

Theo Chân “Học Lỏm” Kipchoge, Bekele Tập Chạy Dài

Bài Tập Biến Tốc Của Kenesisa Bekele

Tại Sao Chúng Ta Quan Tâm Tới Cuộc Đối Đầu Kipchoge vs Bekele?

Ngày thi đấu và quyết định hoãn tổ chức giải đấu

London sẽ là giải marathon lớn thứ 2 của thế giới được tổ chức trong năm 2020. Giải thứ nhất là giải Tokyo Marathon được tổ chức hồi tháng 2 cũng chỉ có sự tham gia của các chân chạy thành tích cao do tác động của dịch bệnh. Tuyến đường thi đấu ngày 4/10 có sự khác biệt cơ bản là các vận động viên sẽ chạy theo vòng lặp thay vì chạy quanh các cung đường của thành phố London như bình thường.

Sẽ có khoảng 90 vận động viên tham gia thi đấu gồm 39 nam, 29 nữ, 15 vận động viên xe lăn nam và 7 vận động viên xe lăn nữ. Đây là con số quá nhỏ bé so với số lượng khoảng trên 40.000 vận động viên tham gia giải đấu này hàng năm.

Giải đấu sẽ chứng kiến sự tranh tài của 2 vận động viên ưu tú nhất làng chạy marathon hiện nay

Mặc dù số lượng vận động viên tham gia giảm sút nhưng cuộc đua này sẽ chứng kiến sự đối đầu có một không hai trong lịch sử giữa chân chạy nắm giữ kỷ lục thế giới và đương kim vô địch giải đấu, Eliud Kipchoge với chân chạy marathon nhanh thứ hai thế giới trong lịch sử của bộ môn này, Kenenisa Bekele. Sự thú vị của giải đấu càng được tăng thêm khi ở nội dung dành cho nữ, kỷ lục gia Brigid Kosgei cũng sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi tham gia giải đấu này.

Thời gian xuất phát các nội dung thi đấu ngày 4/10 như sau:

  • 13:15 xuất phát nội dung chuyên nghiệp nữ
  • 16:15 xuất phát nội dung chuyên nghiệp nam
  • 19:10 xuất phát nội dung xe lăn

Thời gian xuất phát tính theo giờ Việt Nam.

Đường đua mới

Để phòng trường hợp khan giả tham gia sự kiện và đảm bảo sự tan toàn cho các chân chạy, cung đường đua từ Greenwich tới The Mall như thường lệ tại London sẽ không được sử dụng cho giải đấu năm 2020. Các chân chạy sẽ thi đấu trên đường chạy được bao bọc bởi cầu sinh quyển của công viên St. James Park, tương tự như mô hình đường đua của Công thức 1 hay sự kiện Breaking2 diễn ra tại Monza, Ý.

Cung đường thi đấu giải London Marathon 2020

Mỗi vòng sẽ có độ dài khoảng 1,34 dặm (2,15 km), đồng nghĩa với việc các chân chạy phải quay 19 vòng trước khi vào 1,34 km cuối cùng về đích tại The Mall. Liên đoàn điền kinh quốc tế cho biết dù đường chạy thay đổi nhưng vẫn đáp ứng tiêu chuẩn Thế vận hội nếu các vận động viên muốn đạt chuẩn 2:11:30 và thành tích vận động viên vẫn được tính để xét kỷ lục.

Cầu sinh quyền là gì?

Cầu sinh quyển về cơ bản là khu vực đóng kín không cho công chúng ra vào để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của những người trong đó. Các chân chạy sẽ được cách ly trong cầu sinh quyển tại một khách sạn bên ngoài London có khu sân vườn rộng khoảng 0,16 km2 để tập luyện. Khi tới khách sạn, vận động viên sẽ được xét nghiệm nhiều lần cho tới ngày thứ sáu trước giải đấu. Bất cứ vận động viên nào có triệu chứng hoặc dương tính với Covid-19 đều sẽ bị cách ly và loại khỏi giải đấu.

Cầu sinh quyển của công viên St. James

Người xem sẽ không được phép đến gần đường thi đấu để xem trực tiếp. Mặc dù một vài khu vực của công viên sẽ mở trong ngày nhưng những khu vực quanh đường chạy sẽ được đóng.

Thay đổi giải thưởng

Quỹ tiền thưởng của giải đấu năm nay vẫn rất lớn nhưng nhỏ hơn đáng kể so với năm trước đó. Theo Ban tổ chức, tiền giải được cắt giảm gần một nửa so với năm 2019. Năm 2019, hai vị trí nhất ở nội dung nam và nữ đều nhận được khoản tiền thưởng 55.000 USD. Tổng giải thưởng dành cho các vị trí về nhất ở các nội dung là 313.000 USD và tổng giá trị tiền thưởng theo mốc thời gian chạy là 850.000 USD.

Lý do được đưa ra là những khó khăn về tài chính do hậu quả của đại dịch. Giải đấu cũng sẽ có phần thưởng riêng cho chân chạy người Anh có thành tích tốt nhất.

Tại sao không đ tất cả các chân chạy tham gia?

Tương tự như nhiều giải đấu lớn trên thế giới chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, giải London 2020 cũng sẽ có nội dung chạy ảo. Vận động viên tham gia sẽ có 23 giờ 59 phút và 59 giây (từ 0h00 BST ngày 4/10 – theo múi giờ mùa hè của Anh, tức 6:00 ngày 4/10/2020 đến 5:59:59 ngày 5/10 giờ Việt Nam) để hoàn thành cự ly 42,195km.

Cổng đăng ký giải London Marathon 2021 sẽ mở vào chủ nhật, ngày 4/10/2020 và đóng vào ngày 9/10/2020. Danh sách chính thức sẽ được công bố vào cuối tháng 1/2021.

Lịch sử giải đấu

London Marathon là một trong sáu giải marathon lớn của thế giới được tổ chức hàng năm vào mùa xuan, thường vào tháng 4. Tuy nhiên, giải đấu năm 2020 được hoãn và chuyển sang ngày 4/10 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chris Brasher, vận động viên Olympic nội dung vượt rào người Anh cùng vận động viên Olympic John Disley của xứ Wales đã lập ra giải đấu sau khi tranh tài ở giải New York Marathon 1979 vì ấn tượng với tinh thần đoàn kết của những vận động viên tham gia và mong muốn có một giải đấu tương tự ở London.

Ngày 29/3/1981, chỉ 02 năm sau khi lên ý tưởng, giải London Marathon đầu tiên đã được tổ chức. Hàng nghìn chân chạy tham gia trước vạch xuất phát và kết quả có 6.255 người về đích. Kể từ đó, số lượng người tham gia tăng dần theo thời gian

Người chiến thắng và tiền thưởng

Giải đấu ghi nhận và thưởng cho người chiến thắng theo một số nội dung thi đấu. Năm 2019, người chiến thắng nội dung chuyên nghiệp của nam và nữ được thưởng 55.000 USD trong khi người về thứ hai được thưởng 30.000 USD và người thứ 3 nhận được 22.500 USD.

Ngoài ra giải đấu năm 2019 còn có giải phụ 100.000 USD cho những vận động viên nam đạt thành tích dưới 2:05:00 và một khoản tương tự cho vận động viên nữ đạt thành tích dưới 2:18:00. Ngoài ra, người lập kỷ lục giải đấu (2:05:03 đối với nam và 2:17:01 đối với nữ) còn nhận được giải thưởng 25.000 USD. Các vận động viên về nhất nội dung xe lăn cũng nhận được giải thưởng 25.000 USD.

Eliud Kipchoge là người về nhất 4 trong 4 lần tổ chức giải London Marathon gần nhất. Brigid Kosgei là nhà vô địch nội dung nữ của giải đấu năm ngoái.

Đương kim vô địch nội dung của nữ Brigid Kosgei

Vô địch nam 10 năm gần nhất

  • 2019 Eliud Kipchoge (KEN) 2:02:38
  • 2018: Eliud Kipchoge (KEN) 2:04:17
  • 2017: Daniel Wanjiru (KEN) 2:05:56
  • 2016: Eliud Kipchoge (KEN) 2:03:05
  • 2015: Eliud Kipchoge (KEN) 2:04:42
  • 2014: Wilson Kipsang (KEN) 2:04:29
  • 2013: Tsegaye Kebede (ETH) 2:06:04
  • 2012: Wilson Kipsang (KEN) 2:04:44
  • 2011: Emmanuel Mutai (KEN) 2:04:40
  • 2010: Tsegaye Kebede (ETH) 2:05:19

Vô địch nữ 10 năm gần nhất

  • 2019 Brigid Kosgei (KEN) 2:18:20
  • 2018: Vivian Cheruiyot (KEN) 2:18:31
  • 2017: Mary Keitany (KEN) 2:17:01
  • 2016: Jemima Sumgong (KEN) 2:22:58
  • 2015: Tigist Tufa (ETH) 2:23:22
  • 2014: Edna Kiplagat (KEN) 2:20:21
  • 2013: Priscah Jeptoo (KEN) 2:20:15
  • 2012: Mary Keitany (KEN) 2:18:37
  • 2011: Mary Keitany (KEN) 2:19:19
  • 2010: Aselefech Mergia (ETH) 2:22:38

Gây quỹ từ thiện

Giải London Marathon đang giữ kỷ lục thế giới về sự kiện gây quỹ lớn nhất hàng năm. Kể từ sự kiện đầu tiên được tổ chức năm 1981, các vận động viên đã đóng góp được trên 1,1 tỷ USD cho nhiều tổ chức thiện nguyện khác nhau. Một phần ba suất thi đấu dành cho các tổ chức thiện nguyện.

Đường chạy truyền thống

Đường chạy chạy dọc theo sông Thames và nổi tiếng là đường chạy phẳng và nhanh cũng như xuyên qua nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại London.

Có ba điểm xuất phát tại Blackheath gồm “điểm đỏ” tại công viên Greenwich phía nam, “điểm xanh lá” tại công viên St. John và “điểm xanh dương” tại đường Shooter’s Hill. Sau khoảng 4,5 km, ba cung đường sẽ giao nhau tại Woolwich. Tới điểm mốc bán marathon, các chân chạy sẽ chạy qua Cầu tháp London và nửa sau cuộc đua chính là thời điểm bắt đầu tuyến du ngoạn mãn nhãn.

Các chân chạy sẽ chạy qua các thắng cảnh nổi tiếng của London

Các chân chạy sẽ chạy qua Tháp London trên đường Tower Hill, và ở vài km cuối cùng, các chân chạy được ngắm quang cảnh tráng lệ của điểm du lịch London Eye cùng với các biểu tượng khác như Big Ben, cung điện Buckingham. Vạch đích được bố trí tại The Mall, dọc theo cung điện St. James.

Tuyến đường này hầu như không có nhiều theo thời gian kể từ giải đấu lần thứ nhất. Do một số công trình xây dựng diễn ra vào năm 1982, vạch đích được chuyển từ Constitution Hill sang Westminster Bridge và duy trì ở vị trí này trong 12 năm. Đến năm 1994, vạch đích được chuyển tới The Mall tại công viên St. James cho tới ngày nay. Năm 2005, có 2 thay đổi đối với đường đua: thứ nhất là đường đua được điểu chỉnh tại km 35 để tránh khu vực đường lát đá cạnh Tháp London và điều chỉnh còn lại là chuyển hướng chạy ngược kim đồng hồ thay vì theo chiều kim đồng hồ quanh khu vực Isle of Dogs.

Đăng ký

Lưu ý, thời gian diễn ra giải London Marathon 2021 đã được chuyển sang 3/10/2021 thay vì tháng 4 như truyền thống. Cổng đăng ký bắt đầu mở từ chủ nhật ngày 4/10/2020 đến ngày 9/10/2020 (giờ Anh).

Các chân chạy có thể đăng ký theo các tổ chức thiện nguyện. Nhiều tổ chức thiện nguyện lớn mỗi năm đều có các suất tham gia giải đấu và sau đó tặng cho các chân chạy với điều kiện họ phải quyên góp được một số tiền nhất định cho tổ chức đó.

London Marathon là một trong những giải đấu có số lượng vận động viên tham gia đông nhất trên thế giới

Ngoài ra, các công dân Vương quốc Anh có thời gian chạy đáp ứng điều kiện có thể tham gia đăng ký. Ngoài ra, chúng ta có thể tham gia một số cuộc thi trên các kênh truyền thông của London Marathon để giành được các suất tham dự từ các nhà tài trợ và đối tác của giải đấu.

Quy mô và thành phần

Số vận động viên hoàn thành cự ly đạt kỷ lục 40.255 năm. Số lượt đăng ký kỷ lục là 386.050 người, đưa giải đấu trở thành một trong những giải đấu phổ biến nhất trên thế giới.

Giải đấu có ba lượt xuất phát riêng gồm: chuyên nghiệp nữ, vận động viên xe lắn (nam và nữ) và chuyên nghiệp nam cùng với các vận động viên còn lại.

Thời gian kỷ lục của đường đua này và là thời gian nhanh thứ 5 thế giới thuộc về Eliud Kipchoge thiết lập năm 2019. Kỷ lục của nữ là 2:15:25 thuộc về Paula Radcliffe năm 2003.

Kỷ lục xe lăn của nam là 1:28:57 thuộc về Kurt Fearnley năm 2009, và nữ là 1:46:02 được Tatyana McFadden thiết lập năm 2013.

About the Author Phạm Thao

>
0 Shares