Kết quả nghiên cứu đã trả lời một số câu hỏi cơ bản:
Một số kết quả nghiên cứu cơ bản như sau:
Các nguyên nhân gây tử vong khi chạy đua
Độ tuổi trung bình của nhóm ngừng tim được cứu sống là 53, so với nhóm tử vong là 34. Điều này có thể giải thích do nhóm tử vong phần lớn do nguyên nhân bẩm sinh (bệnh cơ tim phì đại có căn nguyên bất thường gen). Như vậy, đột tử trên đường chạy marathon lại hay gặp ở đối tượng trẻ tuổi.
Đáng lưu ý, khi so sánh nhóm ngưng tim được cứu sống và nhóm không kịp cứu (tử vong), thì những người sống sót được cấp cứu kịp thời hơn hẳn. Thời gian trung bình kể từ lúc có biến cố tới lúc được ép tim ở nhóm sống sót là 1,5 phút, so với 5,2 phút ở nhóm tử vong. Như vậy, kỹ năng ép tim là điều mỗi người chúng ta – bất kể có phải nhân viên y tế hay không – cần thành thạo. Vì chúng ta có thể cứu sống một mạng người.
So sánh các đặc điểm của nhóm ngừng tim được cứu sống và không được cứu sống
Vậy chúng ta rút ra những bài học gì?
Thời điểm dễ xuất hiện biến cố
Những người có bệnh HCM thường có một số yếu tố gợi ý trước đó: tiền sử gia đình, đau tức ngực, giảm gắng sức, điện tim bất thường, siêu âm tim bất thường). Đó là những người nên đi khám chuyên khoa tim mạch và chống chỉ định chơi marathon.
Kiến thức và bằng chứng khoa học là hành trang cho chúng ta khi theo đuổi đam mê và chinh phục giới hạn bản thân, chứ không phải những niềm tin mơ hồ có thể dẫn tới sự phòng vệ quá đáng không cơ sở, hoặc thúc đẩy các hành vi liều lĩnh nguy hiểm.
Xem thêm:
Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]
[…] Có dễ ngừng tim khi chạy đua hay không? […]