Vận động viên chuyển giới công khai đầu tiên tham dự tuyển chọn đội tuyển Olympic của Mỹ

Sports Illustrated/Chris Chavez

Ngày 8/12/2019, vận động viên 28 tuổi Megan Youngren trở thành một trong 63 phụ nữ tham gia giải marathon quốc tế California chính thức đủ điều kiện tham dự vòng tuyển chọn đội tuyển Olympic của Mỹ. Với thành tích 2:43:52, cô xếp hạng thứ 40 và là thành tích đáng tự hào sau 4 tháng miệt mài tập luyện. Nhưng sự kiện này cũng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khác: Youngren có cơ hội đi vào lịch sử vào ngày 29/2/2020 tới đây khi cô là vận động viên chuyển giới công khai đầu tiên thi tham gia thi đấu ở vòng tuyển chọn này.

Cô đã bắt đầu dùng thuốc điều tiết hoóc môn từ năm 2011 khi cô còn đi học và chính thức công khai là người chuyển giới vào năm 2012 và hoàn tất thủ tục để trở thành người chuyển giới năm 2019. Phát biểu trước báo giới, cô nói “tôi tự tin chia sẻ với mọi người về chuyện này vì với tôi đó là cách đúng đắn nhất để tự tin phát triển sự nghiệp.”

Theo bà Susan Hazzard, phát ngôn viên của Liên đoàn Điền kinh Hoa Kỳ (USATF) thì “theo kinh nghiệm của tôi và các đồng nghiệp đã nhiều năm làm việc tại USATF thì chưa có vận động viên chuyển giới nào tham dự các kỳ tuyển chọn đội tuyển dự Olympic”.

Năm 2013, Youngren bắt đầu tham gia chạy bộ nhằm giảm cân và cải thiện sức khỏe sau khi chuyển giới và hiện tại cô chủ yếu tham gia các giải chạy núi và tập luyện địa hình núi khi có thời gian. Youngren cho biết chạy bộ giúp cô hết triệu chứng kéo dài của bệnh giời leo. Đến năm 2014 cô bắt đầu chạy đều hơn nhưng vẫn chưa tập luyện nghiêm túc. Cô tham gia giải marathon đầu tiên là giải 2017 Equinox Marathontại Fairbanks với thời gian 4:48 trong đó tổng độ cao của quãng đường thi đấu là hơn 1000m. Mặc dù đã gặp rất nhiều khó khăn và cả chuột rút trên đường chạy nhưng với cô đây là chính là giải đấu khiến cô say mê cự ly 42,195 km.

Tại giải Los Angeles Marathon năm 2019, Youngren rút ngắn thời gian chạy xuống còn 3:06:42 và đây chính là động lực để cô đặt mục tiêu chạy marathon dưới 3 giờ. Mặc dù công việc tại tiệm làm bánh buộc cô phải làm rất nhiều công việc thủ công nhưng cô vẫn thu xếp thời gian tập luyện sau giờ làm. Khi tiệm bánh này đóng cửa vào tháng 9, cô có thêm thời gian để tập luyện và khối lượng tập luyện của cô đạt đỉnh khoảng 136km/tuần trong đó phần lớn thời gian là trên đường núi.

Youngren cho biết “tôi chỉ nghĩ nếu mình tập luyện chăm chỉ và liều một phen có khi mình có thể đạt thành tích 2:45. Có thể mọi người sẽ nói mục tiêu này chẳng là gì vì tôi là người chuyển giới. Nhưng ngoài tôi còn có cả 500 vận động viên nữ đủ điều kiện tham gia thi tuyển nữa. Chắc phải có ai đó giống trường hợp của tôi chứ. Tôi đã tập luyện miệt mài. Tôi có phần may mắn. Tôi dính chấn thương. Tôi tham gia nhiều giải đấu và đây là kết quả xứng đáng. Tôi nghĩ mình sẽ là động lực cho nhiều người khác nữa.”

Trước khi tham dự giải marathon quốc tế California, thành tích tốt nhất của Youngren là 2:52:33 khi cô thi đấu tại giải marathon Anchorage RunFest hồi tháng 8 và cô duy trì tốc độ chạy đủ điều kiện tham dự tuyển chọn đội tuyển Olympic tới tận km 30 dù gió to.

Youngren cho biết “vài lần trước đó trong năm tôi tưởng đã đạt chuẩn thời gian nhưng sau đó lại không thành công. Lần này dù rất khó khăn nhưng tôi đã làm được. Giải đấu thực sự là một cuộc chiến về mặt tinh thần.”

Trong vài năm trở lại đây, ban tổ chức các giải chạy bộ đường dài lớn đã thay đổi quy định về vận động viên chuyển giới. Tháng 4 năm 2018, ban tổ chức giải Boston Marathon đã sửa đổi quy định áp dụng đối với vận động viên chuyển giới, theo đó các vận động viên được quyền tham dự giải đấu theo giới tính họ đăng ký và cho biết không bắt buộc vận động viên phải khai lịch sử giới tính. Giải đấu lâu đời 100 dặm Western States Endurance Run tại California cũng quy định các vận động viên nữ chuyển giới có thể đăng ký thi đấu ở nội dung dành cho nữ với điều kiện đã tham gia điều trị điều tiết hoóc môn liên tục và có giám sát của cán bộ y tế trong vòng tối thiểu 1 năm trước khi giải đấu diễn ra. Vận động viên chuyển giới nam có thể tham gia thi đấu tự do.

USATF cho biết cơ quan này áp dụng quy định (có phần gây nhiều tranh cãi) của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) về những vận động viên chuyển giới đủ điều kiện tham gia tuyển chọn đội tuyển quốc gia. Một vận động viên chuyển giới nữ phải chứng minh được rằng lượng nội tiết tố testosterone trong huyết thanh ở mức dưới 10 nmol/L trong thời gian tối thiểu 12 tháng trước khi thi đấu và phải duy trì mức này trong suốt thời gian đủ điều kiện thi đấu ở nội dung dành cho nữ. IOC dự kiến sẽ đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn, theo đó sẽ quy định hàm lượng testosterone ở mức dưới 5 nmol/L.

Youngren sau nhiều năm được một bác sỹ điều trị kể từ năm 2013 có mức testosterone thấp hơn cả 2 chuẩn này rất nhiều, lần cuối là ở mức dưới 2 nmol/L.

Youngren cho biết “tôi đã rất cố gắng để tuân thủ quy định hiện hành và tôi có thể chứng minh mình đủ điều kiện.”

Khi hạn công bố danh sách tham gia thi đấu chọn đội tuyển Olympic vào cuối tháng 1 đã tới, Youngren khi đó là 1 trong 2 vận động viên rơi vào nhóm “không đủ điều kiện”. Mặc dù cô đã đăng ký theo đúng thủ tục nhưng khi đó cô vẫn đang trong quá trình chứng minh không sử dụng thuốc ức chế testosterone.

Ngày 31/1, chủ tịch bộ môn chạy đường dài nữ của USATF Kimberly Keenan-Kirkpatrick đã gửi thư xin lỗi Youngren vì chậm xử trường hợp của cô. Bà Kimberly Keenan-Kirkpatrick viết “mục đích của USATF là đảm bảo mọi việc phải theo đúng quy trình để tránh việc khiếu kiện của các vận động viên và tạo thuận lợi cho chính vận động viên được xem xét.”

Sau giải marathon quốc tế California, Youngren nghỉ ngơi để phục hồi. Dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên mới trước sự kiện tuyển chọn đội tuyển quốc gia tại Atlanta, Youngren đã bắt đầu thực hiện các bài tập chạy nhanh vào quá trình tập luyện. Tập luyện ở khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 tại Alaska đồng nghĩa với việc cô phải tập chạy dài và chạy nhanh vào những ngày nhiệt độ dao động từ -20 đến -25 độ C.

Youngren cho biết “tập luyện trong điều kiện này rát trơn trượt và việc thở rất khó khắn vì trời rất lạnh và tôi phải mặc nhiều lớp quần áo khi tập. Tôi cũng không rõ mình sẽ có thể chạy nhanh hơn không nữa. Rồi một hôm trời ấm hơn và tự dưng tôi thấy mình chạy nhanh hơn thật. Tôi rất hồi hộp trước cơ hội đứng trước vạch xuất phát tại Atlanta vì việc tập luyện đang diễn ra rất suôn sẻ.”

 

 

 

About the Author Phạm Thao

>
33 Shares