Đầu năm 2015, chắc nhiều người đã đọc ở đâu đó câu chuyện về anh chàng runner người Thụy Điển Mikael Ekvall cố gắng hoàn thành cự ly HM trong khi bị Tào Tháo rượt tóe tòe loe. Anh này có một câu rất hay là “Nếu bạn bỏ cuộc một lần, sẽ rất dễ để bạn bỏ cuộc thêm lần nữa rồi lần nữa. Nó sẽ trở thành thói quen”. Cũng là một runner, tôi rất tâm đắc với chia sẻ của anh chàng với biệt danh bajsmannen (shit man) này và tâm niệm mình sẽ chạy với triết lý như vậy.
Tuần chạy Hàm Lợn, tôi chạy 3 vòng (34 km) thấy khá thoải mái và vì vậy không nghỉ mà duy trì lịch tập bình thường với các bài đeo tạ chạy và leo cầu thang trong tuần tiếp theo bên cạnh các bài chạy khác. Mọi việc có vẻ không có gì đặc biệt cho đến Chủ nhật tuần sau, khi tôi chạy từ công viên Thống Nhất về nhà. Trước đó tôi hoàn thành bài chạy như thường lệ, chân cẳng ổn, và cùng anh chị em LDR ngồi chém gió ở gốc cây xà cừ khoảng 30′. Nhưng khi đứng lên chạy lại, chân trái đau nhói ở mặt trong xương ống đồng như muốn khuỵu xuống. Thật kỳ lạ vì trước đó tôi chưa đau như vậy bao giờ. Nghĩ bụng có thể ngồi lạnh nên bị cứng cơ, tôi vẫn chạy tiếp và rồi chân cũng đỡ đau thật, pace nhẹ nhàng 5:22. Buổi chiều chân đi khập khiễng nhưng tôi k để ý, nghĩ mọi chuyện sẽ qua nhanh.
Thứ Hai đầu tuần vào công tác TPHCM, tranh thủ hẹn Feddy Pham để chạy cùng anh em SRC trước khi nghỉ Tết. Feddy chọn cung bờ kè kênh Nhiêu Lộc (14 km) cho sáng thứ Tư. Đến chiều thứ Ba, tôi chột dạ vì thấy chận trái vẫn chưa ổn, đi lại vẫn hơi cà nhắc. Mới quyết định làm nhẹ nhàng 5 km quanh Dinh Độc Lập để test, nếu thực sự k ổn thì báo Feddy là hủy. Khi chạy thấy khá đau, nhưng ở mức chịu được, và tôi nghĩ biết đâu nhờ buổi chạy làm nóng cơ này nên sáng mai chân cẳng sẽ ổn.
Sáng thứ Tư dạy sớm theo lịch. Khi bước chân trái xuống giường, tôi thấy nó có vẻ đau hơn chiều qua. Nghĩ đến cảm giác nhói đau ở ống chân tại mỗi bước chạy, tôi thoáng rùng mình. Nhưng lúc đó hình ảnh và câu nói của anh chàng Shit Man chợt ập đến. Mình không thể bỏ cuộc được.
Từ khách sạn nơi tôi ở đến điểm tập kết Feddy chọn là 4 km. Tôi chạy bộ tới đó, tự nhủ là nếu ổn thì mình đi hết cung, còn nếu đau quá thì cũng có lết cùng anh em 10km, như vậy tổng vẫn là 14 km, có thể coi là không bỏ cuộc được rồi. Đến nơi phải nghỉ một lúc để đợi thêm một số bạn, và khi bắt đầu xuất phát lại cùng cả nhóm, chân tôi bắt đầu đau ở mức báo động. Đừng nói 10km, cảm giác 2km còn khó. Tôi phải giao hẹn với mọi người: “Hôm nay chạy theo pace của anh nhé”. Tôi chạy chậm, pace 06:20, cố gắng không để ý gì khác ngoài bước chân tiếp theo. Nhưng mỗi lần chân trái chạm xuống đường là một lần cơn đau dội lên, buốt nhói. Từng km chậm chạp trôi qua. Tôi hạn chế nói chuyện với mọi người, thậm chí hạn chế cả thở mạnh, để tập trung vào việc tiếp đất thế nào sao cho đỡ đau nhất. Mọi người biết rồi, khi chạy một lúc thì mọi đau đớn đều có vẻ dịu bớt khi não tiết ra endorphin. Lần này cũng vậy, cơn đau có vẻ lắng xuống khi sang các km tiếp. Nhưng đến chiều vòng về, nó lại bắt đầu dâng lên. Và đỉnh điểm là khi chúng tôi dừng lại chụp ảnh thì tôi cảm giác mình đang chạy với một mũi dùi đâm vào ống chân vậy. Lê lết đến km 14 (mọi người là 10) thì tôi xin đủ. Tôi tính mình mình dừng lại, còn anh em cứ chạy tiếp, nhưng anh em cũng nghỉ luôn. Mình là khách mời mà hehe.
Bỏ qua 3 tuần sau đó. Hôm nay là 3 tuần 5 ngày kể từ buổi chạy nhớ đời đó. Chân trái tôi vẫn chưa hoàn toàn hồi phục dù đã nghỉ dưỡng, đi khám bác sĩ và uống thuốc. Tôi vẫn chưa dám chạy ra đường, dù đã nhúc nhắc trên treadmill và luyện lại bài cầu thang. Qua câu chuyện của mình, tôi muốn nhắn các anh chị em rằng, hãy luôn lắng nghe cơ thể mình, đừng coi việc dừng chạy khi bị chấn thương (dù nhẹ) là bỏ cuộc. Shit Man có thể tiếp tục chạy khi anh ta bẩn thỉu và đau bụng, chứ nếu anh ta bị shin splint thì anh ta chắc chắn cũng phải nghỉ. Cheers.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.