Chọn Mua Đồng Hồ GPS

Đồng hồ GPS chuyên dụng là một sự đầu tư đáng “đồng tiền bát gạo”. Khi bạn đã quyết định chi ra 100-400 USD cho thiết bị này, có một số tính năng của nó mà bạn cần quan tâm:

1. Đối tượng sử dụng

Đồng hồ thiết kế chuyên dụng cho dân chạy bộ hay 3 môn phối hợp. Đồng hồ dành cho triathlon (như Garmin Forerunner 910XT, 920XT, Suunto Ambit 2,…) hiển nhiên là đắt hơn, pin khoẻ hơn, và khả năng chịu nước tốt hơn.

2. GPS

Đồng hồ GPS tốt nhất: Garmin FR 220

Đồng hồ GPS tốt nhất: Garmin FR 220

Độ chính xác của GPS là ưu điểm lớn của đồng hồ chuyên dụng so với phần mềm smartphone. Tuy nhiên, không phải đồng hồ nào cũng có GPS tốt ngang nhau. Đáng tin cậy nhất là sản phẩm của hai ông lớn kì cựu Polar và Garmin (Garmin là vua). Ngoài ra, cũng cần quan tâm đồng hồ định vị vệ tinh có nhanh hay không. Mặc dù độ chính xác cao, nhưng đồng hồ Polar V800 thường mất tới 1-2 phút để bắt tín hiệu GPS (trong điều kiện trời thoáng đãng, không bị nhà cao tầng che khuất). Một số đồng hồ high-end cho phép tải về bản đồ GPS trước khi bạn đến địa điểm chạy, nhưng tính năng này thực sự không cần thiết lắm với đa số dân chạy bộ chúng ta.

Đồng hồ iWatch của Apple có thể rất hấp dẫn, nhưng chúng ta chưa biết tính năng GPS có đủ tốt hay không.

3. Tương thích với máy đo nhịp tim, máy đếm bước chân

Sớm muộn gì bạn cũng nhận ra tầm quan trọng của việc theo dõi nhịp tim khi chạy bộ. Cần đảm bảo rằng đồng hồ của bạn tương thích với máy đo nhịp tim, phòng khi bạn muốn “lên đời” sau này. Garmin FR10 là đồng hồ tốt, vừa tiền, nhưng nó không có chế độ theo dõi nhịp tim.

Cũng tương tự như GPS, về độ chính xác khi theo dõi nhịp tim, không ai qua mặt được hai đại gia kì cựu Polar và Garmin, trong đó Polar được đánh giá nhỉnh hơn. Máy đo nhịp tim Polar H7 thậm chí còn có thể truyền tín hiệu bluetooth trong môi trường nước, giúp bạn theo dõi tần số tim khi bơi.

Một số đồng hồ thế hệ mới như Tom Tom Cardio Runner đếm nhịp tim dựa mà không cần dây đeo nhịp tim. Mặc dù công nghệ này quá tuyệt vời với dân chạy bộ đường dài, độ chính xác của nó còn cần được kiểm chứng. Tất cả các sản phẩm của Polar và Garmin vẫn dùng heart rate strap.

Máy đếm bước chân (footpod) không được bán kèm đồng hồ mà bạn phải mua thêm (nếu muốn). Footpod cung cấp thông tin về quãng đường và tốc độ tốt hơn GPS. Footpod cũng cho bạn biết chiều dài sải chân, guồng chân (cadence) của mình. Khi có đủ đồng hồ, footpod và máy theo dõi nhịp tim, bạn có một “hệ thống” theo dõi hoàn chỉnh. Hiện tại chỉ có Garmin và Polar cung cấp footpod tương thích với đồng hồ.

4. Thời lượng pin

dong ho Tom Tom

Đồng hồ Tom Tom Cardio Runner

Bạn nên quan tâm tới thời lượng pin khi bật GPS, tuỳ vào mục tiêu của bạn là chạy marathon hay ultra-marathon. Các dòng sản phẩm thế hệ mới thường có  pin tối thiểu 8 tiếng.

5. Phương thức kết nối

Đồng hồ GPS cần được kết nối với máy tính, internet, hoặc tốt nữa là điện thoại thông minh. Các đồng hồ Garmin thế hệ trước kết nối qua ăng-ten USB, khá lích kích. Những đồng hồ mới hơn như Garmin FR620, FR220, hay Polar V800, Polar M400 kết nối với smartphone qua bluetooth, và kết nối trực tiếp với máy tính qua cổng USB.

6. Phần mềm lưu giữ và tải dữ liệu

Mọi đồng hồ GPS đều đi kèm một phần mềm theo dõi (như Garmin Connect của Garmin hay FlowSync của Polar). Các phần mềm này đều phân tích rất chi tiết những thông số thu được trong quá trình chạy bộ. Ưu điểm của Garmin là có thể đồng bộ với Runkeeper hay Endomondo. Tốc độ tải dữ liệu lên internet của Garmin cũng nhanh hơn Polar.

7. Tính năng vẽ đường (navigation)

Tính năng navigation có thể đơn giản chỉ là la bàn, hoặc vẽ lại toàn bộ đường chạy để bạn có thể quay trở về nơi xuất phát. Đồng hồ Garmin Fenix 2 có khả năng vẽ đường rất tốt. Điều này rất quan trọng đối với người chạy ultra-trail. Chiếc Leikr còn có màn hình màu kích thước lên tới 2″, hiển thị không kém điện thoại di động.

8. Tính năng theo dõi các hoạt động trong ngày

Xu thế chung của các thiết bị điện tử là người ta muốn chúng ngày càng “thông minh” hơn. Hãng Polar đi đầu trong việc kết hợp đồng hồ GPS với dây theo dõi hoạt động bằng cách “trộn” chiếc đồng hồ RC3 với vòng đeo tay Polar Loop để cho ra đời đồng hồ V800, theo dõi mọi hoạt động (đi lại, nằm ngủ, số calories tiêu thụ…) của người dùng trong ngày. Polar M400 cũng tiếp nối phong cách theo dõi này. Tương lai, sẽ còn nhiều đồng hồ “thông minh” hơn nữa, theo dõi tất tật mọi thông số 24/7 chứ không đơn thuần là chạy bộ.

garmin620 dong ho chay bo

Đồng hồ Garmin FR620

9. Kích cỡ, cân nặng, và kiểu dáng

Đồng hồ pin khoẻ thì thường cồng kềnh hơn, tuy nhiên chúng không ảnh hưởng đến việc chạy bộ của bạn.

10. Đo VO2 max và màn hình cảm ứng

Những vật trang sức diêm dúa cho đồng hồ GPS của bạn. Đồng hồ Garmin 620 có thể tính toán VO2 max của người dùng, nhưng tính năng này không quá quan trọng, bởi bạn có thể tự tính bằng phần mềm online. Garmin FR220 và FR620 có màn hình cảm ứng (để làm gì chứ nhỉ?)

Lời khuyên

Thị trường đồng hồ GPS rất đa dạng. Dựa theo thông tin tham khảo trên internet và kinh nghiệm sử dụng, chay365 gợi ý vài sản phẩm cho các bạn như sau:

–       Đồng hồ tốt nhất: Garmin FR220, Polar M400

–       Giá thành rẻ nhất, tính năng tối thiểu: Garmin FR110

–       Giá thành rẻ, tính năng tốt, công nghệ cũ: Garmin FR310XT

 

About the Author Mr Marathoner

  • […] thời đại của đồng hồ GPS và Strava ngày nay, nhiều người chạy bộ để tâm rất kĩ đến các mức pace […]

  • […] câu nói thế này “Your GPS watch can pace, but the GPS can’t talk to you” – Đồng hồ của […]

  • >
    1 Shares