Kỉ lục thế giới 10000m của Sifan Hassan chỉ được 2 ngày tuổi đã bị phá vỡ. Letesenbet Gidey đạt thành tích 29:01.03 tại kỳ tuyển chọn đội tuyển Olympic Ethiopia, trên cùng sân vận động trước đó 55 tiếng Hassan vừa đăng quang. Gidey chạy 14:42 cho nửa đầu, và 14:18 cho nửa sau – negative split mẫu mực. Cô hoàn thành 1600m cuối trong 4 phút 26 giây, lap cuối cùng chạy mất 63 giây.
Negative mạnh mẽ thế chứng tỏ xăng trong bình còn dư dả lắm. Có lẽ Giday cũng như Hassan hôm trước, chạy để phá kỉ lục thế giới chứ vẫn chưa bung hết sức.
Nhớ rằng trước đó, kỉ lục thế giới 10.000m của nữ đã tồn tại … 23 năm, cho tới Olympic Rio 2016, khi Almaz Ayana phá vỡ cột mốc khó nhằn này với thành tích 29:17.45. Thế rồi chỉ trong 3 ngày, nó liên tiếp bị lật đổ. Các đôi siêu giày đinh (super spikes) cùng ánh sáng xanh dẫn tốc đã góp phần tạo nên sự khác biệt.
Nói thêm, Letesenbet Gidey chẳng phải tay mơ, vì giờ đây cô đã nắm cả kỉ lục thế giới 5.000m (14:06.62) lẫn 10.000m, nghĩa là tương tự vị thế của Joshua Cheptegei ở giải nam. Giờ đây, Gidey cùng với Ingrid Kristiansen là hai nữ VĐV duy nhất từng đồng thời giữ kỉ lục thế giới nội dung 5.000m và 10.000m (thành tích của Ingrid cách đây đã 30 năm).
Chưa kể năm ngoái, Letesenbet Gidey chạy 15K ngoài đường nhựa trong 44:20, nghĩa là pace 2:57/km. Các chuyên gia tính toán rằng thành tích 15K 44:20 tương đương FM 2:11 (pace 3:06). Nhớ rằng kỉ lục thế giới hiện tại của Brigid Kosgei chỉ là 2:14.
Brigid Kosgei phá kỉ lục thế giới marathon
“Siêu nhân” Cheptegei xô đổ KLTG 5000m của Bekele sau 16 năm
Ruth Chepngetich lập KLTG mới half marathon 1:04:02
Kỷ lục 10.000m nữ bị Nguyễn Thị Oanh xô đổ sau 17 năm tại Mỹ Đình
Chiến tích này của Gidey có vẻ hơi bất công cho Hassan. Hassan là người chạy trước, và Gidey biết rõ cần phải điều tốc như thế nào để chạy nhanh hơn. Chứng kiến màn bứt tốc đầy uy lực của Sifan Hassan đêm Chủ nhật, nhiều người tin rằng cô dư sức chạy dưới 29 phút. Tất nhiên, Letesenbet Gidey cũng có thể chạy dưới 29 phút.
Để trả lời câu hỏi ai nhanh hơn ai chỉ có duy nhất 1 cách: hãy đặt hai chân chạy hàng đầu này vào cùng một cuộc đua. Tại sao các nhà tổ chức không làm điều đó, khi hai màn trình diễn chỉ cách nhau vỏn vẹn 55 giờ? Nhớ rằng Hassan và Gidey đều được quản lý bởi Global Sports Communication, đơn vị quản lý Eliud Kipchoge.
Có mấy lý do. Thứ nhất, Hassan cần lập kỉ lục thế giới ở giải FBK (Fanny Blankers-Koe), một giải đấu quan trọng của Hà Lan. Hassan mang quốc tịch Hà Lan, và giành thắng lợi trước khán giả nhà hẳn sẽ hoành tráng hơn rất nhiều so với thi đấu trên sân vận động không có khán giả trong kỳ tuyển chọn đội Olympic Ethiopia. Thứ hai, kỉ lục thế giới đem lại phần thưởng vật chất cũng như các điều khoản hợp đồng có lợi hơn. Hãy để mỗi người hưởng một ít, như cách mà các elite né nhau ở những giải marathon Major. Và cuối cùng, hãy đợi tới Olympic Tokyo 2021, khi hai siêu nhân thay vì bắt vòng toàn bộ đối thủ thì có thể so kè nhau từng bước. Cuộc đua đã nóng từ bây giờ.
Khởi đầu với kỉ lục 2:01:39 của Eliud Kipchoge trên đường chạy marathon năm 2018, tiếp nối khi Brigid Kosgei chạy 2:14:04 năm 2019, lập kỉ lục marathon nữ. Chỉ trong 1 năm qua, các kỉ lục liên tục bị xô đổ. 5K, 10K, Half marathon, cả nam lẫn nữ – theo một cách khá đơn giản. Cứ có giải đấu là dăm ba người chạy nhanh hơn kỉ lục trước đó, và người thắng cuộc được wikipedia cập nhật kỉ lục thế giới. Không thiếu trường hợp phá kỉ lục mà vẫn ngậm ngùi thua cuộc.
Xem thêm:
Hai kỉ lục điền kinh thế giới bị hạ trong 1 đêm
Kỉ lục thế giới là cái gì đó thật đặc biệt, bởi vì nó hiếm. Sự tiến bộ của các kỉ lục thể thao từng được tượng trưng cho sự tiến bộ về mặt thể chất của con người. Không lẽ nhân loại đã trở nên mạnh hơn, nhanh hơn đáng kể chỉ trong vài năm?
Khi tất cả các kỉ lục cứ bị xô đổ, lịch sử trở nên quá mong manh. Và có lẽ tất cả chúng ta phải chập nhận trạng thái “bình thường mới” này, khi mà công nghệ vẫn tiếp tục phát triển như vũ bão, với những đôi siêu giày, các hệ thống hỗ trợ trên đường chạy, cùng rất nhiều tiến bộ khác trong quá trình tập luyện và thi đấu của vận động viên.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Letesenbet Gidey phá kỉ lục thế giới của Sifan Hassan chỉ sau 2 ngày Kỉ lục thế giới 10000m của nữ Có dễ ngừng tim khi chạy đua hay không? Runner Việt Nam chạy marathon sub 4:30 có thể được tham gia SEA Games Có nên dùng “siêu giày” trong mọi buổi chạy? Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng phó sự cố Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai? Ron Hilll, người chạy liên tục “mỗi ngày một dặm” trong suốt hơn 52 năm qua đời ở tuổi 82 Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Toàn cảnh biến cố thể thao lớn nhất lịch sử Trung Quốc Hạ thân nhiệt khi chạy bộ […]
[…] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]