Mục tiêu của cô trước khi qua đời: hoàn thành cuộc đua marathon cuối cùng

Renee Seman đã chạy sáu giải marathon danh giá nhất thế giới sau khi phát hiện mình bị ung thư vú.

Tạp chí The New York Times 7/2/2020

Khi Renee phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn 4 vào năm 2014, cô đặt ra mục tiêu cho mình: dành thời gian còn lại để chạy marathon. Sáu cuộc đua mà cô đã hoàn thành là New York, Chicago, Boston, Berlin, Tokyo và London.

Đây chính là những giải marathon thuộc hệ thống Abbott World Marathon Majors, hệ thống giải marathon danh giá nhất thế giới. Tính từ năm 2006, cả thế giới chỉ có khoảng 6.500 người đã hoàn thành cả 6 giải đấu này trong đó bao gồm Renee sau khi cô hoàn thành giải đấu cuối cùng, giải London Marathon vào tháng 4.

Ông David Seman, 48 tuổi, chồng của cô kể lại “cô ấy biết bệnh của mình không có thuốc chữa ngay từ khi phát hiện bệnh. Điều này chỉ làm cô ấy tăng thêm sự quyết tâm và tập trung vào mục tiêu của mình.”

Renee qua đời ngày 29/1 sau khi hoàn thành sáu giải đấu marathon kể từ khi cô được chẩn đoán mắc bệnh và trong suốt quá trình này cô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, cổ vũ và động viên của bạn chạy cũng như của những người từng chiến thắng căn bệnh ung thư. Ngay sau giải London Marathon, tạp chí Runners World cũng đã có một bài viết giới thiệu về cô. Cô ra đi bỏ lại chồng và con gái 6 tuổi, Diane.

Theo bà Melissa Ring, một lãnh đạo của Tổ chức Chăm sóc Cuối đời cho biết “thường những người được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn cuối thường đưa ra danh sách những việc mình muốn thực hiện trước khi chết. Mọi người thường có xu hướng suy tư lại cuộc đời mình khi chẩn đoán mắc bệnh không có thuốc chữa”.

“Mọi người thường cố gắng tận dụng thời gian còn lại, có được cuộc sống có chất lượng tốt nhất trong thời gian đó. Nhiều trường hợp đơn giản chỉ là muốn hoàn thành những tâm nguyện chưa thể hoàn thành.”

Renee bắt đầu tập chạy để đảm bảo sức khỏe trước khi sinh con. Cô bắt đầu từ cự ly 5km, 10km và sau đó tập bán marathon cho giải tại Brooklyn khi phát hiện mình bị ung thư.

Cô từng nói, khi phát hiện mình bị ung thư, cô dành hết tâm huyết vào thực hiện hai việc duy nhất: dành tối đa thời gian với con gái và giành tấm huy chương hoàn thành sáu giải marathon danh giá nhất thế giới thuộc hệ thống Abbott World Marathon Majors.

Chồng cô kể lại “cô ấy nói muốn chạy tất cả các giải marathon này. Cô ấy nghĩ mình có thể làm được với quyết tâm rất cao. Thực sự tôi rất bất ngờ.”

Hơn 1 năm sau, vào tháng 11/2015, cô tham gia giải marathon đầu tiên tại New York.

Cô từng tâm sự với tạp chí Runners World rằng “đây là ước muốn của tôi. Tôi chỉ nghĩ rằng đây là việc mình muốn làm và phải làm ngay. Tôi đăng ký và rồi tự hỏi mình vừa làm cái gì thế này? Tôi thực sự hoảng loạn khi đó.”

Các giải tiếp theo là Chicago năm 2016, Boston năm 2017 và Berlin năm 2018.

Năm 2019, Renee chạy hai giải marathon cuối cùng là Tokyo và Londo, cách nhau 8 tuần. Để có thể thực hiện được điều này, cô đã phải rất nỗ lực tập luyện song song với việc phải hóa trị.

Dù vậy, Renee không hề dừng lại hay tỏ ra nao núng. Thực tế, sau khi tham gia giải tại Berlin, cô bắt đầu tập luyện cùng huấn luyện viên Daphne Matalene, người đã chạy 5 trong 6 giải marathon danh giá này.

Bà Matalene kể “ngay cả khi chúng ta hoàn toàn khỏe mạnh và tập luyện đã lâu thì việc tập luyện như vậy cũng sẽ rất mệt mỏi. Renee thực ra lại không hề nao núng. Mục tiêu của cô ấy không phải là giành giải và cũng không phải chạy để lập thành tích cá nhân mới.”

Bà Matalene thiết kế chế độ tập luyện xoay quanh lịch trị liệu và điều trị của Renee. Cô chạy nhẹ buổi sáng, buổi chiều tham gia hóa trị và sau khi đã phục hồi sau thời gian hóa trị, cô sẽ chạy dài với cự ly từ  19-26km.

Theo bà Lorna Campbell, phát ngôn viên của hệ thống giải Abbott World Marathon Majors, nhiều người tham gia giải trong tình trạng gặp nhiều vấn đề sức khỏe hoặc mới phát hiện bệnh nặng.

“Renee là một trong nhiều trường hợp tham gia các giải đấu trong hệ thống trong tình trạng sức khỏe không thuận lợi.” Bà Campbell cũng cho biết nhiều người tham gia các giải này trong tình trạng mắc các bệnh như Parkinson, ung thư, trầm cảm hoặc các bệnh khác. Theo bà, “chạy bộ chính là cách giúp họ quên đi mình đang mang bệnh.”

Có lẽ quyết tâm tập luyện của Renee thực sự rất lớn vì trước khi cô tham gia giải marathon cuối cùng vào tháng 4, các bác sỹ thấy rằng tinh thần của cô cải thiện rất nhiều khi cô có thể tham gia chạy bộ.

Chồng cô cho biết “cô ấy biết thời gian còn lại của mình không nhiều nhưng cô ấy không bao giờ chịu bỏ cuộc. Dù cố ấy bị bệnh tật đánh bại nhưng cô ấy luôn nỗ lực và quyết tâm.”

“Cố ấy muốn mình trong mắt của con gái không phải là người ốm yếu mà là người cứng cỏi và không từ bỏ trước những khó khăn.”

 

 

 

 

 

 

 

About the Author Phạm Thao

>
83 Shares