Nguy cơ chấn thương sau khi nhiễm COVID

Hãy thận trọng khi quay trở lại chạy và tập luyện nếu bạn đã mắc COVID

Nếu bạn đã bỏ lỡ nhiều ngày chạy bộ vì bị COVID-19, bạn có thể muốn bù lại thời gian đã mất bằng cách lao vào tập luyện trở lại. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây cho thấy việc này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ chấn thương của bạn.

một nghiên cứu được công bố trên Sports Health, các nhà nghiên cứu đã khảo sát những người chạy bộ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2020. Những người này được hỏi hai câu hỏi chính: (1) họ đã bị COVID chưa (được xác định bằng xét nghiệm dương tính hoặc chẩn đoán của chuyên gia y tế) và (2) kể từ tháng 3 năm 2020, họ đã bị chấn thương đến mức phải bỏ ít nhất một tuần tập chạy hay chưa. Tất cả những người được hỏi đều từ 18 tuổi trở lên và đã từng tham gia ít nhất một lần giải chạy vào năm 2019; 56,5% trong số họ là phụ nữ.

Trong số gần 2.000 người được hỏi, 6,3% nói rằng họ đã mắc COVID. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020, 30,9% những người chạy bộ này bị chấn thương, so với tỉ lệ chấn thương 21,3% ở nhóm không mắc COVID. Như vậy, những người đã bị COVID có nguy cơ chấn thương khi chạy bộ cao hơn 1,66 lần so với những người chưa bị COVID.

Chấn thương tăng đột biến

Ngoài các dữ liệu thu được từ việc khảo sát trực tiếp người chạy bộ, các nhà nghiên cứu không thực hiện đo lường thời gian của việc nhiễm COVID và chấn thương – chẳng hạn như liệu các chấn thương này có xu hướng xảy ra trong một số tuần nhất định sau khi bị nhiễm COVID hay không – vì vậy không thể biết được nguyên nhân trực tiếp của việc chấn thương này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ chấn thương của vận động viên đã bị nhiễm COVID và chưa bị.

Toresdahl, một nhà nghiên cứu cho biết: “Nếu vẫn khỏe mạnh, thì một vài tuần nghỉ không khiến hầu hết những người chạy bộ bị suy nhược nhiều. “Tuy nhiên, COVID có thể gây ra sự suy giảm đáng kể về sức mạnh và thể lực. COVID-19 có thể gây ra nhiều tác động toàn thân hơn là cảm lạnh thông thường, điều này có thể giải thích những phát hiện của chúng tôi trong nghiên cứu này”.

Trong nghiên cứu nói trên, 41,4% những người bị COVID cho biết các triệu chứng từ trung bình đến nặng. Andrea Myers, một bác sĩ vật lý trị liệu làm việc với những vận động viên chạy bộ và các vận động viên sức bền khác ở Southbury, Connecticut, cho biết: “Những vận động viên này có thể mất vài ngày — hoặc vài tuần — ngừng chạy vì các triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào thời gian họ ngừng tập, họ có thể bị mất thể lực, tỷ lệ VO2 tối đa và / hoặc khối lượng cơ.”

Các loại chấn thương ở nhóm nhiễm và không nhiễm COVID

Như Myers chỉ ra, với hoàn cảnh mắc bệnh và cách ly, những người chạy bộ mắc COVID có thể gặp các tình trạng nghiêm trọng gần giống như các bệnh nhân bị nằm bẹp trên giường bệnh trong bệnh viện. Nghiên cứu đã nhiều lần ghi nhận sự giảm nhanh chóng và đáng kể đối với sức khỏe tim mạch và cơ bắp khi nằm trên giường. Trong một nghiên cứu, VO2 max, một thước đo phổ biến về chuyển hóa hiếu khí, đã giảm 17% chỉ sau 10 ngày nằm trên giường. Hơn nữa, một số nghiên cứu còn cho rằng việc nghỉ ngơi trên giường gây ra sự sụt giảm VO2 tối đa ở những người khỏe mạnh nhiều hơn ở những người kém khỏe mạnh.

Thận trọng sau COVID

Vì lí do nêu trên, Toresdahl và Myers cho rằng những người chạy bộ trở lại tập luyện sau khi bị COVID có nguy cơ dễ bị chấn thương hơn. Những vận động viên này yếu đi đáng kể ngay cả so với vài tuần trước đó, và vì vậy họ lại càng cố sức tập luyện chăm chỉ hơn nhiều, do đó làm tăng thêm nguy cơ chấn thương. Trong nghiên cứu, không có sự khác biệt đáng kể về các loại chấn thương giữa những người chạy đã mắc COVID và chưa mắc, cho thấy sự suy giảm tổng thể về chuyển hóa hiếu khí, cơ bắp và hệ xương là yếu tố chính gây ra chấn thương.

Toresdahl và Myers cũng đồng ý rằng những vận động viên đã bị COVID nên quay trở lại tập thận trọng hơn so với vì những lý do khác sau một thời gian nghỉ kéo dài. Theo một Inforgraphic xuất bản trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh, bạn không nên tập luyện bất kỳ bộ môn nào cho đến khi bạn không còn triệu chứng trong vòng bảy ngày, ngay cả khi các triệu chứng của bạn nhẹ hoặc trung bình. Tốt hơn hãy bắt đầu với việc chạy bộ nhẹ không quá 15 phút, và dành ít nhất một tuần để tăng dần thời lượng và cường độ. Ngay cả khi bạn không có triệu chứng bệnh và không bị chấn thương, hãy đợi ít nhất hai tuần rưỡi kể từ lúc mới mắc rồi mới bắt đầu trở lại tập luyện đầy đủ.

Xem thêm: Trở lại tập luyện sau khi nhiễm COVID

Thậm chí Mayers còn đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên bắt đầu tập trở lại với các bài tập bổ trợ nhẹ nhàng trước khi quay trở lại hẳn với chạy bộ, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang, sau đó mới chuyển sang đi bộ kết hợp chạy bộ, và chạy nhẹ. Chấn thương sẽ dễ dàng xảy ra khi chúng ta tạo áp lực quá lớn cho bản thân và phớt lờ những gì cơ thể đang muốn nói với chúng ta.

Nếu trường hợp bạn mắc COVID và phải nhập viện hoặc gây ra các triệu chứng về tim như đau ngực hoặc tim đập nhanh, Toresdahl khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chữa trị hoặc chuyên gia y học thể thao trước khi quay lại đường chạy.

About the Author Hoa Nguyễn

>
0 Shares