Sốc nhiệt do gắng sức là mức độ nặng nề nhất của tổn thương do nhiệt liên quan đến tập luyện quá tải trong môi trường nóng ẩm. Ban quản trị “Hội những người thích chạy đường dài” (LDR) tổ chức biên dịch và tổng hợp tài liệu về sốc nhiệt do gắng sức nhằm giúp các vận động viên chạy bộ, các ban tổ chức giải chạy, đội ngũ tình nguyện viên, cổ động viên,… nhận thức được mức độ trầm trọng của tình trạng này cũng như nắm được biện pháp phòng ngừa và xử trí phù hợp.
Nguồn tài liệu duy nhất được sử dụng là UpToDate (website www.uptodate.com).UpToDate là trang thông tin tổng hợp và cập nhật nhất về toàn bộ các lĩnh vực y khoa (một dạng “Kinh thánh” cho các thầy thuốc lâm sàng trên thế giới). Bài viết về sốc nhiệt do gắng sức trênUpToDate được cập nhật tháng 11 năm 2015. Các số liệu củaUpToDate chủ yếu lấy từ cơ sở dữ liệu y khoa của Hoa Kỳ.
UpToDate là trang thông tin chuyên sâu, tính hàn lâm cao. Tài liệu gốc trênUpToDate có rất nhiều biểu đồ, đường link, tài liệu tham khảo. Nhóm biên tập đã tiến hành rút gọn, chỉ chọn lọc một số nội dung y học thường thức phù hợp với cộng đồng, đồng thời chú giải thêm và liên hệ với môn thể thao cụ thể là chạy bộ đường dài.
Văn bản gốc được gửi kèm theo để mọi người tham khảo và tìm hiểu thêm.
Tài liệu được chia thành các phần:
Chạy bộ nói chung là một môn thể thao an toàn. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn một số nguy cơ. LDR khuyến cáo mọi người chạy bộ, các ban tổ chức giải chạy, các tình nguyện viên, cổ động viên,… đọc kỹ tài liệu này, để tránh những sự cố không hay có thể xảy ra. Tài liệu có thể được chia sẻ miễn phí trong cộng đồng mà không cần xin phép LDR, tuy nhiên cần đề rõ nguồn lấy từ LDR.
Xin cám ơn các bạn Linh Lê, Uc Bu, Trần Thanh Mai, Nguyễn Kiến Quốc, Trần Băng Huyền, thuộc hội chạy bộ LDR đã giúp hỗ trợ dịch thuật tài liệu này.
Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.
Chẩn đoán sốc nhiệt khi nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng quá 40 độ C, đi kèm các rối loạn về tri giác và ý thức.
Sốc nhiệt chia thành hai loại:
Tình trạng sốc nhiệt do gắng sức đang có xu hướng gia tăng mạnh, mặc dù vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên y tế đã và đang được đào tạo bài bản và chuyên sâu về vấn đề này. Nguy hiểm hơn cả, EHS có thể dẫn đển tử vong và số ca tử vong từ năm 2005 đến 2009 cao hơn bất cứ khoảng thời gian 5 năm nào trong vòng 35 năm đổ lại đây. Theo cơ quan kiểm soát và phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm ở các trường cấp 3 có trung bình 9237 trường hợp sốc nhiệt do thể thao. Báo cáo của Hiệp hội bóng bầu dục Hoa Kỳ năm 2008 cho thấy: có 31 vận động viên tử vong do EHS từ năm 1995. Hầu hết các trường hợp xảy ra trong mùa hè với nhiệt độ và độ ẩm cao, cũng như tình trạng sức khoẻ của vận động viên không ở mức tốt nhất. Tỷ lệ gặp EHS khi chơi bóng bầu dục chuyên nghiệp là 4,5/100 000.
Một nghiên cứu chuyên sâu về những trường hợp tử vong do EHS trong quân đội đã hé lộ những nhân tố quan trọng nhất như sau: tất cả trường hợp tử vong đều do thiếu kiến thức cũng như thiết bị cho sơ cứu, cũng như cơ thể của bệnh nhân đã hoạt động quá mức, ngoài ra tập luyện trong điều kiện khắc nghiệt cũng là nguyên nhân phổ biến. Nhiều tài liệu khác cũng chỉ rõ sự liên hệ giữa sốc nhiệt và yếu tố môi trường nóng ẩm, đặc biệt đối với những môn thể thao sức bền, như chạy marathon.
Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện của EHS có thể chia thành 3 nhóm.
Các yếu tố liên quan đến vận động viên:
Các yếu tố bên ngoài:
Yếu tố bẩm sinh:
Thuốc hay chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến sốc nhiệt qua nhiều cơ chế khác nhau, như giảm khả năng thoát mồ hôi, rối loạn hệ thống tuần hoàn máu, tăng nhiệt năng cơ thể, rối loạn cân bằng nước và khoáng, giảm khả năng nhận thức cơ thể, do đó vận động viên không biết cần dừng lại lúc nào. Một số danh mục thuốc và thức ăn được khuyến cáo có liên hệ đến EHS bao gồm:
Trong danh sách thuốc bổ cho vận động viên, hầu như không có mối liên hệ trực tiếp đến việc tăng khả năng bị sốc nhiệt, tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì có 10 nghiên cứu đã kết luận bổ sung creatine (thường có trong tinh chất protein, ví dụ bột Whey) góp phần làm rối loạn chức năng duy trì nhiệt và cân bằng nước của cơ thể.
Cần nhớ rằng, vẫn có nhiều ca sốc nhiệt xảy ra trong quá trình tập luyện mà không liên quan gì đến 3 nhóm nhân tố trên.
Xem tiếp:
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức […]
[…] Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức […]
[…] Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức […]
[…] hành của Viện Korey Stringer, nơi nghiên cứu về sốc nhiệt do gắng sức, nói rằng “Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. […]
[…] Tổng quan về sốc nhiệt do gắng sức […]