Tập Luyện Có Ảnh Hưởng Tới Hệ Miễn Dịch Giữa Mùa Dịch?

Chơi thể thao giúp tăng cường hay có hại tới khả năng chống chọi với mầm bệnh? Câu trả lời phần nào được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Gretchen Reynolds/New York Times

Trong bối cảnh virus corona đang hoành, câu hỏi mang tính cấp bách hiện và thời sự này phần nào đã được giải đáp thông qua một nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây. Nghiên cứu khoa học mới nhất này chỉ ra rằng việc tập luyện duy trì thể lực giúp tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí một bài tập đơn thuần cũng có thể giúp chúng ta gia tăng khả năng chống lại mầm bệnh do vi khuẩn gây ra.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại hình và khối lượng tập luyện có thể ảnh hưởng tới mức độ tác động mà thể thao tạo ra đối với hệ miễn dịch của chúng ta. Nhiều hơn không hẳn là tốt hơn và địa điểm tập luyện cũng là vấn đề cần quan tâm vì một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tình trạng mất vệ sinh của các phòng tập.

Bài viết dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về những cơ sở khoa học đương đại về phương thức và nguyên nhân thể thao tác động tới hệ miễn dịch của chúng ta và liệu chúng ta có nên tiếp tục tập luyện trong bối cảnh gia tăng các ca nhiễm loại virus mới này.

Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều từ bạn bè, người thân hay phụ huynh rằng việc tập luyện thể thao nặng sẽ tác động tiêu cực tới hệ miễn dịch và là cơ hội để mầm bệnh và dịch bệnh tấn công. Theo giáo sư John Campbell tại Đại học Bath của Anh và đồng tác giả của một nghiên cứu có ảnh hưởng về thể dục thể thao và hệ miễn dịch thì đây là quan điểm được phổ biến trong những năm 1980 sau khi có nghiên cứu chỉ ra rằng “chạy marathon gia tăng tỷ lệ những chân chạy có triệu chứng ốm và bệnh trong vòng vài ngày hoặc tuần sau khi thi đấu”.

Về sau người ta phát hiện ra rằng cả những nghiên cứu này sử dụng quá nhiều dữ liệu do các chân tự chẩn đoán về tình trạng nghẹt mũi của bản thân. Trong những thí nghiệm với các chân chạy marathon sau khi thi đấu, có rất ít trường hợp cho thấy họ bị nhiễm các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp mà chỉ bị khó chịu đường khí quản hoặc các bệnh không viêm nhiễm khác.

Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng các chân chạy marathon và các vận động viên thi đấu sức bền khác thực tế thường có rất ít số ngày ốm yếu, và qua đó cho thấy tập luyện thể thao không những không tác động tiêu cực mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của nhóm nghiên cứ.

Xem thêm: Miễn dịch với tất cả

Kể từ thời điểm đó, vô số các nghiên cứu ở người và động vật đã có kết quả khẳng định quan điểm này. Ví dụ, một loạt các nghiên cứu thực hiện năm 2005 ở chuột đã chỉ ra rằng những con chuột chạy nhẹ khoảng 30 phút mỗi ngày trong vài tuần có khả năng sống sót cao hơn những con không tập luyện nếu bị nhiễm cúm.

Mặc dù vậy, song song với đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần thực hiện một bài tập nặng đơn thuần cũng có thể tạm thời làm suy giảm khả năng phản ứng của hệ miễn dịch trong thời gian ngắn sau khi tập và qua đó khiến cơ thể chúng ta có nguy cơ bị nhiễm bệnh cơ hội cao hơn sau khi tập. Khả năng này được gọi là thuyết “cửa sổ cơ hội” được xác định căn cứ vào những thí nghiệm trên người và động vật. Những thí nghiệm này cho thấy các tế bào miễn dịch xuất hiện với nồng độ cao trong máu của chúng ta ngay sau khi tập nặng và sau đó đột ngột biến mất, có thể là chết đi do áp lực mà bài tập tạo ra đối với cơ thể. Sự biến mất của những tế bào nào có thể làm sụt giảm số lượng tế bào có khả năng nhận diện và chống lại mầm bệnh xâm nhập, qua đó cho vi khuẩn có được một cửa sổ rộng mở để xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, một lần nữa những thí nghiệm phức tạp sau đó lại đưa ra một lý giải khác. Khi tiến hành một số thí nghiệm đặc biệt đối với chuột, các nhà khoa học đã đánh dấu một số tế bào miễn dịch của chuột bằng màu lân quang và cho chuột chạy cho tới khi kiệt sức.

Sau đó, các nhà khoa học nhận thấy lượng tế bào phát sáng đột ngột gia tăng trong máu, sau đó giảm mạnh như dự đoán ban đầu. Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra rằng chỉ có rất ít số tế bào này bị chết đi trong khi đa số đã di chuyển tới phổi, ruột và các cơ quan khác của cơ thể chuột có khả năng dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất trong quá trình hoạt động. Sau khi “canh gác” ở các bộ phận này vài giờ, hầu hết các tế bào này đều quay lại mạch máu và qua đó ổn định lượng tế bào miễn dịch và điều đó cho thấy các tế bào này đã chuyển trọng tâm miễn dịch mà hầu như không hề chết đi.

Tượng tự, trong một nghiên cứu được công bố năm ngoái, người ta tiêm vi khuẩn vào người những con chuột có sức khỏe tốt và được huấn luyện tập ngay sau khi chúng thực hiện bài chạy nặng và kết quả cho thấy những con này có khả năng chống lại tình trạng viêm nhiễm tốt hơn những con không vận động. Kết quả phân tích phân tử chi tiết cho thấy ở những con chuột có tập luyện, các tế bào miễn dịch nhận diện và bao vây các mầm bệnh trong khi ở những con chuột không vận động, các tế bào này phân tán trong các mô.

Tóm lại, như lời của giáo sư James Turner, đồng tác giả của nghiên cứu năm 2018 về thể dục thể thao và hệ miễn dịch thuộc Đại học Bath thì nghiên cứu về thể dục thể thao và hệ miễn dịch này cho chúng ta thấy “hiện nay hầu như không có hoặc có rất ít bằng chứng cụ thể về việc tập thể dục thể thao trực tiếp làm gia tăng nguy cơ nhiễm các bệnh viêm nhiễm do virus gây ra.

Do đó, ông kết luận rằng “ở thời điểm này, tập luyện thể dục thể thao vẫn an toàn dù có hay không quan ngại về vấn đề virus corona”. Theo ông, trên thực tế, việc tập luyện còn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng nếu trước đây chúng ta không quen tập luyện, thời điểm hiện tại không phải là thời điểm lý tưởng để bắt đầu thói quen tập luyện mới thật nặng và nhiều tham vọng. Các nghiên cứu năm 2005 trên chuột đối với bệnh cúm cho thấy, một nhóm chuột thực hiện các bài chạy nặng trong nhiều tuần thường xuất hiện các triệu chứng tương đối nặng hơn và kéo dài hơn so với chuột chạy ở mức trung bình trước khi nhiễm bệnh dù sự chênh lệch không quá lớn.

Theo ông Jeffrey Woods, giáo sư về vận động học và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Illinois có tham gia nghiên cứu về thể dục thể thao và hệ miễn dịch và từng dẫn đầu nhóm nghiên cứu trên chuột nêu trên thì “cũng cần phải nói rằng việc gia tăng đột ngột cường độ và/hoặc thời lượng tập luyện, đặc biệt đối với người mới tập, có thể tạm thời có những tác động tiêu cực tới hệ miễn dịch.”

Ngoài ra, chúng ta cũng đừng quên thực hành các biện pháp vệ sinh cơ bản như rửa tay thường xuyên trước và sau khi tập luyện; giảm khối lượng hoặc nghỉ tập nếu cơ thể cảm thấy không khỏe; không tập chung với người đang có triệu chứng nghẹt mũi hoặc ho; và lấy khăn khử trùng lau dụng cụ phòng tập trước khi sử dụng. Một nghiên cứu được thực hiện năm trước đã chỉ ra rằng 1/3 trong tổng số 16 cơ sở gym được nghiên cứu đều xuất hiện rất nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh.

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ có giá trị chính xác tại thời điểm đăng bài. Chay365 luôn cố gắng cập nhật nội dung nhất có thể, tuy nhiên tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất nhanh. Do vậy thông tin và hướng dẫn có thể thay đổi. Mọi người cần theo dõi sát các văn bản chính thức của cơ quan chức năng và chấp hành nhữnghướng dẫn chuyên môn của Bộ Y Tế. Xin vui lòng truy cập địa chỉ thông tin chính thức về dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y Tế ở đây 

 

About the Author Phạm Thao

  • […] Đọc thêm: Tập Luyện Có Ảnh Hưởng Tới Hệ Miễn Dịch Giữa Mùa Dịch? […]

  • >
    47 Shares