“To ngực” có khiến ta chạy thêm cực?

Đau đáu với câu hỏi như tiêu đề của bài viết, có bốn anh chàng đã thử đeo ngực giả với trọng lượng 1kg với hy vọng có thể tìm ra câu trả lời. Bốn người chạy các cự ly theo khả năng thể lực, kinh nghiệm chạy và tần suất tập luyện của từng người, sau đó so sánh thời gian chạy khi “có ngực” với thời gian chạy bình thường.

Kết quả là trung bình cả bốn người chạy chậm hơn 12% khi đeo bộ ngực nặng 1kg. Nhưng chạy chậm hơn chưa hết, sau đó mấy anh còn cảm nhận được những cảm giác đau mà trước đây chưa từng trải qua, đặc biệt ở vùng vai và lưng. Một chân chạy có kinh nghiệm trong nhóm cho biết “tôi nghĩ mình hơi cố gắng quá khi đeo ngực giả để có thể cảm nhận rõ được tác dụng của bộ ngực lên cơ thể tôi và thực tế tác động là khá lớn. Thắt lưng tôi bây giờ đang âm ỉ đau, khi bắt đầu chạy tôi hơi bị xóc hông mà bình thường tôi chẳng bao giờ bị.

Lời Khuyên Của Chuyên Gia Về Chạy Bộ Trong Kỳ “Đèn Đỏ”

Tập Chạy Trong Giai Đoạn “đèn đỏ”

Những lý do nào khiến bạn KHÔNG GIẢM CÂN khi chạy bộ?

“Đây là kinh nghiệm rất đặc biệt. Tất cả do hiệu ứng quả lắc. Sau đó gối tôi hơi yếu, tôi phải chạy chậm lại vì chạy nhanh không còn thoải mái. Thực sự tôi không muốn bị dính chấn thương.’

Theo anh Charly Wright, huấn luyện viên cá nhân, “thực sự thử nghiệm này cũng không có ý nghĩa nhiều nhưng chúng ta phải đồng ý với nhau rằng tăng thêm 1kg trọng lượng cơ thể cũng tạo ra tác động đáng kể. Có rất nhiều lý do sinh lý giải thích tại sao nam giới chạy nhanh hơn nữa nhưng sự khác biệt cơ bản về mặt sinh học này khiến phụ nữ chịu thiệt thòi nhiều hơn do phải mang thêm vài kg trọng lượng cơ thể trong khi không có tác dụng gì về mặt cơ vận động.

Thử nghiệm “đeo ngực” khi chạy

Anh này cho rằng “nếu chị em chạy mà không đeo áo ngực vừa vặn, trọng lượng của ngực sẽ khiến chúng ta càng khó chịu hơn.”

Theo chuyên gia trị liệu chấn thương Hannah Williams, “chọn đúng loại áo ngực khi chạy đối với phụ nữ rất quan trọng, đặc biệt những người có kích thước ngực lớn. Áo ngực tốt sẽ giúp kháng lại lực hút kéo cơ thể về phía trước và giảm thiểu tác động lên phần cơ lưng để giữ cơ thể ở tư thế thẳng khi chạy. Ngoài ra, áo ngực còn hỗ trợ bảo vệ các mô ngực chống lại những tác động lặp đi lặp lại trong quá trình chạy. Nếu cứ thả rông thời gian dài, các mô liên kết ở ngực có thể bị hư hại, chảy xệ hoặc khó chịu.”

Đương nhiên, đây chỉ là nghiên cứu quy mô rất nhỏ nên khó có thể đưa ra kết luận tổng quan nào. Một nghiên cứu trước đó do Đại học Portsmouth và Brooks Running thực hiện cho thấy ngực chuyển động quá nhiều khi chạy khiến bước chân của các chân chạy nữ ngắn lại. Các chuyên gia nghiên cứu thấy rằng phụ nữ mặc áo ngực không hỗ trợ tốt khi chạy có bước chân ngắn hơn 4cm. Nếu tính cự ly marathon, đồng nghĩa với việc chân chạy nữ phải chạy thêm khoảng 1,5km.

Theo Runner’s World

About the Author Phạm Thao

>
0 Shares