Anaerobic Threshold (AT)

[Khái niệm đặc biệt]

Ngưỡng Yếm Khí / Ngưỡng Lactate

Là ngưỡng cường độ vận động mà ở đó cơ thể chuyển đổi từ trạng thái chuyển hoá hiếu khí sang trạng thái chuyển hoá yếm khí. Ngưỡng yếm khí là một chỉ số hữu ích để lựa chọn cường độ vận động khi tập luyện cũng như thi đấu thể thao sức bền. Trong chạy bộ, ngưỡng yếm khí là ngưỡng cường độ vận động, hay một mức nhịp tim cụ thể mà ở đó, cơ thể chuyển đổi từ trạng thái chuyển hoá hiếu khí sang yếm khí. Ở ngưỡng vận động này, lượng axit lactic sinh ra xấp xỉ bằng lượng axit lactic được thải trừ khỏi máu. 

Cường độ vận động và ngưỡng yếm khí

Một đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ axit lactic trong máu (trục tung) với cường độ vận động (trục hoành) cho thấy ngưỡng yếm khí là thời điểm mà tốc độ gia tăng axit lactic bắt đầu tăng lên đáng kể. Sau thời điểm đó lượng axit lactic sinh ra sẽ cao hơn lượng axit lactic mà cơ thể có thể chuyển hoá.

Năm 2013, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Sinh lý học cho thấy ở những vận động viên tập luyện đều đặn, ngưỡng yếm khí sẽ xuất hiện muộn hơn (khi cường độ vận động đạt 250W), còn ở người không tập luyện, ngưỡng yếm khí xuất hiện sớm hơn. Do vậy, có thể kết luận việc tập luyện sẽ cải thiện ngưỡng yếm khí và gia tăng sức bền của người chạy bộ.

Tương quan giữa nồng độ axit lactic và cường độ vận động ở người không tập luyện (A) và có tập luyện (B)

Với người chạy bộ đường dài, ngưỡng yếm khí càng cao đồng nghĩa càng có thể duy trì cường độ vận động mà không làm tăng nồng độ axit lactic trong máu. Đây là một trong ba yếu tố (cùng với VO2 tối đa và hiệu năng chạy bộ) ảnh hưởng tới thành tích thi đấu của vận động viên.

Các bài tập chạy ở ngưỡng yếm khí (chạy tempo, chạy chạm ngưỡng) cũng như bài tập biến tốc giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn và cải thiện ngưỡng yếm khí của người chạy bộ.

About the Author Đinh Linh

Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25

  • […] thời gian chạy marathon dựa trên ba tham số: VO2 tối đa, hiệu năng chạy bộ, và ngưỡng lactate. Sử dụng giá trị tối đa của ba tham số đó dựa trên các nghiên cứu về vận […]

  • Tempo says:

    […] thời gian bạn chạy ở đúng hoặc ngay dưới ngưỡng lactate. Tốc độ chạy tempo thường là tốc độ […]

  • […] Ngưỡng lactate (hay ngưỡng yếm khí) là một khái niệm thường hay được nhắc đến trong luyện tập chạy bộ, nhưng có không ít người chạy bộ vẫn nhầm lẫn về ý nghĩa của khái niệm này. Quả thực là những từ ngữ như ngưỡng lactate, lactate hay axit lactic khá rối rắm và dễ làm những người chạy bộ nhập môn cảm thấy hoang mang. […]

  • […] Tương tự ngưỡng yếm khí […]

  • […] Ngưỡng vận động kị khí là điểm vận động mà ở đó hoạt động sản sinh năng lượng qua con đường sử dụng oxy không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho vận động. Ngay cả khi chúng ta thở dốc hơn, chúng ta vẫn sẽ bắt đầu cảm nhận được cảm giác nóng và mỏi ở các nhóm cơ và điều này đồng nghĩa với việc cơ thể đang rơi vào trạng thái nợ oxy khi duy trì vận đọng ở ngưỡng này. Khi đó, cơ thể bắt đầu sử dụng các hệ thống sản sinh năng lượng kỵ khí để có thể tiếp tục vận động. Đến thời điểm nhất định, chúng ta vẫn sẽ phải chạy chậm lại hoặc dừng nghỉ để cơ thể quay trở lại trạng thái vận động ở ngưỡng hiếu khí (có sử dụng oxy). […]

  • […] hết thời gian chúng ta chạy trail đều ở dưới ngưỡng lactate nên hầu như cơ thể không sử dụng hết oxy trong […]

  • >
    68 Shares