Hai tác giả Allen và Varanasi trong một bài báo đăng trên tạp chí Slate (số ngày 23/5/2016), cho biết, các vận động viên tham dự Olympic Seoul 1988 được phát 8.500 bao cao su; con số này tăng lên 100.000 ở Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008; 150.000 ở Luân Đôn năm 2012 và 450.000 – bao gồm 100.000 bao cao su nữ – ở Thế vận hội Rio năm 2016. Với khẩu hiệu Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn của Olympic, Tokyo năm 2020, chưa biết con số này sẽ thế nào.
Lời khuyên mà nhiều vận động viên nhận được là đừng làm bất cứ việc gì gây ảnh hưởng tới thành tích cá nhân, trong đó bao gồm tình dục, đặc biệt trước khi thi đấu. Theo giáo sư Todd Astorino, chuyên gia về vận động học tại Đại học bang California, thì đây là lời cảnh báo được rất nhiều huấn luyện viên truyền lại, đặc biệt khi họ cần khai thác tối đa tiềm năng của vận động viên. Tuy vậy, ông cùng một số các nhà khoa học khác đã chỉ ra rằng việc kiêng tình dục trước khi thi đấu có thể là lời khuyên không hẳn đúng.
Giáo sư Astorino nghiên cứu các hoạt động tập luyện có cường độ cao đòi hỏi gắng sức ở đoạn ngắn (thường vài phút). Mối quan hệ giữa tình dục và vận động là chủ đề ông đặc biệt quan tâm. Hai năm trước, một trong những sinh viên cao học của ông à là cầu thủ bóng đá cho biết anh này được ai đó khuyên là đừng “làm chuyện ấy” vào đêm trước trận đấu.” Lúc đó ông nghĩ “chẳng có lý do nào về mặt sinh lý phải làm việc đó cả.”
Sau đó nhóm nghiên cứu của ông bắt đầu thực hiện một nghiên cứu với 12 vận động viên tham gia vận động (kéo và giãn chân) trong phòng tập. Các nhà khoa học đo lường động năng và lực xoắn mà các vận động viên tạo ra vào những ngày mà những người này cho biết có quan hệ tình dục buổi tối hôm trước, so sánh với những ngày họ không quan hệ vào buổi tối hôm trước. Kết quả cho thấy quan hệ tình dục không có tác động nào.
Ở nghiên cứu này, định nghĩa về quan hệ tình dục là hoạt động hoàn tất khi người nam đạt cực khoái và đây là một trong những vấn đề phát sinh đối với những nghiên cứu như vậy. Một vấn đề khác là tư thế quan hệ như thế nào. Một trong những người bình duyệt chỉ ra rằng nếu người nam đóng vai trò chính thì mức độ mệt mỏi hoặc đau cơ sẽ lớn hơn nhiều so với người nam chỉ đóng vai trò thụ động. Ngoài ra còn xuất hiện vấn đề thời gian quan hệ. Quan hệ tình dục có thể kéo dài từ vài phút cho tới “cả đêm”. Hầu hết những người tham gia nghiên cứu của giáo sư Astorino chỉ quan hệ dưới 10 phút và chỉ ba người có thời gian quan hệ từ 10-30 phút.
Các nhà khoa học đã truy suất nguồn gốc của ý tưởng cho rằng tinh dịch sẽ góp phần đưa testosterone ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này được thực hiện năm 1968. Chuyên gia Warren Johnson muốn “kiểm nghiệm lời khuyên của các huấn luyện viên và vận động viên cho rằng việc lên đỉnh có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ vận động.” Ông này dùng một đồng hồ đo lực nắm của tay để đánh giá sức mạnh và độ bền của cơ tay ở 10 nam giới đã kết hôn vào buổi sáng sau khi quan hệ và không quan hệ. Kết quả là không có sự khác biệt.
Vài chục năm sau đó, không có nghiên cứu nào khác được thực hiện về chủ đề này và lời khuyên này được các huấn luyện viên lặp lại qua nhiều thế hệ vận động viên. Một vài nghiên cứu quy mô nhỏ vào những năm 1990 cho thấy quan hệ tình dục không ảnh hưởng tới khả năng thi đấu của vận động viên. Trong một nghiên cứu tổng hợp năm 2016, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các nghiên cứu trước đây chưa có cơ sở và “cần có những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chiếu.” Đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Các nghiên cứu thực hiện năm 2018 bao gồm nghiên cứu của ông Astorino và một nghiên cứu khác trong đó các chuyên gia đo lường sức dẻo, khả năng cân bằng, độ linh hoạt và sức mạnh trong tình trạng nợ oxy của 10 thanh niên và không thấy sự khác biệt giữa có quan hệ buổi tối hôm trước hay không.
Một nghiên cứu vừa được thực hiện trong tháng này, trong đó người tham gia được đánh giá theo ba lần sau khi đáp ứng một trong ba điều kiện liên quan đến đêm hôm trước: 1) cóquan hệ tình dục; 2) không quan hệ tình dục và không hoạt động thể chất; và 3) không quan hệ tình dục và có hoạt động thể chất. Điều kiện thứ 3 là “tập 15 phút yoga để giả lập tiêu thụ năng lượng khi quan hệ tình dục.” Các bài kiểm tra gồm nhảy cao, kẹp tay và thời gian phản xạ cùng nhiều bài tập khác. Kết quả là không có sự khác biệt hay ảnh hưởng.
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Gerald Zavorsky kết luận “dữ liệu cho thấy chẳng có lý do gì chúng ta phỉa kiêng tình dục trước khi thi đấu.” Theo ông, hầu hết chúng ta tiêu tốn rất ít năng lượng khi quan hệ tình dục, tối thiểu là không tới mức làm suy kiệt kho năng lượng (glycogen) của cơ.
Ông Zavorsky giải thích rằng lời khuyên kiêng kỵ kiểu này có lẽ xuất phát từ giả thuyết bí bách sinh sức mạnh. Cụ thể, nếu chúng ta bị bí bách về mặt tình dục, chúng ta có thể chuyển sự bí bách đó thành động lực để đánh bại đối thủ. Nếu chúng ta thực sự thỏa mãn, chúng ta không còn động lực để giành chiến thắng. Hay như vận động viên chạy bộ nắm giữ 2 kỷ lục thế giới của cự ly 1 dăm, Marty Liquori thì “Tình dục làm con người ta thỏa mãn. Khi thỏa mãn thì chẳng ai chạy 1 dặm trong 3:47 phút cả.”
Rõ ràng nghiên cứu chưa chứng minh được quan điểm này cũng như chưa lý giải được tại sao một người như Wilt Chamberlain, người tuyên bố có 20.000 bạn tình, vẫn có thể là một trong những vận động viên bóng rổ vĩ đại nhất thời đại. Theo Zavorsky, có rất nhiều biến số chúng ta chưa kiểm soát được.
Trong những biến số này là thực tế các nghiên cứu này phụ thuộc vào việc người tham gia tự khai báo thông tin. Theo ông “thực tế chúng ta không thể quan sát họ quan hệ tình dục được, điều này trái với luân lý đạo đức”. Ông đã suy nghĩ và đang nỗ lực thực hiện ý tưởng xây dựng phòng nghiên cứu riêng trong đó người tham gia nghiên cứu quan hệ tình dục trong các phòng riêng đặt trong phòng thí nghiệm.
Biến số thứ hai là dữ liệu hầu hết được thu thập vào đêm trước khi thi đấu. Theo ông, “chúng ta chưa chứng minh được hệ quả của việc vận động viên quan hệ trước khi thi đấu 30 phút.” Hàm lượng testosterone tăng giảm phụ thuộc vào một số hoạt động trong đó bao gồm cả quan hệ tình dục. Sự khác biệt là không lớn nhưng đối với những vận động viên tìm kiếm sự tối ưu thành tích bản thân tới mức hàng chục phần giây thì là cần thiết. Nếu thực sự có lợi thì huấn luyện viên phải thay đổi quan điểm và phòng thay đồ sẽ cần được thiết kế lại.
Đối với thể thao đỉnh cao, tình dục chỉ là một chuyện, một chuyện khác là chúng ta không được mất tập trung cho mục tiêu thi đấu: trước khi bất kỳ giải đấu quan trọng nào đòi hỏi sự tập trung về thể chất và tinh thần, việc thay đổi thói quen sẽ dẫn tới rủi ro dù đó là tình dục hay bất cứ thứ gì như uống một ly rượu trước khi đi ngủ.
Nếu bạn là người thường quan hệ tình dục mỗi đêm, việc không quan hệ sẽ khiến bạn khó chịu và mất tập trung. Và việc quan hệ với người mới hoặc theo cách mới cũng có thể khiến bạn mất tập trung.
Đối với bản thân chuyên gia Zavorsky, ông cho rằng phá vỡ thói quen hàng ngày không hẳn là xấu. Ông kể lại có lần ông “tận dụng cơ hội với một phụ nữ rất đẹp” vào đêm trước khi thi đấu. Ngày hôm sau ông “chạy như bay” và đây là trạng thái tâm lý hứng phấn sẽ giảm dần khi chúng ta lặp đi lặp lại hoạt động tương tự.
Vậy nên, chẳng có lý do gì chúng ta phải chần chừ hay ngần ngừ quan hệ vào đêm trước khi thi đấu, vì về cơ bản khoa học cho phép chúng ta làm điều đó, với điều kiện đừng “hết mình”.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Có nên ăn “trái cấm” trước khi thi đ̐… […]