Đánh giá giày Salomon Sonic 3 Balance

Cái tên của đôi giày cũng phản ánh tính năng mà hãng Salomon hướng tới: sự cân bằng, “trung dung” giữa hay khía cạnh nhẹ nhàng, thanh thoát dành cho tốc độ và đệm êm, hơi nặng bảo vệ chân khỏi chấn thương do kết cấu bàn chân.

Salomon là nhà sản xuất thiết bị thể thao của Pháp nổi tiếng với các thương hiệu thể thao dành cho dân chạy địa hình (trail). Nhưng từ năm 2016, Salomon đã tung ra dòng giày dành cho chạy đường trường (road) với serie mang tên Sonic. Sau vài năm cải thiện tính năng, hiện nay Sonic đã có thế hệ thứ 3 (Sonic 3) với ba dòng: Accelerate (Tăng tốc), Balance (Cân bằng) và Confidence (Tự tin).

Ba dòng này cũng nhắm đến các đối tượng hay các thể loại đường chạy khác nhau. Acelerate được thiết kế để tăng tốc trong các cuộc đua với độ chênh lệch giữa gót-mũi giày (Heel-toe drop) giảm mạnh 6 mm  so với dòng Balance với 8 mm drop và dòng Confidence có độ chênh lệch khá lớn 10 mm và đệm (cushing) khá nhiều.

Lần trước tôi đã có bài đánh giá về dày Sonic 3 Accelerate có thể xem ở đây để so sánh mối tương quan với dòng dày Sonic 3 Balance mà tôi sắp trình bày sau đây

Về màu sắc và hình dáng

Sonic 3 Balance có các màu xanh dương, đỏ cà chua, đen trắng và toàn trắng.


Hình dáng của Balance vẫn khá thon gọn và màu sắc trẻ trung vốn là đặc trưng của các dòng giày thể thao. Lần này chọn thử đôi màu đỏ cà chua rực rỡ cho khác với truyền thống mang giày xanh của tôi.

Hình 1: Sonic 3 Balance size US 9, màu đỏ cà chua

Mức độ vừa và đệm

Sonic 3  được ra mắt vào mùa xuân 2020 và sử dụng các  công nghệ dày của Salomon được cải tiến từ các thế hệ Sonic trước đó: Hệ thống chống rung Optivibe mới được Salomon mô tả là sự khác biệt về độ rung giữa việc đi trên đường đá sỏi (giữa đế thông thường) và trên đường trải nhựa (Optivibe). Optivibe cải thiện độ rung giảm 15% và cải thiện khả năng hấp thụ sốc 8% trong khi cũng không thay đổi độ nảy (rebound)  theo như mô tả Salomon.

Dù không nhẹ bằng Sonic 3 Accelerate (223g) nhưng Balance vẫn khá nhẹ (252g) nếu so với các đôi Brook Ghost 9 (301g) hay Saucony Kinvara 9 (220g) cùng size 9. Vì là dòng giày nhắm đến sự cân bằng nên Balance có trọng lượng trung bình  và đệm cũng ở mức độ trung bình so với các anh chị em Accelerate (ít đệm) và Confidence (đệm nhiều) của cùng dòng Sonic.

Một điều tôi lưu ý là Salomon thiết kế đôi này với một mức độ vừa vặn (fit) khá tốt cho những ai có bàn chân bè cần phần toebox rộng một chút.

Đế ngoài  áp dụng công nghệ Geometric Decoupling được cải tiến và công nghệ Contagrip của Salomon với các rãnh được thiết kế dựa trên nghiên cứu về địa hình, hình học giúp việc chuyển đổi chuyển động hiệu quả, từ giai đoạn bàn chân nhấn xuống tiếp xúc với mặt đất đến giai đoạn nẩy lên khiến các động tác trở nên trơn chu, mềm mại, dễ dàng hơn. Balance có rãnh giữa chỉ vào chữ B so với Accelerate chỉ vào chữ A và Confidence chỉ vào chữ C (như hình dưới)

 

Hình 2: Rãnh giữa của Balance chỉ vào chữ B

 

Thân giày

Balance được thừa hưởng thiết kế chung thân giày cho dòng Sonic giống như Accelerate và Confidence với mắt lưới với công nghệ vật liệu 3Dflex, co dãn 3 chiều giúp giày thưa và nhẹ hơn, giúp bàn chân khô thoáng khi chạy.

Giây buộc giày

Dòng Sonic  3 sử dụng dây buộc theo kiểu truyền thống khiến đôi giày đẹp một cách mềm mại hơn. Đây là điểm khác  với sự đơn điệu, cứng, chắc chắn của dây quick-lace, dây buộc giày của Sonic 3 có màu phối với màu giày rất bắt mắt. Nhưng đôi Balance đỏ cà chua này thì dây có cùng màu tiệp với thân. Ngoài ra,  chúng ta có thể sử dụng cảm biến đo bước chân (footpod) hay chip đo thời gian với dây buộc giày truyền thống thuận tiện hơn so với dây quick-lace.

Trải nghiệm thực tế

Tôi có 60  ngày dùng đôi Balance này xem kẽ với đôi Accelerate chạy tập tốc độ. Đôi này chủ yếu mình dùng chạy các bài phục hồi (recovery run) ho buổi chạy dài (long run) cuối tuần.

Trong giải Marathon Tiền Phong lần thứ 61 tổ chức tại Đảo Lý Sơn ngày 5/7/2020 vừa qua. Sau khi xem xét đường đua nhiều đoạn bê tông và ổ gà cũng như thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, tôi quyết định chọn đôi Balance thay vì Accelerate dự định trước khi đua. Và kết quả chạy 21 km trong 1h 56 phút (hạng 9 lứa tuổi 45+)

Hình 3: Tác giả chạy 21 km tại giải TPM lần thứ 61

Balacce là có thể xem là một lựa chọn phù hợp cho đa số. Tôi khá ấn tượng với sự phù hợp và thoải mái, cùng với sự an toàn và cấu trúc thông thoáng của giày này. Ngoài ra lớp đế giữa (midsole) chắc chắn là một trong những ưu điểm cung cấp một sự cân bằng giữa việc đệm và chuyển tiếp trạng thái chạy. Nếu tìm kiếm một chiếc giày “đa năng” trên các buổi tập, thì bạn nên chọn dòng Balace này. Tôi cũng giới thiệu với một số các bạn mới chạy mà tôi đang hướng dẫn. Họ đều có những phản hồi tích cực.

Tổng quan

+ Màu sắc bắt mắt, có thể phối màu được

+ Tương đối nhẹ: khoảng 253 g

+ Công nghệ Geometric Decoupling, giúp chuyển đổi các giai đoạn chạy trơn tru mềm mại

+ Công nghệ SensiFIT, lưới 3Dflex thoáng mát

+ Công nghệ Optivibe  giúp giảm rung chấn, chạy hiệu quả

+ Dây buộc thông thường thay vì quicklake

Xét các yếu tố trên thang điểm 5 với 1 điểm là thấp nhất và 5 điểm là cao nhất như bảng sau:

Yếu tố Điểm
Mức độ nhẹ (Lightness) 3/5
Mức độ ổn định (Stability) 5/5
Mức độ đệm (Cushioning) 5/5
Độ thoáng (Breathability) 5/5

 

Nhân đây,  xin cám ơn Salomon Việt Nam đã gửi tặng  chay365.com đôi giày này để trải nghiệm và đánh giá.

About the Author Đào Trung Thành

follow me on:
  • […] Leave a Comment / Chạy365 / By Thuan […]

  • […] Tây Hồ Half Marathon 2020: Dàn sao SEA Games “oanh tạc” giải thưởng Đánh giá giày Salomon Sonic 3 Balance Sự khốc liệt của giải đấu: nhiệt độ không khí không phải là tất […]

  • >
    71 Shares