Đánh giá giày chạy Hoka Rocket X: Gắn “tên lửa” vào chân

Nếu bạn có theo dõi giải chạy tuyển chọn US Olympic Trial 2020 thì có một chi tiết đáng chú ý, có tới 94% vận động viên tham gia cuộc thi chọn VĐV vào đội tuyển điền kinh Mỹ tham dự Olympic này đã sử dụng giày chạy có đế carbon. Nếu bạn là “fan cứng” của marathon hay điền kinh Mỹ thì hẳn bạn còn nhớ Hoka Rocket X đã giúp Aliphine Tuliamuk giành hạng Nhất nữ và đoạt vé bay đến Tokyo để tham gia thi marathon ở Sapporo, Olympic 2020.

Đánh giá giày chạy bộ Nike Zoom Pegasus 38

Đánh giá giày chạy bộ Altra Torin 5

Chạy bộ với giày adidas adizero Adios Pro 2

Đánh Giá Giày Nike ZoomX Vaporfly Next%

Giày-chạy-đế-carbon là xu hướng mà các VĐV marathon đỉnh cao thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, những đôi giày chạy carbon cao cấp thường có giá thành không dễ chịu chút nào và không phải lúc nào cũng có sẵn để mua.

Tổng quan

Rocket X đúng như tên gọi của nó, một mẫu giày chạy được Hoka dùng làm vũ khí để “bắn phá” thị trường giày chạy bộ có đế carbon vốn đang làm mưa làm gió bởi hai ông lớn Nike và adidas.

Trong các mẫu giày có đế carbon của Hoka, Rocket X được quảng cáo là mẫu giày lướt nhất, hơn cả Carbon X và Carbon X2. Rocket X được thiết kế unisex, cả nam và nữ đều sử dụng chung được nếu có cùng kích cỡ bàn chân, nhẹ, có thể để đi lại trong các hoạt động hàng ngày.

Thông số kỹ thuật 

Trọng lượng: 208g (với cỡ 431/3 hay 9 UK, 9.5 US nam/10.5 US nữ, 27.5 JP)

Độ chênh lệch mũi-gót: 5mm (30-25mm)

Thân trên

Màu giày phía ngoài chủ đạo là xanh lam, trắng và vàng sữa. Phần thân trên được thiết kế dạng lưới thoáng khí, nhẹ, khá thoải mái. Phần mũi giày vẫn giữ phom khá tốt, không bị xẹp. Phần toebox rộng thoải mái (một phần do chọn cỡ to hơn 0.5 so với thông thường).

Dây buộc dài vừa đủ, đủ để thắt dây mà không quá dài vắt vẻo khi chạy (chưa cần dùng cách buộc qua lỗ heel-lock). Khi buộc dây chạy, không có cảm giác bị cấn do dây giày buộc ép mạnh lên lưỡi gà (tác động đến phần mu trên của bàn chân). Tương tự, lưỡi gà dài vừa đủ, không ngắn quá.

Đế ngoài

Đế ngoài của Rocket X nếu để ví von giống như runner có “ngực phẳng” vậy. Phẳng hoàn toàn. So với Carbon X2, các khe sáng hé lộ tấm carbon đã được bít kín lại.

Đế giày Hoka Carbon X2 có lỗ hở lộ miếng đệm carbon

Các khu vực mòn cao ở phía hai bên gót và phía mũi bàn chân được bao phủ bởi lớp cao su dày hơn khoảng 1mm so với lớp đêm EVA, giúp chống mài mòn và tạo độ bám nhất định lên đường chạy. 

Người viết chưa có điều kiện chạy thử vào ngày mưa lớn để kiểm tra độ bám của Rocket X trong điều kiện trời mưa, đường trơn (dĩ nhiên chạy với tốc độ chậm thì Rocket X vẫn có thể dùng tốt). Sau quãng đường hơn 250km (chủ yếu dùng trong các bài tập tốc độ hoặc các buổi chạy dài), mặt ngoài có hiện tượng mòn ở phần đệm EVA.

Phần mép ngoài giày phía lòng bàn chân có ký hiệu S40x15 | V612 | C001

Phần đế giữa 

Tấm lót sợi carbon 1mm được thiết kế ở phía bên trong đế giữa bằng bọt CMEVA. Sự kết hợp của cả 2 đã mang lại hiệu năng đáng kể cho Rocket X, tạo sự cân bằng và có độ phản hồi tốt khi đáp chân.

Khả năng đàn hồi của phần đế giữa này có vẻ giảm chút ít sau một thời gian, hay đúng hơn là sau một quá trình sử dụng khi người viết đã chạy được khoảng từ 250km trở lên. Khi chạy có cảm giác độ nảy và phản hồi lực của Rocket X giúp bàn chân không phải chịu hết phản lực của mặt đường tác động trở lại sau mỗi bước chạy.

Cuộc đua của bạn chỉ gói gọn trong 21km hay 42km thì chi tiết này cũng là “muỗi” so với năng lực của nó. 

Gót giày

Gót giày được dán miếng phản quang khá to, giúp người chạy được nhận diện dễ dàng trong đêm tối. Phần đế ngoài ở gót của Rocket X được thiết kế vát phẳng như các mẫu giày thông thường, không có “đuôi dài” như ở mẫu Carbon X2. 

Hoka Carbon X & Carbon X2 có phần “đuôi” dài ở gót giày trong khi Hoka Rocket X được vát phẳng như đa số các mẫu giày thông thường

Bên trong giày

Tấm lót giày phía trong của Rocket X được gián dính vào đế. Nhìn chung, hai tấm lót này tạo được cảm giác êm ái, hỗ trợ phản hồi lực cùng đế giữa, không có cảm giác nóng bàn chân khi chạy. Cũng như hầu hết các mẫu giày Hoka khác, Rocket X có bề ngang hẹp hơn so với một số thương hiệu giày khác. Người viết sử dụng Rocket X cỡ 43 1/3 (27.5) trong khi các mẫu giày thương hiệu khác từ 42 đến 42 2/3 (26.5).

Chương Trình Huấn Luyện “1000sub4” Của Chay365.com

Kết luận

Trái với ấn tượng về chiều cao của đế giày, Hoka Rocket X không “bồng bềnh” như cảm nhận ban đầu. Đến khi bài viết lên bài, đôi giày Hoka Rocket X đã được người viết sử dụng để chạy với mileage xấp xỉ 300km trong các bài tập của mình trong quá trình chuẩn bị cho sự kiện Breaking 3 (vẫn sử dụng xen kẽ với một số giày chạy khác), chủ yếu trong các bài tập tốc độ hoặc chạy dài. 

Với màu sắc trang nhã, thiết kế đơn giản, không “ngầu” như một số siêu giày khác, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Rocket X để đua, tập luyện hay…đi chơi (nếu có điều kiện) mà không lo việc giữ thăng bằng. Với giá thành không quá cao (200$ theo giá web của hãng Hoka), Rocket X có thể được cân nhắc lựa chọn khi đặt lên bàn cân với các siêu giày Alphafly, Vaporfly Next%, adizero adios pro 2….

Với trọng lượng 208g/chiếc, thật khó có thể đòi hỏi hơn ở một đôi giày vừa nhẹ vừa có độ hỗ trợ tốt và mức giá dễ chịu để sử dụng trong các cuộc đua.

Trọng lượng của 2 “siêu giày” đế carbon Hoka Rocket X & adidas adizero adios pro 2 bản nyc

Để tối ưu, người viết khuyên bạn nên có…2 đôi giày Rocket X, một đôi giày riêng để tập thường xuyên và một đôi giày chỉ dùng để đua (độ phản hồi, hỗ trợ lực được đảm bảo tối đa). Như vậy, bạn có thể khai thác hết điểm tối ưu của Hoka Rocket X trong các cuộc đua đòi hỏi bạn dốc toàn lực 100% để kiếm PR.

About the Author Nguyễn Đạt

Cây viết chuyên theo dõi điền kinh/chạy bộ, ba môn phối hợp bơi đạp chạy (triathlon), các môn thể thao sức bền. MC, bình luận viên giải chạy. Có sở thích chạy marathon trên sân thượng. PB: Marathon 3h33, Ironman 70.3 5h48, 100K VMM Finisher.

follow me on:
>
0 Shares