“Một runner không ngoan hiểu rằng nếu đã thực hiện một bài tập nặng vào ngày hôm trước thì dù cho ngay lúc này tâm trí nói bạn nên làm gì, hoặc bạn tưởng tượng ra cảnh đối thủ của mình đang tập luyện chăm chỉ ra sao, thì bạn vẫn cần nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể phục hồi, nạp thêm năng lượng dự trữ, làm lành lại những chấn thương nhỏ trong buổi tập của ngày hôm trước. Tập luyện cường độ cao khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn chỉ đơn giản là kết hợp những chấn thương mà bạn đã gặp phải”.
Trên đây là chia sẻ của Tim Noakes, giáo sư, bác sĩ, và tác giả của cuốn sách “Lore of Running”. Theo kết quả của một khảo sát không chính thức thực hiện với sự tham gia của 1134 runner chia sẻ trên mạng xã hội từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 22 tháng 7 nămr 2018, các runner rất mong đợi những ngày tập easy run và hồi phục thể lực. Những vận động viên này không cảm thấy ngại ngùng khi thừa nhận rằng họ có suy nghĩ muốn được thư giãn trong những ngày luyện tập này. Họ đều hiểu rằng những ngày tập easy run và phục hồi thể lực có tác dụng giúp nâng cao hiệu suất thi đấu. Tuy nhiên, khi đến lúc thực hiện bài tập thì chúng ta thường bỏ lỡ những điểm cần lưu ý.
Các bài tập easy run, trọng tâm của chương trình nghiên cứu này, có tác dụng xây dựng, duy trì và tối đa hóa thể lực hiếu khí. Mặc dù tốc độ phải duy trì ở mức ổn định, chúng ta vẫn có thể trò chuyện thoải mái và duy trì nhịp tim ở mức tối đa từ 65% đến 78%. Thông thường, hầu hết các lượt chạy trong một tuần nhất định sẽ thuộc loại này.
“Có một vài lợi ích, và lợi ích đầu tiên là bạn xây dựng được một mức độ chống lại chấn thương nhất định bằng cách chạy chậm trong nhiều buổi tập luyện của mình”. Huấn luyện viên và Tiến sĩ Jack Daniels đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách “Daniels’ Running Formula” (Công thức chạy của Daniels). “Trong suốt bài tập easy run, tim của bạn cung cấp một lượng máu và oxy lớn cho các cơ bắp đang tập luyện. Các cơ này phản ứng bằng cách tạo ra những thay đổi trong sợi cơ, cho phép cơ bắp tiếp nhận nhiều oxy hơn và chuyển đổi nhiều nhiên liệu thành năng lượng hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Bài tập easy run giúp cơ tim phát triển tốt, và mặc dù bạn có thể cảm thấy mình không tập luyện quá vất vả, nhưng thực tế trái tim của bạn thì có đấy.”
Những ngày phục hồi
Cuộc khảo sát cũng phỏng vấn các runner về ngày phục hồi thể lực. Thời lượng, cường độ và cấu trúc của một ngày phục hồi sẽ thay đổi tùy theo kinh nghiệm, sở thích, lịch tập luyện và phản ứng của từng cá nhân đối với các bài tập nặng. Cơ thể con người có một cơ chế tuyệt vời là khả năng tự chữa lành vết thương, nhưng hệ thống cơ xương và tim mạch sẽ chỉ thích nghi và phát triển mạnh mẽ hơn nếu được phục hồi đầy đủ vào khoảng thời gian giữa các buổi tập và những cuộc đua khắc nghiệt. Việc phục hồi có thể đạt được bằng cách rất đơn giản như thực hiện những công việc hàng ngày hoặc sử dụng các phương pháp thụ động như xoa bóp hoặc xông hơi, hoặc bằng các phương pháp tích cực hơn nhưng không giới hạn như đi xe đạp, đi bộ đường dài, bơi lội, yoga và luyện tập sức mạnh. Những bài chạy phục hồi cũng có thể hỗ trợ quá trình hồi phục thể lực. Đây là những bài tập có chủ đích với thời lượng ngắn, tốc độ chậm, không tốn sức nhiều. Những lần ‘chạy chậm’ này là một dạng thức phục hồi tích cực theo đó nhịp tim của bạn có thể được giữ ở mức dưới 65% mức tối đa.“
Bài tập chạy phục hồi rất giống với chạy cự ly bình thường, ngoại trừ tốc độ chậm hơn và thời lượng thường ngắn hơn” Steve Magness, huấn luyện viên trưởng việt dã tại Đại học Houston và là giảng viên về sức mạnh và điều hòa tại Đại học St. England, trong cuốn sách The Science of Running cho biết. “Chạy phục hồi giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng nội môi, giúp cơ thể sẵn sàng để thực hiện công việc của ngày hôm sau. Một điều thường bị bỏ quên đó là trên thực tế các bài chạy phục hồi có tác dụng thúc đẩy quá trình “siêu phục hồi” (superpensation) (sự phản ứng và sự thích nghi của cơ thể đối với các kích thích tập thể dục).
Kết quả khảo sát
Giờ đây chúng tôi đã xác định được rằng vận động viên sẽ tốn ít sức hơn khi thực hiện những bài tập easy run và chạy phục hồi, các bài tập này được coi là xương sống của quá trình đào tạo và khá đơn giản để thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn các runner, những người lẽ ra nên hiểu rõ vấn đề này, đã phản hồi lại rằng họ thất bại trong quá trình luyện tập bởi lý do chung là đã tập các bài easy run quá nhanh hoặc quá nặng và/hoặc do không kết hợp đủ khả năng phục hồi.
Là một huấn luyện viên và người dùng mạng xã hội, tôi quan tâm đến tốc độ, quãng đường và nỗ lực mà các runner lưu lại vào những ngày thực hiện bài tập easy run và chạy phục hồi. Đồng thời (và điều này có thể là do hiệu ứng phóng đại của phương tiện truyền thông xã hội và sự phát triển của môn thể thao này), dường như ngày càng có nhiều chấn thương, tập luyện quá sức và kiệt sức, đặc biệt là trong cộng đồng ultrarunning , ở mọi cấp độ. Và đây là kết quả cuộc khảo sát đã tiết lộ:
Làm thế nào để thư giãn
Dưới đây là một số gợi ý và quan sát để giữ tốc độ của bạn và kiểm tra đầu vào lần tới khi bạn định thực hiện bài tập easy run hoặc một ngày hồi phục thể lực.
Không có việc hai runner phản ứng giống nhau đối với cùng một bài luyện tập. Khả năng phục hồi của chúng ta phụ thuộc vào di truyền, tuổi tác, lối sống (bao gồm chế độ ăn uống và giấc ngủ), môi trường, quá trình luyện tập và cấu trúc luyện tập. Tuy nhiên, đối với tất cả các vận động viên chạy bộ, việc luyện tập thư giãn có vai trò rất quan trọng. “Không có gì đáng xấu hổ khi chạy chậm.” Huấn luyện viên Brad Hudson, người đã huấn luyện các vận động viên trong Thế vận hội Olympic 2004, 2008 và 2012, cho biết “Chạy chậm cho phép bạn chạy lâu hơn và chạy nhiều hơn khi bạn muốn chạy hết sức.” Tất cả chúng ta đều đạt được những gì chúng ta muốn bằng cách thực hiện trong trạng thái từ tốn và thoải mái.
Bích Ngọc (biên dịch)
Nguồn (irunfar.com)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.