WAC Điều Chỉnh Quy Định Giày Thi Đấu Đối Với VĐV Ưu Tú

Hôm qua 31/1/2020, Hội đồng Điền kinh Thế giới (WAC) đã điều chỉnh các quy định liên quan đến giày thi đấu nhằm giúp cho vận động viên cũng như các nhà sản xuất giày hiểu rõ hơn, đồng thời bảo vệ tính chính trực của môn thể thao này.

Từ 30/4/2020, bất kỳ mẫu giày nào cũng đều phải đưa ra thị trường bán lẻ công khai (tại cửa hàng hoặc online) cho mọi vận động viên sử dụng ít nhất 4 tháng rồi mới được sử dụng để thi đấu.

Nếu không được đưa ra sử dụng rộng rãi, mẫu giày đó sẽ được coi là nguyên mẫu và không được phép dùng trong thi đấu. Theo quy định này, mẫu giày nào được sử dụng rộng rãi nhưng lại được tùy biến vì lý do thẩm mỹ, hoặc do yêu cầu y tế để phù hợp với đặc điểm chân của một vận động viên nào đó, sẽ vẫn được phép.

Lựa Chọn Giày Chạy Bộ

Có nên luân phiên đổi giày chạy?

Có thể mang giày chạy đường nhựa để chạy địa hình hay không?

Khi WAC có lý do để tin rằng một mẫu giày hoặc một công nghệ nào đó không tuân thủ quy định này hoặc tinh thần của quy định này, họ sẽ mang mẫu giày/công nghệ này đi nghiên cứu và có thể sẽ cấm sử dụng loại giày/công nghệ này trong thời gian kiểm tra.

Bên cạnh đó, một lệnh tạm ngừng vô thời hạn sẽ được áp dụng ngay lập tức đối với bất cứ mẫu giày nào (có hoặc không có gai) không đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đế giày không được dày hơn 40mm.
  • Giày không được chứa nhiều hơn một tấm lót cứng chạy theo toàn bộ hoặc một phần thân giày. Tấm lót này có thể gồm nhiều phần, nhưng các phần đó phải được xếp nối đuôi nhau chứ không được xếp chồng hoặc song song), và không được đè lên nhau.
  • Đối với giày có gai, được phép sử dụng thêm một tấm lót khác (ngoài tấm lót đã nói ở trên) hoặc một cơ chế khác, nhưng chỉ nhằm phục vụ mục đích gắn gai với đế giày, và đế giày không được dày hơn 30mm.

Nếu có căn cứ để nghi ngờ rằng giày của vận động viên nào đó không tuân thủ quy định trên, trọng tài thi đấu có quyền yêu cầu vận động viên ngay lập tức đưa giày để kiểm tra khi cuộc đua kết thúc. Những điều chỉnh về luật lệ mà WAC vừa phê duyệt được đề xuất bởi Nhóm Đánh giá Hỗ trợ, bao gồm các chuyên gia kỹ thuật, khoa học và pháp lý của Hội đồng, cùng các đại diện môn điền kinh.

Nhóm kết luận rằng có một cuộc nghiên cứu độc lập đã cho thấy công nghệ mới tích hợp trong đế giày và gai giày có thể mang lại lợi thế thi đấu cho vận động viên, tuy nhiên không có đủ bằng chứng để làm dấy lên lo ngại về việc những phát triển gần đây của công nghệ sản xuất giày đe dọa tới tính trung thực của môn điền kinh.

Nhà vô địch Vienna Marathon bị truất ngôi vì giày chạy phạm qui

Có nên dùng “siêu giày” trong mọi buổi chạy?

Đôi Giày Lý Tưởng

Vì vậy, họ đề xuất cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn để đánh giá đúng tác động của công nghệ này, đồng thời phải thành lập một nhóm công tác mới, gồm các chuyên gia về cơ chế sinh học và các chuyên gia hàng đầu khác, để giám sát cuộc nghiên cứu này nhằm đánh giá bất cứ loại giày mới nào đưa vào thị trường nếu có yêu cầu. Các nhà sản xuất giày sẽ được mời tham gia vào quá trình đánh giá này.

Sebastian Coe, Chủ tịch WAC, cho biết: “Việc của chúng tôi không phải là điều chỉnh toàn bộ thị trường giày thể thao, nhưng chúng tôi có trách nhiệm phải bảo toàn tính chính trực của việc thi đấu đỉnh cao bằng cách đảm bảo sao cho những đôi giày mà các vận động viên mang thi đấu không tạo ra bất cứ sự hỗ trợ hay lợi thế thiếu công bằng nào.

Khi chúng ta bước vào năm Olympic, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ không loại bỏ những mẫu giày đã được dùng rộng rãi trong một thời gian khá dài, nhưng chúng tôi có thể vạch ra giới hạn bằng cách cấm sử dụng những mẫu giày đi xa hơn những gì đang có trên thị trường khi chúng tôi điều tra kỹ hơn.

Tôi tin rằng những quy định mới này tạo nên cân bằng hợp lý khi mang lại sự chắc chắn cho vận động viên và các hãng giày để chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020, đồng thời dập tắt những lo ngại về công nghệ giày. Nếu có thêm bằng chứng cho thấy chúng tôi cần phải thắt chặt hơn các quy định này, chúng tôi có quyền làm điều đó để bảo vệ môn thể thao của mình.”

Lưu ý:

Các điều chỉnh này không ảnh hưởng tới độ cao của giày nhảy cao và giày nhảy xa (xem Điều 5.2)

(Theo World Athletics)

About the Author Khánh Toàn

Lê Khánh Toàn làm kinh doanh ở Sài Gòn. Anh xuất thân là biên tập viên Anh ngữ tại NXB Thế Giới, với các tác phẩm dịch thuật như "Hoa trên mộ Algernon," "Phù thủy phố Portobello," "Tình dục thuở hồng hoang,"... Với anh, chạy bộ là một cách để rèn luyện sức bền và tinh thần kỷ luật.

  • Đinh Linh says:

    Phán quyết này là một sự răn đe mềm mại và khéo léo dành cho Nike cũng như các nhà sản xuất giày khác. Nói chung, đây là một nước cờ Win-Win-Win. World Athletics vẫn giữ được vị thế của mình. Các đại gia đồ thể thao vẫn được mở cửa phát triển những mẫu giày mới để tung ra thị trường. Chạy bộ đường dài vẫn đảm bảo được tính chính trực, đồng thời cơ hội lập các kỷ lục mới (trước mắt là ở Olympic Tokyo) không hoàn toàn khép lại.

    Như vậy, có thể khẳng định đôi AlphaFly sẽ không xuất hiện ở Olympic Trial ngày 29/2 cũng như London Marathon ngày 22/4.

  • […] Air Zoom Alphafly của Nike sắp lên kệ, sẵn sàng cho Olympic Tokyo 2020, theo đúng quy định của Hiệp hội điền kinh thế giới về giày thi đấu cho vận động viên ưu […]

  • […] hợp lệ của Vaporfly, thậm chí Hội đồng Điền kinh thế giới phải đưa ra quy định về giày thi đấu để ngăn trước những tiến bộ công nghệ quá nhanh có thể dẫn tới lợi thế […]

  • IAAF says:

    […] Hội đồng điền kinh thế giới điều chỉnh quy … […]

  • […] trước, World Athletics công bố những sửa đổi quan trọng đối với các quy định của cơ quan […]

  • […] vận động viên elite, điều quan trọng là có đôi giày tốt nhất để thi đấu. Và tôi cảm thấy mình […]

  • >
    131 Shares