Chuyên mục tuần này của trang Runner’s World là “Chạy cùng con chó của bạn”. Một trong những lý do họ khuyên nên chạy cùng chó là: con chó chạy rất thư giãn, nó không quan tâm đến negative splits hay cái gì tương tự. Nó hoàn toàn thưởng thức việc chạy. Tóm lại là chúng ta nên chạy như con chó (!!!)
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, một môn thể thao tưởng chừng đơn giản như chạy bộ cũng được công nghệ hỗ trợ rất nhiều. Phần lớn dân chạy việt dã đều sử dụng GPS để theo dõi quãng đường và tốc độ, như các đồng hồ chuyên dụng hay phần mềm trên điện thoại thông minh. Ngoài ra còn thiết bị theo dõi nhịp tim, đếm sải chân, tính toán độ dốc đường chạy hay mức calories tiêu thụ,…
Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của công nghệ. Nó giúp chúng ta đánh giá thành tích bản thân, theo dõi sự tiến bộ trong quá trình luyện tập. Những phần mềm chạy bộ đưa ra giáo án luyện tập tối ưu và giúp người chạy tuân thủ giáo án một cách chặt chẽ. Tập chạy đường dài theo nhịp tim, duy trì gắng sức ở ngưỡng aerobic, là cách hiệu quảđể rèn luyện sức bền và đốt mỡ thừa. Còn khi tham gia chạy thi, cần có chiến thuật rõ ràng, nhờ công nghệ mà ta có thể kìm sức và bung sức ở những thời điểm phù hợp, tránh bị cuốn theo đám đông, đồng thời tận dụng được hết nguồn năng lượng bản thân. Meb Keflezighi với Rita Jeptoo đều xài đồng hồ GPS khi chạy Boston Marathon. Trên cổ tay Meb trong suốt đường chạy là chiếc Garmin Forunner 620 có màn hình cảm ứng, một trong những sản phẩm GPS tân tiến nhất. Dĩ nhiên, để trở thành người Mỹ đầu tiên vô địch Boston Marathon kể từ năm 1983 thì không thể chạy thư giãn như con chó.
Tuy nhiên, liệu dân chạy bộ có rơi vào tình trạng quá lạm dụng công nghệ hay không? Công nghệ có thực sự cần thiết đến mức ấy? Gần đây, trên Running Competitor hay Runner’s World có mấy bài viết về cảm nhận cơ thể và điều chỉnh tốc độ chạy bộ, thay vì dựa vào GPS, đồng hồ đo nhịp tim. Cùng lắm là tự làm talk test. Một bác còn khoe có lần chạy Half Marathon không dùng “đồ chơi” mà phá PR đến 4 phút.
Sự thật là khi chạy không dùng dụng cụ hỗ trợ thì đầu óc hoàn toàn thanh thản. Những ám ảnh về tốc độ, quãng đường, số vòng, nhịp tim… đôi khi làm mất đi niềm vui chạy bộ. Nhìn đồng hồ thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn lưu tâm tới các con số hơn là phản ứng của cơ thể. Bạn không chỉ bỏ qua những dấu hiệu mà cơ thể gửi đi trong quá trình tập luyện, mà còn đánh mất một trong những giá trị lớn nhất của chạy bộ: sự thư thái tinh thần. Các thông số là động lực để bạn luyện tập và tiến bộ, nhưng cũng nhiều lúc cản trở bạn. Chúng ta tự giới hạn bản thân trong các con số, trong khi cơ thể lại có khả năng làm tốt hơn thế. Hãy tự khám phá năng lực của mình khi chạy bộ không dùng công nghệ hỗ trợ.
Hãy ra khỏi nhà, và chạy bộ đến một địa điểm định sẵn, bất kể xa gần. Trong lúc chạy, lưu ý tới tư thế, nhịp thở, tiếp đất, cảm giác ở chân, các khớp, cơ. Đừng nghĩ tới tốc độ hay quãng đường. Bạn có thể ghi lại thời điểm bắt đầu chạy và lúc kết thúc, nhưng đừng mang đồng hồ theo người.
Hãy thử không nghe nhạc. Những giai điệu sôi nổi giúp buổi chạy đường dài bớt buồn tẻ. Nhưng âm nhạc lại ngăn cản bạn lắng nghe cơ thể mình. Bạn không nghe thấy nhịp thở và tiếng bước chân nện trên đường chạy, vì thế không biết mức độ gắng sức của bản thân.
Hãy để điện thoại di động ở nhà. Chạy bộ là lúc bạn dành thời gian cho riêng bản thân và đầu óc nghỉ ngơi. Đó là những phút giây quý giá. Đừng huỷ hoại chúng bằng chuông điện thoại hay tiếng “bíp” của tin nhắn mới.
Hãy vứt đi mọi băn khoăn về thành tích. Xét cho cùng thì chúng ta chạy vì niềm vui và sức khoẻ. Giờ đây, khi các thiết bịđiện tử “hi-tech” hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống, chạy bộ là thời điểm hiếm hoi để chúng ta thoát ra tất cả, trở về với những gì nguyên bản nhất, suy ngẫm và trải nghiệm.
Bạn sẽ vẫn sắm cho mình một đồng hồ GPS hay phần mềm chạy bộ, và luyện tập hàng tuần với chúng. Nhưng đôi khi, hãy dành cho mình một buổi chạy không phụ thuộc công nghệ. Bạn ra khỏi nhà mà không mang tất cả những đồ công nghệ bên mình, chạy trong nắng hay trong mưa, chạy đường nhựa hay đường đất, chạy bao xa tuỳ thích, chạy đơn giản và thư giãn theo cách bạn thoải mái nhất. Bạn sẽ thấy thú vị không ngờ.
Và hãy tin tôi, tốc độ trung bình của bạn không hề thấp hơn khi chạy có dùng công nghệ hỗ trợ.
Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] dựng sức bền, hay thêm con dốc dài để tăng cường sức mạnh. Chọn một ngày không đeo đồng hồ để đơn giản hóa mọi việc (không phải theo dõi thành tích, quãng […]
Có một bài viết trên Runner’s World viết về chuyện chạy giải mà ko có mặt của bất cứ thiết bị điện tử nào (dù chỉ là đồng hồ bấm thời gian), gọi là “Timeless Challenge”. Mục đích là hãy race theo cảm nhận thật sự của cơ thể bạn khi chạy, đừng để bị ảnh hưởng tâm lý bởi các phản hồi từ thiết bị.
Mình nghĩ khi race thì nên dùng đồng hồ. Nói chung, mình vẫn hay bị phụ thuộc công nghệ. Khi tập luyện không dùng đồng hồ có nhiều điểm hay, như bài viết đã đề cập 🙂
[…] Dĩ nhiên, nếu bạn chưa có đồng hồ GPS thì cũng chẳng sao cả. Bạn vẫn có thể tận hưởng niềm vui chạy bộ mà không dùng thiết bị điện tử. […]
[…] chế sử dụng các thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính, tivi…) 30 phút trước […]
[…] nay, hiếm có runner nào chạy bộ không dùng thiết bị điện tử hỗ t…. Việc không thể đồng bộ track log lên hệ thống […]
[…] Chạy bộ không dùng thiết bị điện tử hỗ t… […]
[…] Xem thêm: Chạy bộ không dùng thiết bị điện tử hỗ t… […]