Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng phó sự cố

Trước khi có các giải pháp khuyến cáo, một vài số liệu dưới đây trong thảm kịch Cam Túc để chúng ta hình dung ra những sự thật khắc nghiệt trong công tác cứu hộ ở một giải trail.

Chay365 – Ban biên tập Chay365 đăng tải series 3 bài viết tìm hiểu công phu của triathele/ultra runner Phạm Trung Linh, 100km VMM finisher, để tất cả chúng ta có cái nhìn bao quát, chi tiết hơn về Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm cự ly 100km. Những bài học rút ra ở thảm kịch này là kinh nghiệm rất quý báu cho các nhà tổ chức giải và các runner Việt Nam.

Phần 1: Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Toàn cảnh biến cố thể thao lớn nhất lịch sử Trung Quốc

Phần 2: Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai?

Tác giả Phạm Trung Linh, triathlete, ultra runner từng hoàn thành 100km VMM

Tác giả Phạm Trung Linh, triathlete, ultra runner từng hoàn thành 100km VMM – Sa Pa. Ảnh: NVCC

– Hơn 1h30 phút kể từ khi nhận được thông tin nhưng đội cứu hộ của BTC vẫn không thể tiếp cận được nhóm cầu cứu cách CP2 khoảng 3-4km. Đội cứu hộ của BTC lúc đó cũng chịu chung điều kiện mưa gió khắc nghiệt không kém gì runner, việc tiến lên từng mét cũng khó khăn hệt runner vậy, thậm chí họ chưa chắc đã khỏe như runner, chỉ hơn về đồ nghề.

– 22 người thuộc đội cứu hỏa và cứu nạn chuyên nghiệp của huyện Cảnh Thái mất gần 2 tiếng mới có thể triển khai tiếp cận gần CP4 (cách trung tâm huyện 30km). Khi đến nơi họ mới biết rằng các thiết bị cứu hộ của họ không dễ dàng mang lên núi. Và điều đặc biệt là họ không biết phải tìm ai, tìm ở đâu, vì không có tọa độ của bất kỳ runner nào. Mệnh lệnh họ nhận được là lên núi đi tìm người mất tích. Nhiều lá cờ marker chỉ đường đã bị gió cuốn sai lệch hết route. Điện thoại không có sóng, thậm chí 2 điện thoại vệ tinh mang theo cũng khó liên lạc. Chính đội PCCC này cũng bị lạc đường.

– Mất hơn 3 tiếng để đội cứu hỏa tìm thấy 3 nạn nhân đầu tiên trong 1 cái hang chăn cừu, cách CP4 khoảng 3km. Do có 2 người chăn cừu khi biết có tai nạn trên núi nên đã lên đến hang trước đội cứu hỏa và đang đốt lửa sưởi ấm trong hang. Tuy nhiên trong 3 nạn nhân chỉ có 1 người có dấu hiệu sống sót. Lương Tinh nằm trong 2 người xấu số kia. Đội cứu hỏa đã phải nhanh chóng dập lửa của người chăn cừu để giảm khói và gia nhiệt bằng các thiết bị họ mang theo.

Đội cứu hội leo núi đi tìm

Đội cứu hội leo núi đi tìm

– Từ lúc tuyên bố hủy giải (khoảng 15:30), BTC có nhờ dân làng Trường Sinh gần CP2 lên núi tìm kiếm, cứu hộ runner. Nhưng tầm 17:00 mới tập hợp được 60 người dân và mọi người bắt đầu mang chăn lên núi tìm các runner. Lúc này đang có hơn 100 runner bị lạc trên núi. Mất 1 tiếng rưỡi để đi từ làng lên đỉnh núi. Phần lớn 151 người sống sót đều ở trong cung CP2-CP3. Cuộc tìm kiếm lúc này không phải là tìm kiếm theo route chạy mà là tìm khắp quả núi xem các runner đang tránh gió hoặc lạc ở chỗ nào.

– Có khoảng 4 runner được dân làng cứu thoát tầm 2h sáng, tức là họ trụ được 12 tiếng. Có lẽ những người này đã mặc rất ấm và đã kịp trốn vào các hang hốc trên núi tránh mưa.

Những con số trên để nói rằng, khi có 1 sự cố xảy ra trong giải trail, việc trông đợi hỗ trợ ngay lập tức như giải road là không khả thi. Nơi càng xa thành thị càng thô sơ về hạ tầng và ít chuyên nghiệp trong công tác cứu trợ. Thực ra những người tổ chức giải, đặc biệt race director mà có kinh nghiệm thi đấu (thay vì chỉ có năng lực tài chính) thì giải đấu sẽ ổn hơn.

Tuy nhiên đó chưa phải tất cả. Hiệp hội chạy trail quốc tế (ITRA) có hướng dẫn về công tác tổ chức giải trail, ở khía cạnh an toàn. Đai khái 1 giải trail có 4 phần là a) công đoạn chuẩn bị; b) giải pháp cần thiết trong race; c) giải pháp ngăn chặn rủi ro và d) kế hoạch cứu nạn và y tế.

Thiết kế cung đường cho giải chạy địa hình và vai trò của giám đốc đường đua

Ultra runner Nhật Bản chạy 100km DLUT 2020: Tôi chọn DNF

Sốc: 21 người chết trong giải chạy vượt núi ở Trung Quốc

Qua sự cố này, về phía BTC các giải thì có thể thêm nhưng ý sau:

– Cần có các chuyên gia về cứu hộ hoặc an toàn trong các BTC các giải thể thao. Tiếng nói của họ sẽ góp phần đưa các giải pháp hỗ trợ an toàn ngay từ quá trình chuẩn bị tổ chức giải.

– Trong mọi giải trail, vai trò hỗ trợ của người dân địa phương khi xảy ra sự cố, sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các tổ chức cứu trợ chính quy từ các Bộ ban ngành. Lý do là họ thông thuộc thủy thổ, có sức khỏe và am hiểu thời tiết, địa hình tại nơi thi đấu. Cần đưa người dân địa phương tham gia hỗ trợ trên đường chạy (cái này tôi thấy VMM làm tốt). Đồng thời nên trao đổi với truởng thôn nơi giải diễn ra. Khi có sự việc cần hỗ trợ, người trưởng thôn sẽ tập hợp nhanh nhất dân làng.

– Nên có sẵn kịch bản dừng/hủy và giải pháp ứng cứu khẩn cấp.

– Các quy định bắt buộc thì cần kiểm tra gắt gao vì nó vừa là công bằng, vừa là điều kiện an toàn tối thiểu của giải.

Các VĐV trên đường chạy

Các VĐV trên đường chạy

Bản thân người viết bài này cũng đã từng hứng trọn cơn mưa rừng ròng rã 4 tiếng đồng hồ  xuyên đêm ở VMM Sapa 2019, và gần đây nhất là phơi mình từ 4h sáng đến 10h đêm tại Mộc Châu khi làm người chốt đường. Vì vậy tôi thấy được rằng tại các hoạt động ngoài trời nơi rừng núi, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất cho mọi cuộc chơi

– Ứng phó với thiên nhiên thì mưa lạnh nguy hiểm và khó chống chọi hơn là nắng nóng. Nắng nóng chỉ cần vào chỗ mát là giảm nhiệt cơ thể nhanh chóng nhưng mưa lạnh thì dù có trú ẩn thì việc gia nhiệt cho cơ thể lâu hơn rất nhiều và cần hỗ trợ từ bên ngoài.

– Khi vào rừng hay leo núi, dù ban ngày cũng nên có 1 strap band (nó rất nhẹ) trong balo. Bản chất của strap band giống đèn nhấp nháy của xe đạp (tránh bị xe tông từ phía sau khi đi trong đêm), để khi mình bất tỉnh hoặc tai nạn trong bóng tối, ánh sáng nhấp nháy của nó sẽ giúp lực lượng cứu hộ tới nhanh chóng.

– Nếu đông người gặp nạn trong giá rét thì nên học theo nguyên tắc sinh tồn của chim cánh cụt. Các chim cánh cụt cứ đứng sát nhau để bảo vệ con yếu nhất ở giữa đồng thời giữ nhiệt.  Khi con ở giữa hồi thì sẽ ra ra vòng ngoài để thay thế cho con khác đang mất nhiệt. Có một bức ảnh nhóm người tụ tập lại với nhau trên đỉnh núi dưới tấm chăn sinh tồn là áp dụng nguyên tắc đó và nhóm đó đều sống sót khi dân làng đến giải cứu.

– Trước mỗi giải trail, tìm hiểu thời tiết cũng như địa hình giải chạy là điều rất quan trọng, phát huy được sức mạnh khi gặp các tình huống khẩn cấp.

Ngoài ra kể nhanh câu chuyện khi tôi làm sweeper VTM 70 vừa rồi ở Mộc Châu. Rất nhiều người than thở vì nắng nóng nên DNF ở CP 4, 5, 6. Tôi chỉ biết nói rằng DNF là 1 phần của chạy trail, có nó cũng vui. Chả giải chạy nào mà có riêng khu vực tại các CP, cắm biển rất rõ ràng là DNF pick up để giúp runner về đích bằng cách nhanh nhất.

nguyên tắc sinh tồn của chim cánh cụt

Nguyên tắc sinh tồn của chim cánh cụt có thể giúp các runner chống chọi qua cơn giá lạnh

Ở vụ Hoàng Hà Thạch Lâm, có 1 giáo sư tên Lý, gần 70 tuổi, làm trong ngành y và đã đạt chuẩn Boston Marathon (BQ). Khi đến CP2 khoảng 12h, ông thấy thời tiết khắc nghiệt và do biết trước CP3, CP4 rất đơn sơ, xung quanh không có làng mạc nên ông và nhóm của ông đã chủ động dừng lại. Ông Lý và nhóm của ông là những người may mắn nhất và về được tới khách sạn lúc 10h đêm.

Những thông tin hậu trường khác:

– Người ta chưa công bố danh tính 21 người thiệt mạng nhưng qua ảnh thì cộng đồng mạng TQ đã biết được khoảng 11 người. Ngoại trừ 1 bạn nữ và 1 bác trung niên, đa phần các nạn nhân đều có thành tích chạy rất tốt, PB cho FM của các nạn nhân đều sub 3, trong khoảng 2:30 – 2:40.

– Mỗi gia đình nạn nhân được nhận bảo hiểm khoảng 150.000 USD

– Có 2 nạn nhân (1 nam, 1 nữ) đều vừa đính hôn và dự kiến chuẩn bị đám cưới trong thời gian tới.

– Phần lớn những người bị nạn đều ở tỉnh ngoài Cam Túc, đa số là các tỉnh phía Nam, ít khi gặp những điều kiện khắc nghiệt của vùng cận sa mạc như Cam Túc.

– Công ty tổ chức sự kiên trên cho thành phố Bạch Ngân đã trúng thầu ~ 250.000 USD để tổ chức giải.

– Có 1 runner gọi cháy máy mới liên lạc được với BTC nhưng khi BTC chưa kịp hướng dẫn (hoặc không biết hướng dẫn) thoát nạn như nào thì điện thoại hết pin. Sau anh này được đội cứu hộ tìm thấy và may mắn sống sót.

About the Author chay365

follow me on:
  • […] Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng phó sự cố Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai? Ron Hilll, người chạy liên tục “mỗi ngày một dặm” trong suốt hơn 52 năm qua đời ở tuổi 82 Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Toàn cảnh biến cố thể thao lớn nhất lịch sử Trung Quốc Hạ thân nhiệt khi chạy bộ Thảm kịch 21 người chết ở giải chạy ultra 100km Trung Quốc: Điều gì đã xảy ra? Sốc: 21 người chết trong giải chạy vượt núi ở Trung Quốc Chạy bộ cùng George W. Bush Nhật ký PF Chạy bộ và vắc-xin COVID-19 […]

  • […] Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng phó sự cố Thảm họa Hoàng Hà Thạch Lâm 100km: Do thiên tai hay nhân tai? Ron Hilll, người chạy liên tục “mỗi ngày một dặm” trong suốt hơn 52 năm qua đời ở tuổi 82 Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Toàn cảnh biến cố thể thao lớn nhất lịch sử Trung Quốc Hạ thân nhiệt khi chạy bộ Thảm kịch 21 người chết ở giải chạy ultra 100km Trung Quốc: Điều gì đã xảy ra? Sốc: 21 người chết trong giải chạy vượt núi ở Trung Quốc Chạy bộ cùng George W. Bush Nhật ký PF Chạy bộ và vắc-xin COVID-19 […]

  • […] Thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm: Bài học ứng p… […]

  • >
    0 Shares