Chạy Giải Không Đeo Số Bib

11

Chạy giải không đeo số bib

Trong giải LDR Half Marathon năm 2015 vừa rồi, mình quan sát thấy nhiều bạn chạy không mang số bib. Ở một số giải đấu khác, kể cả những giải to như DNIM, cũng có nhiều người chạy vui không đeo bib.

Người chạy giải không đeo bib (không đăng ký), được gọi là “bandit”, hay “chạy chui” (theo định nghĩa là ““an outlaw who lives by plunder”). Thực ra, race nào cũng có “bandit” cả. Nói một cách công bằng, các giải chạy tổ chức tại địa phương có phong trào chạy bộ mạnh như Hà Nội, Sài gòn, Đà Nẵng, lại có nguy cơ gặp nhiều “bandit” nhất.

Một khảo sát trên Runner’s World cho thấy, 80% mọi người nhất trí “bandit” là sai luật. Mình lược dịch bài viết “Why banditing is wrong?” của Dave McGillivray, trưởng ban tổ chức Boston Marathon hơn 15 năm nay.

Mặc dù, nhiều “bandit” có thể phản bác: “Đường sá là sở hữu công cộng, tôi chạy cùng thì chẳng có vấn đề gì”, các lý do sau đây cho thấy việc chạy mà không đăng ký thực sự “có vấn đề”:

  • Để tổ chức giải chạy bộ, ban tổ chức luôn luôn phải làm việc với chính quyền và có sự cho phép của chính quyền. Sự cho phép này đôi khi phải trả phí. Tuỳ quy mô, tầm vóc của giải chạy mà đường chạy sẽ bị phong toả hoàn toàn hay một phần. Do đó, trong ngày diễn ra giải chạy, tại cung đường chạy, không thể nói đơn giản “con đường là sở hữu công cộng”.
  • Ban tổ chức sẽ không biết được chính xác có bao nhiêu người chạy để có sự chuẩn bị tốt nhất
  • Ban tổ chức không có sự liên hệ với “bandit”, do đó những người này không biết phải làm gì khi tham gia vào giải chạy
  • Bandit có thể làm chật đường chạy và cản trở những vận động viên khác
  • Bandit sẽ sử dụng các dịch vụ của giải chạy, như nước uống, đồ ăn, nhà vệ sinh, huy chương,… (trong trường hợp LDR HM là cả “dịch vụ chụp ảnh”)
  • Nếu những người không đăng ký này bị chấn thương hay gặp vấn đề về sức khoẻ (có thể rất trầm trọng như sốc nhiệt trong lúc chạy đua), ban tổ chức sẽ không biết phải xử lý thế nào, không biết phải liên hệ ai
  • Ban tổ chức không quản lý được những người không đăng ký, do đó an ninh giải đấu sẽ bị ảnh hưởng
  • Và cuối cùng, chạy mà không đăng ký sẽ là một điều bất công với những người phải bỏ tiền để tham gia giải chạy

Đừng bao giờ tham gia một giải chạy mà bạn không bỏ tiền

Có nhiều “bandit” chỉ vô tình làm điều đó và không nghĩ đó là sai. Ngược lại, nhiều người thực sự ý thức được những điều mình làm, nhưng vẫn cho rằng mình có quyền làm điều đó.

Một số bandit chỉ chạy một đoạn đường – thường là làm pacer (người dẫn tốc), hay chạy cùng để cổ vũ, động viên người chạy chính thức. Mặc dù bản chất hành động này là không vụ lợi, rõ ràng nó tạo sự không công bằng đối với những vận động viên không có “người quen” chạy cùng.

LDR HM chỉ là một giải nhỏ, tổ chức lần đầu, quy mô bé tẹo, ban tổ chức cũng hoạt động với tinh thần hoàn toàn phi lợi nhuận. Nhưng có lẽ cộng đồng chạy bộ chúng ta nên xây dựng một văn hoá tham gia giải chạy, đó là chỉ chạy nếu chúng ta có đăng ký chính thức với ban tổ chức.

Phong trào chạy bộ đường dài ở Việt Nam đang phát triển lớn mạnh, cùng với đó là rất nhiều giải chạy trong năm, tạo sân chơi cho anh chị em đam mê môn thể thao này. Chúng ta kì vọng các giải chạy ngày càng chuyên nghiệp hơn. Để góp phần vào điều đó, mỗi người chạy bộ hãy tỏ ra chuyên nghiệp khi tham gia sự kiện, dù là với tư cách thành viên (có trả phí) hay chỉ là người cổ vũ.

About the Author chay365

follow me on:
  • […] việc chuyển nhượng bib, tương tự cách đầy vài năm nhiều người vẫn vô tình chạy không đeo bib (bandit). Bài viết này mong góp một tiếng nói cho sự phát triển của phong trào chạy […]

  • Bib says:

    […] biết vận động viên tham gia thi đấu với người khôbg thi đấu. Trường hợp chạy giải không đeo số bib được gọi là chạy chui, hay […]

  • Bandit says:

    […] Chạy giải không đeo số bib […]

  • >
    90 Shares