Thứ Hai tới, trong ngày lễ Patriot, vùng New England sẽ diễn ra một sự kiện đặc biệt: giải chạy Boston marathon – giải chạy marathon lâu đời nhất thế giới (chỉ sau cuộc thi Marathon ở Olympic).
Nhân kỉ niệm 4 năm ngày diễn ra sự kiện giải Boston marathon bị đánh bom, www.chay365.com xin chuyển đến các bạn câu chuyện về hành trình hoàn tất giải Boston của bà Châu Smith, một người đam mê chạy bộ. Bài viết đăng trên tạp chí Sport on Earth ngày 17/4/2013, qua bản dịch của anh Bruce Vu.
Nguồn: http://www.sportsonearth.com/article/45042310/
Bà Châu Smith không có câu trả lời vào trưa thứ hai, trong lúc đứng chỉ cách vạch kết thúc trong cuộc đua mà bà ta hằng mơ ước trong đời sẽ có một lần băng qua. Ở tuổi 67, bà vẫn còn mang trong người mảnh đạn bên chân phải từ trận bom thuở bà còn thơ ấu sống ở ngoại ô Saigon. Đạt chuẩn Boston Marathon đã tái khẳng định là bà ngoại nhỏ nhắn này không để cho bất cứ điều gì ngăn cản bà.
Nhưng giờ đây bà bị cảnh sát chận lại, tách bà ra khỏi hàng nghìn runners từ một trận bom khác. Bà bắt đầu rùng mình vì lạnh và vì thất vọng não nề. Rồi bà lại cảm thấy tội nghiệp khi hay rằng có quá nhiều người phải trả giá cho hai quả bom phát nổ ở vạch đích. Tối đó bà lên giường với một cảm giác bơ vơ, lo sợ và tin chắc bà sẽ không bao giờ trở lại Boston. Bà phải làm gì?
Ban tổ chức giải Boston đã suy nghĩ rất nhiều các giải pháp để đền bù cho ba người đàn bà đến từ thành phố Kansas chạy về gần đến đích, những người với những giấc mơ gần như trong tầm tay, và bà Châu nằm trong số 3 phụ nữ này. Có đề nghị là để cho họ chạy nốt phần còn lại trên một đường chạy khác ở Kansas và có bạn bè gia đình vây quanh ủng hộ, và khi nhà báo muốn phỏng vấn một nhân vật trong nhóm ba người, người này liền nói: “Viết về Châu đi; cô ta có một câu chuyện tuyệt vời.”
Trước tiên hãy kể về mảnh đạn. Nó không gây rắc rối thường xuyên, bà Châu kể, tuy nhiên ông Michael chồng bà thỉnh thoảng thấy bà trong cơn đau khủng khiếp khi miểng bom từ bên trong chân của bà cọ sát lên trên da thịt. Tai họa xảy ra năm bà 13 tuổi và bà phải nhập viện nhiều tuần lễ.
Bà ta có thể cảm nhận nó khi chạy, nhưng bà cứ vờ nó đi, cũng như bà làm ngơ khi bị lên cơn dị ứng ở giải đua đầu tiên, giải 5K, cách đây 25 năm, lần đó người ta phải dùng bình dưỡng khí để cứu bà.
“Vừa về đến nhà tôi nói với chồng: ‘Anh à, em muốn chạy 10km, em muốn chạy bán marathon.’ Chồng tôi bảo: ‘Châu, em đang nói gì? Em suýt mất mạng.’ Ba tháng sau, tôi chạy cái bán marathon đầu tiên của mình.”
Chồng bà đã giới thiệu bà đến với môn thể thao này. Lúc đó bà làm chủ một doanh nghiệp nhỏ, làm việc từ 15 đến 17 tiếng mỗi ngày. “Công việc rất nhiều stress, tôi cần phải làm cái gì đó để xã stress.” Bà kể lại.
Giờ thì bà đã qua mặt ông Michael 70 tuổi. “Cô ta chạy nhanh hơn tôi nhiều, và cô ta cũng làm việc chăm chỉ hơn tôi,” ông nói. “Tôi phải chấp nhận là tôi không thể chạy theo cô ta nữa rồi.”
Cho đến thời điểm này (2013) bà đã chạy 25 cái marathon, và cả hai vợ chồng tham gia các giải đua khắp thế giới, trong đó có giải đua Vạn Lý Trường Thành. Mới đây, họ viếng thăm Cam Bốt và khi xe du lịch chạy cách biên giới Việt Nam còn vài dặm; bà hỏi bà có được phép rời khỏi nhóm và chạy vượt biên giới để trở về quê hương.
“Họ nói không,” bà kể lại và phá lên cười.
Bà nảy ra ý tưởng táo bạo sau khi nhóm Garmin Marathon đồng ý với việc mô phỏng lúc về đích ở giải Boston. Nếu bà cảm thấy thư thái, bà muốn chạy hết cự ly 26.2 dặm.
“Tôi nói với chồng tôi,” bà kể lại. “Ông ấy nghĩ là tôi điên.”
Đến tối thứ Ba, lựa chọn đó bị loại.
Bà Châu gọi điện cho HLV Valdez cách đây vài năm và nhờ ông ta giúp bà lấy lại tốc độ để đạt chuẩn Boston. Bà chưa bao giờ thuộc loại đặc biệt chạy nhanh. Hơn nữa bà phải đạt chuẩn của những người phụ nữ trẻ hơn bà 4 tuổi. Lý do là bà sinh năm 1946, bốn tháng sau khi bố của bà qua đời trong chiến tranh chống Pháp, bà kể lại là bà không có giấy khai sinh cho đến khi mẹ bà đi đăng ký. Trên giấy khai sinh ghi ngày đăng ký, chứ không phải ngày bà ra đời, vì thế bà Châu tuổi thật là 67, nhưng chính thức trên giấy tờ là 63.
Vào ngày thứ Hai hôm đó, bà hớn hở khi thấy tấm bảng trên đường đua ghi là bà chỉ còn 1 mile nữa. Nhưng không lâu sau đó bà nhập vào dòng người bế tắc và hỗn loạn. Khi mọi việc rõ ràng, bà không thể chấp nhận sự thật.
“Tôi trở nên ích kỷ, nghĩ rằng ‘Đây là giấc mơ của tôi. Hãy để tôi đi,” bà nói. “Rồi tôi nghe có người chết và tôi bật khóc. Tôi nhận ra rằng: ‘Mình không hoàn thành cuộc đua. Thì sao?”
Người ta cho bà mượn điện thoại để gọi chồng và cô con gái tên là Trần Thy. Gọi điện không được nhưng nhắn tin thì được. Trong lúc chờ đợi bà gặp môt thanh niên trong đám khán giả, cậu này là người Việt Nam đang theo học bác sĩ ở Boston. Cậu ta hứa sẽ ở với bà cho đến khi người nhà đến và còn bắt bà phải mặc chiếc áo len có mũ choàng thay vì bộ đồ chạy bộ mỏng manh vì chắc chắn nó không đủ ấm cho một người đàn bà cân nặng 100 pounds (45 kg) đang kiệt sức và không di động.
Phải đến 2 giờ sau gia đình của bà mới có mặt, và cậu thanh niên vẫn còn bên cạnh bà vào thời điểm đó. Mối lo lắng của bà về vụ nổ gia tăng khi những chiếc máy bay trực thăng gầm rú trên trời.
“Nó làm tôi hồi tưởng đến ký ức từ chiến tranh,” bà nói.
Quá đau đớn, bà nói là bà sẽ không bao giờ quay lại Boston, nhưng với sự động viên của gia đình, bà đã thay đổi ý định.
“Tôi sẽ không để những tên muốn hại người ngăn cản tôi chạy bộ,” bà nói. “Không có nơi nào là an toàn cả. Chúng ta chỉ cần cẩn thận, và dòng đời mãi trôi.”
HLV của bà đồng ý, và ông cũng không chấp nhận giả thuyết là trận tấn công hôm thứ Hai sẽ làm hỏng môn thể thao thu hút từ trẻ đến già.
“Bạn thường đặt ngang chạy bộ với những điều thanh bình bởi vì tính cách trầm lắng của nó,” HLV Valdez nói, “vì vậy khi người ta lấy nó đi từ chúng ta sẽ khiến chúng ta càng kiên quyết giành lại.”
Huân chương hoàn tất giải đua Boston sẽ đến nơi kịp lúc họ chạy mô phỏng. Đành rằng không có gì có thể chữa lành vết thương hay mang trở lại cậu bé Martin Richard 8 tuổi (khán giả trẻ tuổi nhất bị chết vì vụ nổ bom hôm đó). Nhưng đó là những gì mà họ có thể làm để chống chọi lại sự điên rồ, và như thế là quá đủ.
Xem thêm: Giải chạy Boston Marathon
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Chuyện cần phải kết thúc: hoàn thành Boston Marathon sa… […]
[…] Chuyện cần phải kết thúc: Người phụ nữ ho&agra… […]