Nhịp Tim Và Những Điều Liên Quan Đến Chạy Bộ

Nhịp tim (hay tần số tim) là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim của mỗi chúng ta không giống nhau. Ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn và không bị căng thẳng tâm lý, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60-80 lần/phút. Khi vận động thể lực (đi bộ, hoặc tập thể dục, thể thao), nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên, đòi hỏi tim phải đập nhanh hơn để có thể cấp đủ máu và oxy đi nuôi các cơ quan. Quả tim là một cỗ máy tuyệt vời, với nhiều cơ chế điều chỉnh để thích nghi với mọi trạng thái hoạt động của con người, nghỉ khi cần nghỉ, và bung sức với công suất tối đa khi cần thiết.

Cách đo nhịp tim

Có nhiều cách đo nhịp tim. Đơn giản nhất là đặt hai ngón tay lên cổ tay bên đối diện và đếm mạch. Số mạch đập trong một phút chính là nhịp tim của bạn. Bạn có thể dùng máy đo huyết áp điện tử để theo dõi nhịp tim. Nhiều phần mềm trên máy điện thoại di động (như Instant Heart Rate) cũng đo nhịp tim khá chính xác.

Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn là tần số tim tối thiểu, nhịp tim ở trạng thái gắng sức tối đa là tần số tim tối đa. Cả hai con số này đều không phải bất biến. Nó thay đổi theo tuổi, điều kiện thời tiết, và mức độ khoẻ mạnh thể chất của bạn. Nếu hiệu số giữa hai con số này càng lớn nghĩa là khả năng gắng sức của bạn càng tốt.

Nhịp tim khi nghỉ dưới 60 lần/phút không nhất thiết là một biểu hiện bệnh lý. Một số loại thuốc y khoa có thể làm chậm nhịp tim. Ngoài ra, nếu bạn tập luyện thể thao đều đặn, nhịp tim của bạn sẽ thấp hơn bình thường. Quả tim của bạn đã có sự thích nghi sinh lý với cường độ vận động cao, nó trở nên “khoẻ” hơn, giãn to ra để đáp ứng với gắng sức thể lực. Nhờ khả năng bơm máu hiệu quả hơn mà tim không cần đập nhanh như bình thường mà vẫn đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể.  Ở một số vận động viên chuyên nghiệp, tần số tim có thể xuống thấp tới mức 40 lần/phút.

Ngược lại, nếu quả tim của bạn yếu đi (suy tim), nó cần làm việc tích cực hơn để đảm bảo cung cấp đủ máu cho cơ thể. Bệnh nhân suy tim thường có tần số tim vượt quá 90 lần/phút. Nếu nhịp tim của bạn thường xuyên vượt quá con số này, không hẳn là bạn bị suy tim, nhưng tim của bạn không khoẻ lắm đâu, hãy đến khám bác sỹ.

Quay lại với nhịp tim chậm. Bạn là người tập chạy đường dài và bạn nhận thấy nhịp tim lúc nghỉ của mình thấp hơn giới hạn 60 lần/phút. Điều đó có đáng lo ngại không? Mặc dù nhịp tim quá chậm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu nhịp tim của bạn vượt quá 40 lần/phút và bạn hoàn toàn không có triệu chứng gì của nhịp tim chậm.

Các triệu chứng (biểu hiện) đáng ngại của nhịp tim chậm mà dân chạy bộ cần để ý bao gồm:

–       Mệt, thỉu

–       Choáng ngất

–       Hoa mắt chóng mặt

–       Giảm khả năng gắng sức

–       Nhịp tim chậm xuất hiện kèm theo đau ngực, khó thở

Nếu bạn có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám bác sỹ ngay lập tức.

Nếu bạn chưa biểu hiện những triệu chứng đáng ngại, nhưng muốn thực sự yên tâm về tình trạng sức khoẻ của mình, bạn cũng có thể đi khám. Thầy thuốc sẽ tiến hành những thăm dò như điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, xét nghiệm máu,… Đó là những thăm dò rất chuyên sâu, không phải ai nhịp chậm cũng cần phải làm mọi xét nghiệm đó. Nhưng nếu kết luận của thầy thuốc là bình thường thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Khi nghỉ nhịp tim của bạn là 46, nhưng chỉ sau 10 phút chạy bộ nhịp tim tăng lên 120 (và có thể tăng cao hơn nữa), bạn lại không xuất hiện những biểu hiện đáng ngại như mệt mỏi, choáng, hoa mắt, ngất,… thì xin chúc mừng bạn, quả tim của bạn thực sự khoẻ mạnh – khỏe mạnh hơn mức trung bình của cộng đồng.

Và đó là một phần thưởng xứng đáng cho những giờ miệt mài luyện tập chạy bộ đúng cách của bạn.

 

 

 

About the Author Mr Marathoner

  • […] Nhịp Tim Và Những Điều Liên Quan Đến Chạy Bộ […]

  • […] có thể ngạc nhiên vì nhịp tim của mình xuống rất thấp. Nhưng đó không phải tình trạng bệnh lý. Nhịp tim […]

  • BMP says:

    […] Nhịp tim và chạy bộ  […]

  • Cool Down says:

    […] tần số tim và nhịp thở một cách từ […]

  • Drafting says:

    […] 1-2% sức cản khi chạy ngược chiều gió. Hiệu quả này tương đương giảm tần số tim khoảng vài nhịp mỗi phút; hoặc giảm khoảng 1 phút cho mỗi giờ thi đấu. Nếu […]

  • […] khoảng xác định bởi mức giới hạn trên và giới hạn dưới nhất định của tần số tim, tương ứng với một mức cường độ nhất định nào […]

  • […] bảo rằng bạn đã sử dụng thiết bị đo nhịp tim đáng tin […]

  • […] bao công nghệ tân tiến và xịn xò như đo nhịp tim, lực va đập với nền đường, công suất […]

  • >
    9 Shares