Trong khi hầu hết các nội dung điền kinh diễn ra ở Tokyo, thì marathon (và đi bộ nhanh 50km) lại được tổ chức ở địa điểm cách Tokyo gần 800 km về phía Bắc để tránh cái nóng mùa hè khắc nghiệt.
Dù nhiệt độ ngày hè ở Sapporo thường thấp hơn Tokyo khoảng 2-3 độ, nhưng dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ ngày đua sẽ vẫn ở khoảng 30ºC. Cộng thêm nhiều đoạn leo dốc, đường chạy ở Sapporo không thể nói là “fast course”. Đây là yếu tố mà các chân chạy cần dự tính, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật thi đấu.
Các VĐV nam sẽ có lợi thế hơn những đồng nghiệp nữ đôi chút, vì bên cạnh việc được thi đấu sau, tiết trời sáng Chủ nhật cũng dễ chịu hơn sáng thứ Bảy. Trời sẽ mát hơn khoảng 3-4 độ C, nhưng độ ẩm thì cao hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà kỳ tuyển chọn đội tuyển Olympic marathon Mỹ lại được tổ chức ở Atlanta, với cung đường chạy lòng vòng qua nhiều ngọn đồi. Họ không chỉ muốn chọn người nhanh nhất, mà cần người nhanh nhất trong điều kiện chạy không tối ưu.
Ở kỳ Olympic Rio và London trước đây, các VĐV chạy nhiều loop khoảng 7-10 km. Với những giải đấu tại Thế vận hội, chạy theo loop là khả thi do số lượng VĐV không quá đông, tốc độ gần tương đương nhau, vì thế sẽ không có hiện tượng bắt vòng và chen lấn. Chạy theo loop giúp Ban tổ chức tiết kiệm đáng kể nguồn lực. Tuy nhiên, tại Olympic Tokyo lần này, chính quyền thành phố Sapporo muốn đường chạy marathon được thiết kế để có thể sử dụng được cho các sự kiện thi đấu trong tương lai. Vì thế, đường chạy sẽ gồm đoạn 21 km (về sau có thể dùng để tổ chức giải Half marathon), cộng thêm 2 vòng 10 km.
Cuộc đua sẽ khởi đầu với 2 vòng lặp quanh công viên Oodori, tổng cộng khoảng 4 km khá bằng phẳng cho đến khi tới một cây cầu, nơi các VĐV phải leo lên cao khoảng 50 mét trên quãng đường 3 km. Nhìn địa hình, cây cầu này tạo cảm giác đoàn đua sẽ phải vượt qua một trái núi.
Sau đó, đoàn đua sẽ ngược lên phía Bắc, địa hình chủ yếu thoai thoải đổ dốc, độ cao hạ tổng cộng khoảng 40 mét. Thêm vào đó, sẽ có những đợt gió mạnh thổi từ hướng Đông Nam trợ lực cho các VĐV. Katharina Steinruck, nữ VĐV người Đức về thứ 4 trong lần chạy thử đường đua, nói rằng đoạn đổ dốc này tưởng chừng như có thể “bay” được. Chân chạy người Kenya Hillary Kipkoech, người về nhất cuộc chạy thử, đạt PR cự ly HM với thành tích 1:00:46. Kipkoech tỏ ra hài lòng với độ rộng và các khúc cua mềm mại trên đoạn đường này. Đoạn đổ dốc này kéo dài khoảng 10 km, từ km số 8 đến km số 18. Ở chặng này đường đua rất thoáng đãng, nhưng đây sẽ là thời điểm mặt trời lên.
Sau đó, các VĐV quay về khu trung tâm Sapporo và bắt đầu chạy 3 vòng lặp có độ dài mỗi vòng khoảng 8km, bắt đầu từ tháp truyền hình Sapporo, xuyên qua Đại học Hokkaido. Chặng ngang qua đại học Hokkaido tiềm ẩn nhiều thách thức nhất, khi có đến 8 chỗ ngoặt 90 độ chỉ trong vòng 1,5 km. Đường chạy cũng hẹp hơn và đôi chỗ ngược gió. Đoạn này đoàn đua cũng sẽ phải leo dốc đôi chút, độ cao tăng khoảng 15 mét trên quãng đường chỉ hơn 1 cây số.
Đây có thể sẽ là thời điểm mà một số VĐV bắt đầu bứt phá để thăm dò đối thủ. Những khúc cua sẽ cho họ cơ hội ngoái đầu lại đánh giá nhóm bám đuổi.
Tuy nhiên, khi lần đầu tiên ra khỏi đoạn chạy xuyên đại học Hokkaido, các VĐV mới chỉ vượt qua một nửa cự ly marathon. Các VĐV sẽ hướng trở về phía công viên Odori nơi họ xuất phát. Trên đoạn đường này, các VĐV sẽ chạy giữa hai hàng cây xanh mướt nhưng trống vắng, không bóng cổ động viên. Đến khoảng 22-24 km, đoàn đua có thể bắt đầu tách tốp. Nhóm dẫn đầu 20-30 VĐV chắc hẳn vẫn chưa bung sức hoàn toàn, kiên nhẫn rình rập cho tới 10 km cuối cùng. Các VĐV quay lại tháp truyền hình Sapporo và bắt đầu vòng lặp.
Khoảng 2 km cuối cùng đường hơi leo dốc và hẹp. Nếu có màn đua tranh tốc độ nào diễn ra ở quãng đường này thì hẳn là sẽ vô cùng hấp dẫn.
Lưu ý rằng ngoại trừ cung chạy qua đại học Hokkaido và công viên Odori (mà đoàn đua sẽ chạy 3 lần), đường chạy marathon gần như không có bóng cây.
Chúng ta sẽ có một dàn siêu sao tề tựu tại vạch xuất phát vào 5h sáng thứ Bảy (đội nữ) và 5h sáng Chủ nhật (đội nam), bao gồm cả những người nắm giữ kỉ lục thế giới và rất nhiều nhà vô địch các giải Major. Nhưng Olympic marathon khác hẳn tất cả những giải marathon lớn khác. 4 năm mới được tổ chức một lần, không có người dẫn tốc, không phải vào mùa xuân hay mùa thu đông, tiết trời không lý tưởng. Và đặc biệt lần này – sẽ không có khán giả cổ vũ. Ở Olympic, chạy nhanh là chưa đủ, các VĐV phải cực kỳ tập trung và có chiến thuật phân phối sức hợp lý – để sống sót trong tốp đầu tới chặng bứt phá cuối cùng.
Chẳng thể nói trước điều gì ở một cuộc đua marathon, nhất là marathon ở Thế vận hội. Có ai nghĩ rằng Stephen Kiprotich của Uganda lại đánh bại chân chạy số 1 thời điểm đó là Wilson Kipsang để giành huy chương Vàng ở London 2012? Nhưng nhiều khả năng Chủ nhật tới đây, nhà vua Eliud Kipchoge sẽ tiếp tục đội mũ trắng che đầu, như anh đã làm ở Rio 2016, và khi anh bỏ mũ ra, thường là từ sau km số 30, tất cả đều hiểu rằng, đó là thời điểm cuộc đua thật sự bắt đầu – “The game is on!!!”
Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25
Nhà vô địch Boston Chicago Cherono phút chót bị cấm thi giải VĐTG Oregon vì dính doping
Tracklog Olympic có HR “nghẹt thở” đưa Molly Seidel vào ngôi đền huyền thoại Strava
Sifan Hassan: Từ cô bé tị nạn đến nhà vô địch Olympic xuất chúng (Phần 2)
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] mặt các ứng viên của đường chạy marathon nữ Đường chạy marathon ở Olympic Tokyo 2020 Giãn cách không chạy được, nhà vô địch VMM Quang Trần treo giày vẽ tranh […]
[…] ngôi vương? Điểm mặt các ứng viên của đường chạy marathon nữ Đường chạy marathon ở Olympic Tokyo 2020 Giãn cách không chạy được, nhà vô địch VMM Quang Trần treo giày vẽ tranh […]
[…] ngôi vương? Điểm mặt các ứng viên của đường chạy marathon nữ Đường chạy marathon ở Olympic Tokyo 2020 Giãn cách không chạy được, nhà vô địch VMM Quang Trần treo giày vẽ tranh […]