Thuật ngữ chạy bộ

Từ điển thuật ngữ chạy bộ online của Chạy 365

Mình cũng có thời mới làm quen môn chạy bộ, và quả thực cũng phải tìm hiểu rất nhiều sách báo để có thể hiểu được các pro đang nói về cái gì. ( ngay cả hiện tại cũng vẫn bị chóng mặt ). Vậy xin mượn bài viết này để tập trung những thuật ngữ hay gặp trong chạy bộ, mình đã tổng hợp lại đây một số từ hay dùng, thấy hữu ích mọi người nhấn nút share nhé.

A:

Achilles tendon: Gân Asin. Gân lớn nhất cơ thể, nằm phía sau cẳng chân, nối từ bắp chân đến gót chân.

Achilles tendonitis: Viêm gân Asin.

Aeronic: Hiếu khí (có oxy). Tình trạng chuyển hoá khi cơ thể còn có thể hấp thu đủ oxy đáp ứng cho nhu cầu vận động.

Aerobic run: Chạy vừa sức.

Anaerobic: Yếm khí (thiếu oxy). Tình trạng chuyển hoá khi hệ hô hấp và tuần hoàn không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của mô và cơ. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic trong cơ.

Anaerobic threshold: Ngưỡng vận động mà cơ thể sinh ra axit lactic.

Anaerobic run: Chạy gắng sức.

Chuyển hoá hiếu khí và chuyển hoá yếm khí

B:

Bib: Số báo danh. Số báo danh của các vận động viên tham gia chạy giải.

Blister: Phồng rộp. Thường chỉ tình trạng phồng, rộp ngón chân, bàn chân khi chạy đường trường.

Một buổi chạy dài cuối tuần của Chay365 và các runner chinh phục mục tiêu Sub 3h-3h30. Ảnh: Triệt Việt Linh

Liệu có ổn không nếu bạn chạy bằng bib của người khác?

C:

Carbohydrates (carbs): Nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể khi vận động.

Chafing: Trầy xước. Hiện tượng da bị trầy xước do cọ sát (với quần áo, dụng cụ như túi nước,…) trong quá trình chạy. Thường xuất hiện khi chạy trong thời gian dài.

Chip time: Thời gian tính bằng chip.

Cool-down: Chạy chậm dần trước khi dừng lại. Quá trình này giúp nhịp tim giảm từ từ, tránh cơ thể chuyển đột ngột từ trạng thái vận động mạnh sang trạng thái nghỉ ngơi.

Cross training: Tập bổ trợ. Các hoạt động như bơi, đạp xe, bổ trợ cho môn chạy bộ, giúp cải thiện thể lực và giảm nguy cơ chấn thương.

Cushioning: Giày giảm chấn. Thường là loại đế dày, giảm tối đa áp lực của cơ thể dồn lên gót chân và lòng bàn chân khi chạy.

Bài tập bổ trợ cho chạy bộ

D:

DNF (Did not finish): Không hoàn thành mục tiêu đề ra. Bỏ cuộc.

DNS (Did not start): Không xuất phát (vì nhiều lý do: bỏ cuộc, chấn thương, bận không tham dự được…)

DQ (Disqualified): Bị loại, kết quả không được công nhận. Chú ý: DQ có thể hiểu theo 1 trong 2 nghĩa: gian lận (cố tình dùng doping, chạy tắt, dùng bib của người khác…) hoặc phạm qui (vô tình chạy lạc đường không theo chỉ dẫn…).

E:

Easy run: Chạy nhẹ nhàng. Khi chạy có thể chuyện trò, nói được cả câu.

Endorphins: Các hoạt chất được não tiết ra khi chạy bộ, khiến người chạy có cảm giác hưng phấn.

Endurance: Sức bền. Thể hiện khả năng một vận động viên có thể chạy liên tục không nghỉ trong thời gian bao lâu.

 

F:

Fartlek: Chạy tuỳ hứng. Bài tập chạy nhanh kết hợp chạy chậm, tuỳ sức, tuỳ hứng.

Forefoot: Phần mũi chân. Gồm 5 xương bàn chân và 14 xương đốt ngón chân.

Forefoot running: Kỹ thuật chạy tiếp đất bằng phần mũi chân.

 

G:

Glucose: Đường đơn. Phản ứng phân huỷ đường đơn sẽ sản sinh ra năng lượng cho cơ thể.

Glycogen: Một dạng dự trữ carbohydrate. Glycogen có nhiều trong gan và cơ. Khi vận động nặng, glycogen được chuyển hoá thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

 

H:

Half marathon (HM): Bán marathon. Chiều dài 21,1 km, hay 13,1 dặm.

HR: Heart rate. Tần số tim. Tính bằng bpm.

Nhịp Tim Và Những Điều Liên Quan Đến Chạy Bộ

Hit the wall: Tình trạng “đụng tường”, cơ thể cạn kiệt sức lực khi chạy bộ, thông thường “hit the wall” xảy ra khi runner chạy được đến khoảng 30-35km trong cuộc chạy marathon.

I:

Iliotibial band: Dây chằng chậu chày. Dây chằng dọc phía ngoài đùi, nối từ hông đến khớp gối, giúp gập và xoay gối.

Iliotibial band syndrome (ITBS): Hội chứng dây chằng chậu chày. Tình trạng dây chằng chậu chày bị viêm do vận động quá nặng hoặc kỹ thuật chạy chưa tốt.

Interval training (workout): Chạy biến tốc. Bài tập chạy xen kẽ chạy nhanh với chạy chậm (hoặc đi bộ), nhằm mục đích cải thiện tốc độ của vận động viên.

 

J:

Jogging: Chạy chậm.

 

K:

KCal: Đơn vị năng lượng, một ngày một người trung bình tiêu thụ khoảng 2000 KCal

L:

Lactate / Lactic acid: Axit lactic. Sản phẩm chuyển hoá glucose trong điều kiện thiếu oxy.

Lactate threshold: Ngưỡng lactate. Tương tự anaerobic threshold.

Lactate threshold run: Chạy ở tốc độ cơ thể bắt đầu sinh ra acid lactic. Tương tự tempo run.

Long run / Long slow distance run (LSD): Chạy dài. Bài tập chạy cơ bản khi tập các cự ly đường trường, giúp vận động viên tăng sức bền và rèn luyện tâm lý.

 

M:

Marathon / Full marathon (FM): Chiều dài 42,195 km, hay 26,2 dặm.

 

N:

Negative splits: Chạy nửa sau quãng đường nhanh hơn nửa đầu.

 

O:

Overpronation: Tư thế bàn chân ngả vào trong.

 

P:

Pace: Tốc độ chạy. Thường tính bằng số phút cần có để hoàn thành 1km/1 dặm.

Personal record (PR) hay Personal best (PB): Thành tích cá nhân tốt nhất của một vận động viên.

Plantar fascia: Phần mô ở lòng bàn chân, nối từ gót chân đến ngón chân.

Plantar fascitis (PF): Viêm mô lòng bàn chân. Thường do kỹ thuật chạy (tiếp gót), viêm gân Asin, hoặc do cường độ vận động quá nhiều.

Positive splits: Chạy nửa sau quãng đường chậm hơn nửa đầu.

Q:

Quads/ quadriceps: Cơ tứ đầu đùi.

 

R:

Recovery run: Chạy phục hồi. Bài tập chạy nhẹ sau khi chạy dài / chạy nhanh.

RICE: Rest, Ice, Compression, Elevation. 4 kỹ thuật chủ yếu giúp hồi phục chấn thương.

Rest: Nghỉ ngơi.

Ice: Chườm đá.

Compression: Băng ép, mặc đồ bó sát. Giúp chia tách và ép chặt các khối cơ đùi, giúp hồi phục chấn thương nhanh hơn.

Elevation: Gác cao chân. Giúp máu tĩnh mạch về tim dễ hơn, giảm sưng, phù nề.

 

S:

Shin splints: Tình trạng sưng, đau cơ mặt trước cẳng chân.

Splits: Thời gian để hoàn thành một khoảng cách cụ thể nào đó (200m, 400m, 800m, 1km, 1mile, 5K…)

Stamina: Thể lực. Phản ánh khả năng vận động viên có thể tiếp tục chạy với một tốc độ nhất định, kết hợp cả tốc độ và sức bền.

Stride: Sải chân / bước chân.

Stride per minute: Số sải chân trong một phút.

Nhận Biết Và Xử Trí Đau Xương Cẳng Chân (Shin Splints)

T:

Talk test: Bài kiểm tra đơn giản vừa chạy bộ vừa nói chuyện/hát để xem bạn đang chạy ở tốc độ chậm hay gắng sức.

Taper: Giai đoạn dưỡng sức. Quá trình dưỡng sức trước khi thi chạy, thường kéo dài 3-4 tuần trước khi chạy marathon, hoặc 2-3 tuần trước khi chạy bán marathon.

Tempo run: Chạy tốc độ. Tương tự lactate run. Khi chạy tốc độ, cơ thể sẽ giải phóng axit lactic và các ion vào cơ, dẫn đến mỏi cơ. Bài tập chạy tốc độ giúp cải thiện ngưỡng lactate, lâu dần giúp cơ khó bị mỏi hơn. Khi chạy tốc độ, vận động viên thường chỉ nói được vài từ, không nói được cả câu.

Ten percent rule: Luật 10%. Mỗi tuần chỉ tăng quãng đường chạy không quá 10%.

Track: Đường chạy trong sân vận động.

Trail running: Chạy off-road, không phải trên đường nhựa.

 

U:

Ultra/ Ultramarathon: Cự ly chạy dài hơn cự ly marathon.

Underpronation: Tư thế bàn chân ngả ra ngoài.

 

V:

VO2 max: Lượng oxy tối đa một người có thể hấp thụ trong một phút khi luyện tập. VO2 max phụ thuộc yếu tố di truyền, tuổi, giới, thể trạng, quá trình luyện tập. Vận động viên có VO2 max cao sẽ chạy nhanh hơn vì quả tim có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.

 

W:

Warm-up: Chạy khởi động. Quá trình chạy khởi động thường kéo dài 10-15 phút, giúp tăng dần nhịp tim và nhịp thở, cũng như tăng dần lượng máu đến cơ, chuẩn bị cho những hoạt động thể lực mạnh hơn.

About the Author chay365

follow me on:
  • […] Thuật ngữ chạy bộ […]

  • […] Thuật ngữ chạy bộ […]

  • […] bạn nên thở chậm và sâu để giúp phổi trao đổi khí (và oxy) tối đa. Làm thử nghiệm đối thoại, nếu bạn vẫn có khả năng nói cả câu khi chạy, tốc độ của bạn đang ở […]

  • >
    108 Shares