Là một phụ nữ Việt Nam ở tuổi 51 với công việc toàn thời gian và phải bỏ thêm thời gian chăm lo cho con cháu mà có thời giờ để luyện tập thể dục thể thao, cụ thể là môn chạy bộ — một bộ môn đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực — đã là khó rồi, nhưng chạy đều, nhanh và đạt thành tích chạy marathon dưới 3 giờ 30 phút lại càng khó khăn hơn. Mới đây, một người phụ nữ Việt Nam, chị Lyanne Callahan (tên Việt Nam là Nguyệt) cư trú ở Fresno, tiểu bang California đã làm được điều này ở giải đua Santa Rosa marathon ngày 29 tháng 8, 2021. Với thành tích 3:28:49, chị Nguyệt đạt chuẩn BQ hơn 26 phút và cầm chắc chiếc vé cho Boston Marathon 2022.
Boston Marathon 2022 sẽ mở cổng đăng ký vào cuối năm 2021
Dick Hoyt “ông bố siêu nhân” chạy cùng con trên xe lăn, biểu tượng Boston Marathon qua đời
Chay365 đã có một cuộc phỏng vấn nhanh để chúng ta tìm hiểu thêm về người phụ nữ 51 tuổi chạy nhanh như gió này
Bruce Vu (BV): Chào Lyanne, trước tiên chúng tôi xin chúc mừng chị đã có một cuộc thi marathon thành công ở Santa Rosa. Được biết là chị đã luyện tập chăm chỉ cho cuộc đua này với nguyện vọng đạt chuẩn Boston, chị đã BQ với một lớp đệm khá dày. Chị cảm thấy thế nào?
Lyanne Callahan (LC): Tôi cảm thấy rất khỏe. Tôi không thể tin là cơ thể của mình chịu đựng tốt như vậy, trước giải đấu tôi đã không có tập luyện đầy đủ mileage cho nên tôi hơi có chút lo lắng. May mắn cho tôi là huấn luyện viên của tôi đã chạy kèm theo và khuyến khích là tôi làm được điều này. Vào ngày đua tôi quyết định chạy theo nhóm pacer 3:35 nhưng rồi nhận ra rằng họ quá chậm đối với tôi do đó tôi quyết định bám theo mục tiệu 3:30. Tôi cảm thấy tự tin rằng mình có thể sớm hoàn thành mục tiêu 3:20 với tất cả những nỗ lực mà tôi đã bỏ ra, tôi phải lắng nghe cơ thể mình. Tôi đã học được điều đó qua hành trình chạy marathon.
BV: Đại diện cho ban biên tập Chay365, tôi xin cám ơn chị nhận lời mời nói chuyện với chúng tôi. Tôi chắc chắn là những gì chị sắp chia sẻ không những tạo niềm cảm hứng trong cộng đồng chạy bộ nhưng cũng giúp cho cộng đồng học hỏi thêm về chế độ luyện tập của chị và rút ra bài học cho riêng họ nếu có thể được. Chị có thể nói đôi nét về bản thân? Tên Việt Nam của chị là gì? Sinh ra ở đâu? Đến Mỹ năm nào? Chị có học đại học bên Mỹ không và hiện tại chị đang làm nghề gì? Chị cũng có thể chia sẻ chút đỉnh về gia đình.
LC: Tên Việt Nam của tôi là Lý Thu Nguyệt, sinh ra ở Rạch Giá. Tôi qua Mỹ định cư từ ngày 1 tháng 2 năm 1981. Gia đình tôi vượt biên bằng ghe đi từ Cà Mau, ba tôi là tài công trong chuyến đi đó, bao gồm 55 thuyền nhân. Tôi có bằng đại học trung cấp 2 năm, ngành kinh doanh. Hiện tại tôi làm trong phòng nhân sự, phụ trách tuyển mộ nhân viên. Tôi có 4 đứa con, một trai 31 tuổi, gái 28 tuổi và cặp sinh đôi trai-gái 21 tuổi, và tôi cũng có mới một cháu gái đầu tiên.
BV: Chị bắt đầu chạy bộ năm nào, động lực nào đưa chị đến bộ môn này?
LC: Tôi bắt đầu ở giải đua Memorial Day 5K, chạy với mấy đứa em gái ở Dana Point nhân dịp đoàn tụ gia đình năm 2015, đó là lần đầu tiên tôi tham gia một giải đua chính thức. Tôi nhớ mình đã hỏi mấy đứa em tại sao phải đóng tiền để chạy, lấy được cái gì khi chạy xong. Tụi nó nói với tôi là được cái áo thun và cái huy chương chứng minh mình hoàn thành cuộc đua. Rồi tôi hỏi vậy thì mình được cái gì nếu về nhất, tụi nó nói không biết vì có bao giờ được hạng đâu mà biết. Ở giải đua 5K đầu tiên đó tôi về hạng 3 trong nhóm tuổi với thời gian 24:39 trong khi hoàn toàn không có luyện tập.
BV: Tôi được biết, qua trang Strava mà chị thường chia sẻ, là chồng chị vừa qua đời không được bao lâu. Xin chia buồn cùng chị. Trong những buổi luyện tập chị thường hay nhắc đến anh ấy với hashtag “Love David“. Chị có thể chia sẻ về điều này nếu có thể được.
Christmas in July 5K, Fresno, CA, 10 July 2021. Chị Nguyệt đã chạy giải này để mừng sinh nhật thứ 51 của mình, về hạng 3 chung cuộc với thời gian 21:27
LC: Vâng, chồng tôi mất vào tháng Giêng năm 2020 vào ngày thứ Hai, vì vậy thứ Hai luôn là ngày đau đớn đối với tôi. Tôi thường hay chạy và khóc, cứ mỗi khi thấy người nào có vóc dáng và nhân mạo giống chồng tôi từ xa xa là tôi cứ bám lấy hình ảnh đó cho đến khi thực tế ập đến. Giải đua tới mà tôi sắp tham gia là giải Two Cities Marathon sẽ diễn ra ở ngay thành phố tôi cư ngụ vào ngày 7 tháng 11, 2021, đó cũng là ngày sinh nhật thứ 60 của chồng tôi. Tôi sẽ chạy giải marathon này như một lời tri ân đến anh ấy.
Chạy bộ là tâm lý trị liệu của tôi, nó giúp tôi đối phó với trái tim bị tan vỡ của mình. Tôi sinh ra là một Phật tử và trở thành một tín đồ Cơ Đốc giáo vì mất chồng. Anh ấy đã mang tôi đến với Thiên Chúa. Giờ đây, hàng ngày tôi chạy về nhà với Chúa, tôi chạy cho vinh quang của Ngài và tôi cảm thấy rằng tôi mang lại cho Chúa niềm vui mỗi khi tôi chạy.
BV: Cám ơn chị đã chia sẻ những điều rất riêng tư. Bây giờ chúng ta hãy bàn về chế độ luyện tập của chị: trung bình một tuần chị chạy bao nhiêu miles, chị tập một mình hay có bạn đồng hành?
LC: Tôi chạy 50-60 miles một tuần. Có lúc tôi nâng lên trên 100 miles một tuần vào những khoảnh khắc đau buồn nhất. Tôi muốn chạy có bạn nhưng đôi khi điều kiện không cho phép cho nên tôi phải chạy một mình.
BV: Nhiều runner tin rằng dáng chạy và kỹ thuật hít thở rất quan trọng khi chạy. Chị nghĩ sao về điều này?
LC: Tôi đồng ý, dáng chạy và kỹ thuật thở tốt có ảnh hưởng lớn đến thành tích chạy bộ.
BV: Chị có thể chia sẻ về chế độ dinh dưỡng khi tập luyện và thi đấu?
LC: Tôi đã đọc trên tạp chí “Runner’s World” là chúng ta nên tăng lượng tinh bột trước các bài chạy dài và ngày thi đấu. Về chế độ dinh dưỡng, tôi tránh đồ chiên rán, tôi theo chế độ ít muối và ít đường. Ngoài ra, tôi ăn bất cứ mọi thứ, không kiêng cữ gì hết!
BV: Chị có luyện tập chéo như đạp xe và bơi lội không?
LC: Tôi tập luyện chéo bao gồm cử tạ, đạp xe, bơi lội và đi bộ đường dài
BV: Rõ ràng chị chưa trổ hết tài năng của mình, chị có thể cho chúng tôi biết là dự định của chị là gì, mục tiêu kế tiếp chị muốn đạt được là gì?
LC: Tôi sẽ chạy giải đua Two Cities Marathon vào ngày 7 tháng 11 và mục tiêu thời gian của tôi cho cuộc đua đó là 3:15-3:20. Mục tiêu trong tương lai của tôi là chạy Boston và hy vọng là chạy đủ hết 6 giải major marathon trên thế giới.
BV: Chị có thể chia sẻ về giải thi đấu đầu tiên của mình?
LC: Sau 5k đầu tiên của tôi với mấy đứa em gái, tôi đứng thứ 3 trong nhóm tuổi của mình, đó là khi tôi bắt đầu chạy. Tôi bắt đầu cuộc đua địa phương 5k đến 10k và tôi duy trì ở pace 8:00 đến 8:30 một mile. Những người bạn chạy bộ liên tục giúp tôi cải thiện tốc độ. California International Marathon (CIM) 2018 là giải marathon đầu tiên của tôi. Tôi đã đụng tường trong giải đua đó vì trong thời gian luyện tập tôi bị dính chấn thương nẹp ống chân (shin splints) dẫn đến thiếu những bài chạy dài. Tôi đã chạy mất 4:08 trong giải marathon đầu tiên đó. Sau đó tôi đã mất 4 tháng để hồi phục hoàn toàn sau giải chạy marathon đầu tiên của mình.
Tỉ Lệ Đạt Chuẩn Boston Của Một Số Giải Chạy
Boston Marathon – Giải chạy trong mơ của giới chạy bộ
BV: Chị còn điều gì muốn chia sẻ với bạn đọc Chay365?
Một điều tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn chạy bộ là hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn, hãy gìn giữ và trân trọng nó!
BV: Lyanne đã gửi cho Chay365 giáo án chạy bộ của chị. Theo đánh giá của chúng tôi, đó là một chế độ luyện tập khá căng mà ít ai có thể theo đuổi nỗi, bởi vì có quá nhiều bài chạy tốc độ và thường xuyên chạy ở tốc độ marathon trong thời gian luyện tập. Chế độ này thích hợp với những người có tố chất hoặc thể lực tốt, riêng chị Nguyệt nhờ nâng tạ thường xuyên nên cơ thể của chị có thể chịu đựng các bài chạy tốc độ mà không lo lắng dính chấn thương. Với cảnh cáo đó, chúng tôi xin đăng lại toàn bộ bài chạy với mục tiêu marathon 3:30 (pace 8:01 min/mile) của chị Nguyệt dưới đây.
Lưu ý: bài tập này theo đơn vị Anh, M có nghĩa là mile (dặm), và pace được tính theo phút ở mỗi dặm, con số trong ngoặc đơn là tốc độ dặm trên giờ (miles per hour, MPH); có thêm thông số MPH bởi vì chị Nguyệt thường xuyên chạy trên máy treadmill trong thời gian luyện tập khi lịch làm việc bận rộn không cho phép chạy ngoài đường.
Coach Nestor training
Week One
Sun 14M@8:10 (7.4)
Mon 6M @8:03
Tue 7.5M@7:34
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thurs 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off
Week Two
Sun 16M@8:15 (7.4)
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:40 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thurs 8M@7:55 (7.6)
Fri 12M@8 (7.5)
Sat off
Week Three
Sun 18M@8:15 (7.4);8(7.5); 7:50(7.6)
Mon 5M@8:41 (6.9)easy
Tue 1.5M WU&CD; 25×200@6
Wed 8M@8:05
Thurs 15mins WU/CD 40x100mx25sec, 25sec recovery
Fri 10M@7:55 (7.6)
Sat off
Week Four
Sun
Mon 5M @8:41 (6.9)easy
Tues 6M 15m WU 20x400x1:35
Wed 7M @8:10 (7.4)
8/12 Thurs 7M Fartlek
8/13 Fri 12M @8 (7.5)…9miles
Sat 18-20M @8:10-7:45
Week Five
Sun 22M@8:10-7:40
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 8M@7:55 (7.6)
Wed 8M@8 or 16M
Thurs 8M@7:50
Fri 10M tempo @7:35
Sat off…
Week Six
Sun 16M@8:10-7:50
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 6M 15mWU10x800x3:20 15mCD
Wed 8M @7:55 (7.6)
Thu 15mWU25x200x45sec
Fri 12M@8:05 (7.5)
Sat off
Week Seven
Sun 18M@8:10-7:50
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 10M 15mWU8x1600@7:10 2MR
Wed 7M @7:40
Thu 6M 15mWU20x400@1:35
Fri 10M@7:55 (7.6)
Sat off…
Week Eight
Sun 20M @8:10-7:45
Mon 5M @8:41 (6.9)easy
Tue 15mWU 40×100@25 (6:40)
Wed 8M@7:50
Thu 15mWU 3×3200@14:30
Fri 12M@8:10
Sat off
Week Nine
22M@8:10-7:40
Mon 5M @8:41 (6.9)easy
Tue 6M 15mWU 25×200@45s
Wed 7M @7:40 (7.8)
Thu 2x5k@22:30
Fri 10M@7:45 (7.8)
Sat off.
Week Ten
Sun 16M@8:10-7:40
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 12M@7:45 (7.8)
Wed 12M @8:05 (7.4)
Thu 12M@7:40 (7.8)
Fri 12M@7:45 (7.8)
Sat off…5k @21:30 @6:56
Week Eleven
Sun 18M
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:45 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thu 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off…hike
Week Twelve
Sun 20M @8:10 (7.4)
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:45 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thu 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off
Week Thirteen
Sun 22M@8:10 (7.4)
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:45 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thu 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off…hike
Week Fourteen
Sun 16M@8:10 (7.4)
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:45 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thu 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off…hike
Week Fifteen
Sun 18M@8:10 (7.4)
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:45 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thu 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off
Week Sixteen
Sun 20M@8:10 (7.4)
Mon 6M @8:41 (6.9)easy
Tue 7M@7:45 (7.8)
Wed 7M @7:50 (7.7)
Thu 8M@7:55 (7.6)
Fri 10M@8 (7.5)
Sat off
Race week
Sun 12M easy
Mon 8M easy
Tue 8M easy
Wed 8M easy
Thu 8M easy
Fri 30 minutes jog
Sat 30 mins jog
Sunday race day
Bruce Vũ là khoa học gia với công việc nghiên cứu toàn thời gian ở trung tâm vũ trụ Hoa Kỳ (NASA Kennedy Space Center) và là giáo sư bán thời gian, phụ trách giảng dạy các môn kỹ thuật động lực học. Ngoài giờ làm việc hành chánh, Bruce dành phần lớn thời gian trên những cung đường chạy bộ vào sáng sớm trước khi đi làm và trong phòng gym sau giờ làm việc. Sở thích hiện tại của anh là nghiên cứu, dịch thuật, và sáng tác các bài viết có liên quan đến đề tài chạy bộ.
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.