Chúng ta là người yêu chạy bộ, cụ thể là chạy đường dài. Chính vì thế, buổi chạy đường dài giữ vai trò trung tâm, như mặt trời (còn những buổi chạy khác là những hành tinh quay xung quanh). Hoặc nói như huấn luyện viên nổi tiếng Bill Squares “The long run is what puts the tiger in the cat”.
So với các bài tập khác, buổi chạy đường dài có vẻ khá đơn giản – đặt chân này trước chân kia, lặp lại như vậy cho tới khi bạn hoàn thành quãng đường 30 km. Nhưng thực sự, để chạy đúng hoàn toàn không đơn giản.
Huấn luyện viên Jeff Galloway, từng chạy 10 km ở Olympic 1972, nêu quan điểm “Buổi chạy đường dài là bài tập quan trọng nhất của bạn. Tuy nhiên, nhiều người không tập đúng cách”.
Có nhiều câu hỏi liên quan đến bài tập chạy đường dài: Tại sao chạy? Chạy dài chừng nào? Chạy nhanh chừng nào? Tần suất các buổi chạy? Chúng ta hãy cùng trả lời các câu hỏi đó.
Mục lục
Bài tập này cải thiện độ bền, hay khả năng chạy đường dài, của bạn. Điều này có ích với người chạy 10 km cũng như người chạy marathon.
Xem thêm: Chạy chậm lại để nhanh hơn
Không có một công thức khoa học chính xác tuyệt đối. Chỉ có 2 quy luật chung:
1. Lưu ý đến thời gian chạy, hơn là quãng đường chạy
Thời gian chạy đường dài sẽ thay đổi, tuỳ theo tuổi và thể lực của vận động viên, cũng như cự ly mà anh ta sẽ thi đấu. Người tập chạy ultra marathon có thể chạy dài 3-4 giờ. Mục tiêu của bài tập chạy đường dài không phải là hoàn thành một quãng đường nhất định, mà là thời gian đôi chân bạn phải hoạt động.
2. Tối thiểu cần chạy 90-120 phút
Đây là thời gian chạy dài tối thiểu, tương đương khoảng 15-25 km, để cơ thể có thể duy trì được sức bền. Tuy nhiên, chỉ tăng dần thời gian chạy, không quá 15 phút mỗi lần. Nếu như bạn mới chạy được lâu nhất 30 phút, mỗi tuần bạn chỉ nên chạy dài thêm 5 phút. Mỗi lần tăng 5 phút là đủ để tạo ra sự khác biệt. Ngược lại, tập quá nhiều quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.
Bạn muốn chạy marathon trong 3:30, tương đương 8 phút cho 1 dặm, hay 5 phút cho 1 km. Bạn có nên tập chạy đường dài ở tốc độ đó không? Nghe có vẻ hợp lý đấy nhỉ?
Sai. “Chạy bộ không phải luôn hợp lý và logic”. Benji Durden, từng chạy marathon trong 2:09, giờ đây là huấn luyện viên cho các vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên, nêu ra một số lý do để chạy với tốc độ chậm, “easy run”.
Bạn nghĩ rằng chạy bộ đường dài ở tốc độ thi đấu chỉ là bài tập, nhưng với cơ thể bạn, đó là cuộc đua. Điều này có thể dẫn đến quá tải, mệt mỏi, hay chấn thương. Tập chạy đường dài tốc độ cao là sai lầm dẫn đến nhiều hậu quả nhất. Marian Sutton, người từng vô địch nhiều cuộc đua marathon, cũng nói “Chẳng có lý do gì để căng thẳng quá mức. Chạy ở tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái”.
Chạy dài và nhanh đi ngược lại mục đích của bài tập. Theo huấn luyện viên Sanderson “Chạy đường dài là để cải thiện sức bền. Hãy chạy chậm và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tần số tim khi nghỉ của mình giảm xuống thể nào, đồng nghĩa với tim bạn hoạt động hiệu quả hơn”.
Tốc độ lý tưởng khi chạy đường dài là chậm hơn 30-45 giây so với tốc độ chạy marathon của bạn. Bạn không phải gắng sức quá nhiều, và bạn có thể duy trì được trạng thái thể lực ổn định. Bạn có thể làm thử nghiệm đối thoại để tự đánh giá mức gắng sức của mình.
Xem thêm: Chạy bộ đường dài theo nhịp tim
Đừng chạy nhiều hơn 1 buổi mỗi tuần. Xét cho cùng, đây là bài tập nặng. Sau khi tập nặng bạn cần nghỉ ngơi, cần tập nhẹ nhàng trước và sau đó. Quan điểm này được nhiều huấn luyện viên tán đồng.
Ở chiều kia, có nhiều tranh luận hơn. 3 tuần mới chạy đường dài một lần có phải ít quá không?
Galloway đưa ra một công thức đơn giản: số ngày giữa hai bài tập đường dài tương đương số dặm mà bạn chạy. Nếu bài tập của bạn là 12-15 dặm (18-24 km), bạn có thể nghỉ 2 tuần mà không mất đi sức bền. Nếu bài tập là 18-23 dặm, bạn có thể nghỉ khoảng 3 tuần, với điều kiện bạn vẫn chạy nhẹ nhàng – tối thiểu 30 phút mỗi 2 ngày trong khoảng thời gian nghỉ ngơi đó.
Công thức này cũng có thể áp dụng khi bạn dưỡng sức cho giải chạy marathon. Nếu bài tập chạy đường dài cuối cùng của bạn là 22 dặm, nó cần diễn ra 3 tuần trước giải chạy. Nếu là bài tập 16 dặm, bạn tập chạy 2 tuần trước giải đấu.
Thông thường, bài tập chạy đường dài thường diễn ra vào Chủ nhật – ngày mà mọi người thường rảnh rỗi nhất. Ngoài ra, đa số các giải đấu marathon cũng thường diễn ra vào Chủ nhật, tốt nhất là để cơ thể quen với điều đó. Tuy nhiên, cũng không cần quá cứng nhắc. Paula Radcliffe luôn rất linh động về buổi tập chạy dài của mình.
Người ta thường nghĩ chạy dài thật buồn tẻ. Không phải vậy. Chỉ là bạn cần biết phải làm thế nào – ở đây là chạy cùng những người khác. Tham gia một nhóm chạy và cùng xếp lịch chạy dài mỗi ngày cuối tuần, bạn sẽ thấy thời gian chạy bộ trôi qua nhanh hơn.
Xem thêm: Làm thế nào để duy trì hứng thú chạy bộ
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Xem thêm: Bài tập chạy đường dài […]
[…] đó từng nói “The long run puts the tiger in the cat”, buổi chạy đường dài sẽ biến mèo thành hổ, nó là một thành phần thiết yếu của bất cứ giáo án […]
[…] tập biến tốc là một trong những bài tập quan trọng nhất. Đồng ý là bài chạy đường dài (long run) sẽ biến mèo thành hổ, nhưng chính các bài tập tốc độ vào giữa tuần sẽ […]
[…] nhớ rằng bài chạy đường dài là bài tập quan trọng nhất, nếu chúng ta muốn đạt kết quả tối ưu khi thi […]
[…] biết rằng tập luyện để hoàn thành cự ly marathon đòi hỏi phải chạy dài. Bài tập chạy đường dài là dạng bài tập quan trọng nhất đối với một người chạy marathon. Mặc dù […]
[…] Linh: Với tôi, bài chạy dài 32km+ cuối tuần là bài tập quan trọng nhất. Có thể bỏ bài nào chứ không được bỏ bài chạy […]
[…] lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình hồi phục vào ngày hôm sau những ngày có buổi tập chạy dài hoặc buổi tập tốc độ […]
[…] Bài chạy dài luôn là một thách thức với mỗi người chạy bộ. Chúng ta biết rằng nó quan trọng nhưng không biết phải thực hiện thế nào cho phù hợp. Chạy quá nhanh sẽ dẫn tới chấn thương, còn chạy quá chậm có thể triệt tiêu lợi ích của buổi chạy dài. Đấy là chưa kể thử thách lớn về mặt tinh thần khi phải quăng mình ra đường hàng giờ liên tục. […]
[…] “Món ăn chính”, ở đây là bài tập chạy dài. […]
[…] Bài chạy dài: Đây là bài tập quan trọng nhất, tăng dần quãng đường qua từng tuần. Cự ly chạy dài sẽ tăng từ 6km lên 18km. Sau đó bạn sẽ chạy thẳng lên 21,1km. Tốt nhất là chạy dài vào này Chủ nhật, nhưng cũng có thể chạy thứ Bảy […]
[…] ly 35-38 km. Ông thường không đẩy tốc độ ở bài chạy dài nhưng có thể thực hiện chạy nhanh dần ở 3-5km […]
[…] chạy dài 25- 30km ( pace […]
[…] kết hợp với các bài chạy nhẹ nhàng và chạy dài với tốc độ thấp giúp tránh rủi ro chấn […]
[…] thiếu các bài tập sức bền, tiêu biểu là bài tập chạy dài. Thiếu bài chạy dài là một trong những sai lầm […]