Những Con Đường Dẫn Tới Chấn Thương

Chúng ta đều muốn tránh chấn thương, phải không? Nhưng nếu để ý kỹ, quá nhiều runners đang đi trên các con đường mòn tất yếu dẫn tới cái kết cuối cùng không mong muốn: tự gây ra chấn thương cho bản thân.

Vậy những “con đường mòn” ấy là gì?

1. Trung thành với giáo án tập luyện. TUYỆT ĐỐI

Giáo án tập luyện mà tôi đề ra 2 tháng trước trông giống một file Excel phức tạp, nhưng đó là Đấng tối cao dẫn dắt tôi đến mục tiêu mong muốn. Ngày mai là ngày chạy biến tốc, do vậy dù trời có mưa bão thì tôi vẫn sẽ thực hiện. Tôi sẽ không dời buổi tập qua ngày hôm sau đâu. Giáo án này có vẻ hơi nặng, nhưng tôi đã quyết định và tôi sẽ theo tới cùng. Thành công sẽ chỉ đến với những người bám sát giáo án.

2. Ngày nghỉ chỉ dành cho lũ trẻ

Tôi thích chạy bộ, tôi thích trở nên giỏi hơn. Vậy thì tại sao phải nghỉ một ngày? Tôi biết làm gì vào ngày nghỉ? Mỡ thừa sẽ xuất hiện, và hệ cơ sẽ nhẽo đi, quần jean sẽ chật hơn,… nếu tôi cứ lười biếng như vậy.

Những ngày nghỉ chạy

3. Tập chạy bất cứ khi nào có thể

Vận động viên chuyên nghiệp có ca sáng và ca chiều. Tại sao tôi lại chỉ chạy buổi sáng? Tôi muốn nhanh hơn, khoẻ hơn, thế thì phải chạy thôi. Sáng mai 8 giờ tôi mới phải đến cơ quan, tôi sẽ thức giấc từ 4 giờ để chạy 20km. Giấc ngủ chỉ phí thời gian thôi.  Ai nói rằng người chạy bộ cần ngủ đủ nhỉ? Ngủ đủ không giúp tôi tăng VO2 max. À, mới có 9 rưỡi tối, còn đủ thời gian cho 10 km.

4. Mileage là tất cả

Tôi thích con số thần thoại 100 dặm một tuần. Tôi cần phải đạt được nó. Tuần trước như thế, tuần này sẽ vẫn thế. Tôi vừa xem lại Runkeeper, mới được 95 km thôi. Sáng nay tôi đã chạy dài rồi, nhưng tôi còn đủ sức chạy thêm 5 km nữa trước khi đi ngủ.

Top 20 người chạy nhiều nhất Chay365 trong tuần 

5. Tốc độ là điều quan trọng

Tôi không thích những kẻ chạy chậm. Tôi ghét “easy run” hay “recovery run”. Thật buồn tẻ. Tôi muốn chạy marathon trong 4 giờ, vì vậy bất cứ lúc nào tôi cũng phải chạy ở tốc độ nhanh hơn 6 phút/km. Tôi biết nhiều bạn còn chạy nhanh hơn nữa, thế thì tôi phải chạy nhanh hơn thôi. Tôi muốn đạt thành công trong thời gian ngắn nhất.

6. Tôi không quan tâm đến lời khuyên của bác sỹ. Ông ấy chạy chậm hơn tôi

Bác sỹ bảo rằng tôi nên nghỉ đến khi hết hẳn đau đầu gối. Thật ngốc nghếch. Tôi sẽ phải quen với sự đau đớn. Tôi sẽ chạy và đến một lúc nào đó, cơ thể sẽ tự thích nghi. Tôi hiểu bản thân hơn ai hết. Tôi đã biết nhiều người cứ chạy liên tục mà có bị chấn thương đâu. Thành tích của tôi trong giải marathon sắp tới có nhiều ý nghĩa hơn là cái đầu gối vớ vẩn này.

7. Giảm cân, giảm cân, giảm cân

Mỗi kg giảm đi sẽ cải thiện vài giây tốc độ. Nhiều người nói giảm cân nhanh quá sẽ làm mất cân bằng nội tiết và khiến chúng ta khó hồi phục sau vận động nặng. Thế họ có nhìn những elite người Kenya không? Những người Kenya ấy thật gày gò và có lợi thế tuyệt đối trong các cuộc đua. Tôi vẫn cảm thấy khoẻ. Tôi ổn. Như thế này vẫn còn béo quá!

Chạy bộ và giảm cân

8. Các bài tập bổ trợ chỉ phí thời gian

Tôi cần chạy nhiều hơn nữa. Tôi không nghĩ việc đạp xe hay tập bổ trợ chéo lại có tác dụng đối với chạy bộ. Chỉ những giọt mồ hôi trên đường chạy mới giúp tôi nhanh hơn, bền bỉ hơn.

Xem thêm: Tập bổ trợ chéo

9. Luôn luôn căng thẳng và tập trung

Nhiều người chạy rất thư giãn. Tôi nghĩ họ quá dễ dãi. Tôi không đi tìm sự vui thú trong tập luyện. Sự chuyên chú là chìa khoá để đạt kết quả cao.

10. Cứng đầu

Bắt buộc. Cứng đầu. Lì lợm. Luôn luôn. Mọi lúc, mọi thời điểm, mọi ngày.

Lời kết: Trong bất cứ công việc này, điều quan trọng nhất là phải giữ được sự cân bằng. Với chạy bộ, khi muốn thách thức các giới hạn của bản thân, chúng ta cần biết đi trên làn ranh mong manh của sự nỗ lực và nghỉ ngơi. Chúc mọi người tận hưởng được niềm vui chạy bộ và chạy tốt hơn mỗi ngày.

Tham khảo: 10 sai lầm thường gặp khi tập marathon

About the Author Đinh Linh

Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25

  • […] các coach có bằng cấp. Nhóm chạy còn giúp bạn các tip về dinh dưỡng, hạn chế chấn thương, giãn cơ và luyện tập tăng sức. Nhiều câu lạc bộ còn có các buổi seminar […]

  • […] Xem thêm: Làm thế nào để bị chấn thương khi chạy bộ […]

  • […] Một quy tắc vàng của luyện tập, đó là bạn phải tránh chấn thương. Nguy cơ chấn thương ở một môn thể thao đơn giản như chạy bộ thấp hơn các môn chơi khác như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đạp xe,… Tuy nhiên, người mới chạy hay gặp sai lầm chạy quá nhanh, quá sớm, quá nhiều. Đó là con đường ngắn nhất dẫn tới chấn thương. […]

  • […] ra tốc độ cố định dễ dẫn tới chấn thương do nỗ lực chạy quá […]

  • […] chất, tập chạy quá sức không phải là chấn thương. Bạn sẽ không cảm thấy đau. Không có bộ […]

  • […] gia tăng cường độ tập luyện quá […]

  • […] khiến runner muốn tập theo MAF, có người bị dính chấn thương vì chạy quá nhanh trong luyện tập, có người […]

  • >
    25 Shares