Mục lục
Viêm cân gan chân (Plantar Fasciitis) là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau gót chân ở người chạy bộ. Mặc dù các hiểu biết hiện nay cho thấy quá trình viêm không đóng vai trò chính trong bệnh lý này – do đó thuật ngữ y học chính xác hơn sẽ là “Plantar Fasciosis”, tổn thương cân gan chân do thoái hoá hoại tử – nhiều tài liệu vẫn dùng tên gọi “Plantar Fasciitis”. Xét cho cùng, giai đoạn đầu của bệnh vẫn có phản ứng viêm, và các thuốc chống viêm giảm đau cũng có đôi chút tác dụng.
Đối với người chạy bộ, có lẽ tên gọi thế nào chẳng quan trọng lắm. Điều chúng ta cần hiểu là tại sao là bị chấn thương này, cách phòng tránh cũng như điều trị.
Hầu hết các trường hợp viêm cân gan chân đều hồi phục theo thời gian và áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn thích hợp.
Xem thêm: 5 loại chấn thương bàn chân thường gặp khi chạy bộ
Cân gan chân, hay mạc gan chân (Plantar fascia), là một dải mô liên kết dạng sợi dày bắt nguồn từ lồi củ xương gót và mặt trước của xương gót chân. Từ đó, cân kéo dài dọc theo lòng bàn chân trước khi bám vào xương ngón chân và hỗ trợ lòng bàn chân.
Bản chất của bệnh lý là những vết rách vi thể ở cân gan chân, dẫn đến phân huỷ mô sợi, collagen, do đó phá vỡ cấu trúc của cân gan chân. Gan chân chịu áp lực lớn trong quá trình đứng, đi bộ, và chạy bộ, những áp lực lên bó cơ sẽ góp phần vào sự tiến triển của bệnh.
Viêm cân gan chân hay gặp ở những trường hợp sau:
Đau gót chân thường một bên (70% trường hợp). Áp lực của cơ thể xuống gót chân sau thời gian dài nghỉ ngơi làm trầm trọng thêm tình trạng đau. Do vậy, các triệu chứng dữ dội nhất trong những bước đầu tiên sau khi ra khỏi giường hoặc sau khi ngồi lâu. Các triệu chứng thường giảm đi khi tiếp tục vận động.
Người chạy bộ thường không đau trong lúc chạy mà là sau khi chạy. Vì lẽ đó, nhiều người vẫn tiếp tục chạy bộ bất chấp tình trạng đau gót chân, chấp nhận “sống chung với lũ”. Tuy thế, các biến chứng trầm trọng – như đứt cân gan chân – có thể xảy ra nếu gan chân vẫn tiếp tục chịu lực tác động nặng.
Thông thường không cần chụp XQ hay siêu âm. Có thể chụp XQ để loại trừ nguyên nhân khác gây đau chân, như rạn xương hay gai xương gót. Siêu âm hoặc chụp MRI có thể thấy cân gan chân dày lên.
Khoảng 90% các trường hợp viêm cân gan chân cải thiện trong vòng sáu tháng đến một năm. Với nhiều người đam mê chạy bộ, quãng thời gian sáu tháng không chạy là một thử thách tinh thần không nhỏ. Sở dĩ bệnh này cần nhiều thời gian hồi phục hơn các chấn thương cơ khác là vì cơ có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, trong khi cân gan chân thì không. Đây chỉ là một dải xơ không có động mạch.
Nghỉ ngơi hoàn toàn giúp giảm áp lực lên cân gan chân. Đây có lẽ là biện pháp điều trị quan trọng nhất.
Có thể dùng bóng mat-xa, bóng golf, hoặc súng mat-xa. Kết hợp chườm nóng hoặc chườm đá.
Thực hiện giãn cơ bắp chân, gân Achilles, cân gan chân. Đứng chống tay vào tương, kéo căng chân bị đau. Hai bàn chân thẳng trên mặt đất. Duy trì tư thế này trong 10-20 giây.
Biện pháp này giúp giảm áp lực lên bắp chân và tăng cường máu lưu thông tới vùng chân đau. Có thể dùng dây cao su, hoặc đơn giản là dùng khăn tắm.
Gần đây, có bằng chứng ủng hộ việc sử dụng nẹp ban đêm trong vòng 1-3 tháng để giảm đau do viêm cân gan chân. Các thanh nẹp ban đêm được thiết kế để kéo căng bắp chân và cơ bắp chân một cách thụ động trong khi ngủ.
Cắt cân gan chân là một phương pháp điều trị phẫu thuật và là biện pháp cuối cùng cho những cơn đau do viêm cân gan chân khó chữa. Nếu bệnh viêm cân gan chân không khỏi sau sáu tháng điều trị bảo tồn, thì thủ thuật này được coi là biện pháp cuối cùng.
Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài (Long Distance Runners, LDR) Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:41:25
Session expired
Please log in again. The login page will open in a new tab. After logging in you can close it and return to this page.
[…] Tại sao các chân chạy chưa bị hỏng gối? Viêm Cân Gan Chân Chấn thương đầu gối khi chạy bộ Chính […]
[…] bị viêm cân gan chân (PF) phải nghỉ chạy trong 9 tháng. Trong 9 tháng đó, […]
[…] Năm ngoái, tôi đã chạy từ 80 đến 110 km mỗi tuần để luyện tập cho việc chạy đường mòn. Nhưng năm nay, tôi đã rất nỗ lực để có thời gian hoàn thành 60 km mỗi tuần đều đặn. Khi chúng tôi ở trong bệnh viện, tôi không có thời gian để làm việc này [chạy bộ]. Và thật lòng mà nói, ngay tại vạch xuất phát của cuộc thi, cả hai chân của tôi đều bị viêm cân gan chân. […]